Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát
Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với các trường hợp sau đây:
- Người đi bộ
- Xe đạp chuyển động trên đường
- Xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray
Trả lời:
- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với người đi bộ:
+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi bộ có thể đi lại được trên đường không bị trơn trượt, ngã:

+ Có hại: Lực ma sát làm người đi bộ đi lại trên đường bị mòn đế giày dép.

- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe đạp chuyển động trên đường:
+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi xe đạp có thể đi lại được trên đường không bị trượt, đổ.

+ Có hại: Lực ma sát làm người đi xe đạp đi lại trên đường bị mòn lốp xe.

- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray.
+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà tàu hỏa có thể chạy và không bị trượt khỏi đường ray.

+ Có hại: Lực ma sát làm mòn bánh xe tàu hỏa

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác: