Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
giúp học sinh lớp 6 dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 14.
Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống
Video Giải KHTN 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Mở đầu trang 84 KHTN lớp 6: Kể tên các sinh vật có ở địa phương em.
Trả lời:
Các em có thể kể các sinh vật sống ở quanh em, ví dụ:
- Vật nuôi trong nhà: chó, mèo, chuột lang, cá cảnh…
- Sinh vật sống tự do: chim bồ câu, chim sẻ, muỗi, kiến,…
- Các loài thực vật được trồng bên đường: cây bàng, cây phượng, cây hoa sữa,…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 84 KHTN lớp 6: Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi hơn để giúp nghiên cứu các sinh vật một cách dễ dàng và có hệ thống.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hãy quan sát hình 14.4 và kể tên các sinh vật mà em biết
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 85 KHTN lớp 6: Hãy quan sát hình 14.4 và kể tên các sinh vật mà em biết trong mỗi giới theo gợi ý trong bảng 14.1.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Quan sát hình 14.5 và cho biết các bậc phân loại của thế giới sống
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 86 KHTN lớp 6:
1. Quan sát hình 14.5 và cho biết các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao.
2. Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa ly và con hổ Đông Dương.
Trả lời:
1. Các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao là:
Loài → Chi (Giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
2. Các bậc phân loại của:
- Hoa ly:
+ Loài: Hoa ly
+ Chi: Loa kèn
+ Họ: Bách hợp
+ Bộ: Hành
+ Lớp: Một lá mầm
+ Ngành: Hạt kín
+ Giới: Thực vật
- Hổ Đông Dương:
+ Loài: Hổ Đông Dương
+ Giống: Báo
+ Họ: Mèo
+ Bộ: Ăn thịt
+ Lớp: Động vật có vú (thú)
+ Ngành: Dây sống
+ Giới: Động vật
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tra cứu tài liệu về bậc phân loại từ thấp đến cao của một sinh vật mà em yêu thích
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Tìm hiểu thêm 1 trang 86 KHTN lớp 6: Tra cứu tài liệu về bậc phân loại từ thấp đến cao của một sinh vật mà em yêu thích.
Trả lời:
Bậc phân loại từ thấp đến cao của một sinh vật mà em yêu thích:
- Loài: Mèo cát
- Giống: Mèo
- Họ: Mèo
- Bộ: Ăn thịt
- Lớp: Động vật có vú (Thú)
- Ngành: Dây sống
- Giới: Động vật
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Làm bộ sưu tập ảnh về sự đa dạng loài theo môi trường sống của sinh vật nơi em sống
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Tìm hiểu thêm 2 trang 86 KHTN lớp 6: Làm bộ sưu tập ảnh về sự đa dạng loài theo môi trường sống của sinh vật nơi em sống.
Trả lời:
- Môi trường nước:
- Môi trường cạn:
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Kể tên một số loài mà em biết
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 86 KHTN lớp 6: Kể tên một số loài mà em biết:
Trả lời:
- Các loài em có thể biết như: cá chép, cá vàng, chó, mèo, tôm, cua, muỗi, kiến, ong, chim bồ câu, gà, vịt, hoa hồng, hoa mai, súp lơ, bắp cải…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Luyện tập trang 87 KHTN lớp 6: Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau theo gợi ý trong bảng 14.2
Trả lời:
Môi trường sống
Tên sinh vật
Mức độ đa dạng số lượng loài
Rừng nhiệt đới
Hươu, nai, khỉ, ếch…
Độ đa dạng cao
Sa mạc
Xương rồng, rắn, bọ cạp
Độ đa dạng thấp
Biển
San hô, cá, tôm,…
Độ đa dạng loài cao
Khí hậu lạnh
Hải cẩu, chim cánh cụt,...
Độ đa dạng thấp
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Vận dụng 1 trang 87 KHTN lớp 6: Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao…) và lấy ví dụ về các sinh vật sống trong môi trường đó.
Trả lời:
Môi trường
Sinh vật
Trong đất
Giun, dế, bọ cạp…
Ao, hồ
Cá, tôm, cua, ốc…
Trên mặt đất
Chó, mèo, lợn, gà, vịt, ngan…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau và địa phương
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Vận dụng 2 trang 87 KHTN lớp 6: Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau và địa phương khác nhau mà em biết.
Trả lời:
Tên sinh vật
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Quả roi
Quả roi
Quả roi
Quả mận
Cá quả
Cá quả
Cá tràu
Cá lóc
Quả quất
Quả quất
Quả quất
Trái tắc
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hãy tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Tìm hiểu thêm 3 trang 88 KHTN lớp 6: Hãy tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích.
Trả lời:
- Cây hoa sữa: Alstonia scholaris
- Cây bạch quả: Ginkgo biloba
- Cây đào: Prunus persica
- Chim cánh cụt Hoàng đế: Aptenodytes forsteri
- Mèo cát: Felis margarita
- Cá voi trắng: Delphinapterus leucas
Phần tìm hiểu thêm
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hình sau mô tả ba động vật: chuồn chuồn, dơi và đại bàng. Chúng đều có cánh
Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống
Tìm hiểu thêm 4 trang 88 KHTN lớp 6: Hình sau mô tả ba động vật: chuồn chuồn, dơi và đại bàng. Chúng đều có cánh và biết bay nhưng chúng lại được xếp vào 3 lớp động vật khác nhau. Em hãy tìm hiểu đó là những lớp động vật nào?
Trả lời:
- Chuồn chuồn thuộc lớp Côn trùng
- Dơi thuộc lớp Thú
- Đại bàng thuộc lớp Chim
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách bài tập KHTN 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống
Sách bài tập KHTN 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 6.
VBT KHTN 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống
Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 6 Bài 14.
Giải VBT KHTN 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật...
Xem thêm các bài giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống
Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 14: Phân loại thế giới sống
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6
giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
I. Vì sao cần phân loại thế giới sống?
- Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.
II. Thế giới sống được phân loại thành các giới
- Thế giới sông được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, THực vật, Động vật.
III. Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật
- Theo ước tính có khoảng trên 10 triệu loài sinh vật trên Trái Đất.
- Môi trường sống của sinh vật rất đa dạng như: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất hoặc môi trường sinh vật.
- Môi trường sống của sinh vật có thể là nơi có khí hậu khô, nóng hoặc nơi có khí hậu lạnh,…
IV. Sinh vật được gọi tên như thế nào?
- Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên là tên địa phương và tên khoa học
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều Bài 14 (có đáp án): Phân loại thế giới sống
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 14 (có đáp án): Phân loại thế giới sống
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ
sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm và biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.
Câu 1: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Đáp án: C
Việc phân loại thế giới sống không giúp ta thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Câu 2: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Đáp án: A
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới. Cụ thể là: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 3: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Động vật, Thực vật, Nấm
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
Đáp án: D
Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm 5 giới là: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?
(1) Cấu trúc tế bào
(2) Cấu tạo cơ thể
(3) Đặc điểm sinh sản
(4) Kiểu dinh dưỡng
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
A. (1), (2), (3), (5) B. (2), (3), (4), (5)
C. (1), (2), (3), (4) C. (1), (3), (4), (5)
Đáp án: D
Người ta không sử dụng vai trò trong tự nhiên và thực tiễn của động vật để phân chia các giới sinh vật.
Câu 5: Tên khoa học của các loài được hiểu là?
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)
Đáp án: B
Tên khoa học của loài gồm hai phần chính là tên chi (giống) đứng trước và tên loài đứng sau. Ngoài ra còn có thể đi kèm tên tác giả và năm công bố.
Câu 6: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?
A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển
C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi
Đáp án: C
Thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi không được xếp vào nhóm thực vật.
Câu 7: Cho hình ảnh sau:
Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
A. Tên khoa học B. Tên địa phương
C. Tên dân gian D. Tên phổ thông
Đáp án: A
- Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.
- Tên khoa học của cá quả (cá lóc đồng) là: Channa striata
Câu 8: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?
A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật
Đáp án: A
Giới khởi sinh gồm các sinh vật đơn bào, nhân sơ nên vi khuẩn lam thuộc giới Khởi sinh.
Câu 9: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật
Đáp án: D
Thực vật là các sinh vật đa bào nhân thực và có khả năng tự dưỡng.
Câu 10: Môi trường sống nào dưới đây có độ đa dạng loài thấp?
A. Hoang mạc B. Nước mặn
C. Rừng rậm D. Nước ngọt
Đáp án: A
Hoang mạc là nơi có khí hậu khô, nóng; độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao nên có sự đa dạng về số lượng loài thấp.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: