Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
giúp học sinh lớp 6 dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 15.
Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 15: Khóa lưỡng phân
Video Giải KHTN 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Em hãy giúp hai bạn ở hình 15.1 phân chia các loại đồ vật thành từng nhóm
Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân
Mở đầu trang 89 KHTN lớp 6: Em hãy giúp hai bạn ở hình 15.1 phân chia các loại đồ vật thành từng nhóm theo màu sắc và hình dạng.
Trả lời:
Nhóm
Đặc điểm
1
2
3
Màu sắc
Màu đỏ
Màu xanh lá
Màu vàng
Hình dạng
Hình tròn
Hình vuông
Hình tam giác
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Những đặc điểm nào của sinh vật đã được sử dụng để phân loại động vật
Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân
Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 90 KHTN lớp 6: Những đặc điểm nào của sinh vật đã được sử dụng để phân loại động vật trong khóa lưỡng phân trên?
Trả lời:
Đặc điểm được sử dụng để phân loại động vật theo khóa lưỡng phân trên là:
- Môi trường sống
- Đặc điểm tai
- Khả năng sủa
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hãy hoàn thiện khóa lưỡng phân bảng 15.2 để xác định tên mỗi loài cây
Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân
Luyện tập trang 90 KHTN lớp 6: Hãy hoàn thiện khóa lưỡng phân (bảng 15.2 để xác định tên mỗi loài cây, dựa vào đặc điểm lá cây trong hình 15.3.
Trả lời:
Các bước
Đặc điểm
Tên cây
1a
1b
Lá không xẻ thành nhiều thùy
Lá bèo nhật bản, lá cây ô rô
Lá xẻ thành nhiều thùy hoặc lá xẻ thành nhiều lá con
Lá cây sắn, lá cây hoa hồng
2a
2b
Lá có mép lá nhẵn
Lá bèo nhật bản
Lá có mép răng cưa
Lá cây ô rô
3a
3b
Lá xẻ thành nhiều thùy, các thùy xẻ sâu
Lá cây sắn
Lá xẻ thành nhiều thùy là những lá con, xếp dọc hai bên cuốn lá
Lá cây hoa hồng
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xây dựng khóa lưỡng phân một số loại cây có trong vườn trường
Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân
Câu hỏi trang 91 KHTN lớp 6: Xây dựng khóa lưỡng phân một số loại cây có trong vườn trường (hoặc công viên)
Trả lời:
- Các cây được chọn: Cây bàng, cây phượng vĩ, cây tóc tiên, cây mười giờ
- Sơ đồ phân loại:
- Khóa lưỡng phân đùng để phân loại cây:
Các bước
Đặc điểm
Tên cây
1a
1b
Cây thân gỗ
Cây bàng, cây phượng vĩ
Cây thân thảo
Cây tóc tiên, cây mười giờ
2a
2b
Cây lá đơn
Cây bàng
Cây lá kép
Cây phượng vĩ
3a
3b
Cây lá mọng nước
Cây mười giờ
Lá cây hình dải dài
Cây tóc tiên
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách bài tập KHTN 6 Cánh diều Bài 15: Khóa lưỡng phân
Sách bài tập KHTN 6 Cánh diều Bài 15: Khóa lưỡng phân
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 6.
VBT KHTN 6 Cánh diều Bài 15: Khóa lưỡng phân
Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 6 Bài 15.
Giải VBT KHTN 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật…
Xem thêm các bài giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 15: Khóa lưỡng phân
Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 15: Khóa lưỡng phân
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6
giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
I. Sử dụng khóa lưỡng phân trong phân loại sinh vật
- Khóa lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm, dựa trên sự giống hoặc khác nhau ở mỗi đặc điểm của sinh vật.
II. Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
Xây dựng cây phân loại và khóa lưỡng phân một số cây có trong vườn trường hoặc công viên
Chuẩn bị
- Giấy, bút và kính lúp cầm tay
Tiến hành
Nhận biết các cây trong vườn
- Lập danh sách các cây có trong vườn (nên chọn ít nhất bốn cây)
- Phân chia các cây có cùng đặc điểm giống nhau thành từng nhóm
Xây dựng cây phân loại
- Dựa vào các đặc điểm giống nhau, phân chia các cây thành nhóm theo gợi ý trong hình 15.4.
Xây dựng khóa lưỡng phân
- Dựa trên cây phân loại, xây dựng khóa lưỡng phân theo gợi ý trong bảng 15.3.
Báo cáo kết quả
- Hoàn thành báo cáo theo yêu cầu
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Khóa lưỡng phân
Với 5 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ
sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm và biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.
Câu 1: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Đáp án: A
Khi xây dựng khóa lưỡng phân cần xác định đặc điểm đối lập của các nhóm thực vật nếu không sẽ bị rối khi phân chia.
Câu 2: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?
A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Đáp án: C
Người ta sẽ chỉ dừng sử dụng khóa lưỡng phân khi đã phân loại được triệt để các loài sinh vật.
Câu 3: Cho các đặc điểm sau:
(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm
(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập
(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài
(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)
(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài
Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?
A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4)
C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4)
Câu 4: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?
A. Có lông vũ và không có lông vũ B. Có mỏ và không có mỏ
C. Có cánh và không có cánh D. Biết bay và không biết bay
Đáp án: D
- Chim gõ kiến và chim đà điểu có các đặc điểm giống nhau là: có lông vũ, có mỏ và có cánh.
- Điểm khác nhau (đối lập) của hai loài chim này là chim gõ kiến biết bay còn đà điểu không biết bay.
Câu 5: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5) B. (2), (5), (6)
C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (5)
Đáp án: C
Các đặc điểm (4), (5), (6) không phải là đặc điểm phân loại vì:
(4) Sai vì cả 4 loài trên đều có thể hô hấp bằng phổi
(5) Sai vì cả 4 loài trên đều có thể sống trên cạn
(6) Sai vì cá 4 loài trên đều phân tính
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: