Giải Khoa học tự nhiên 6 | No tags
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 92 KHTN lớp 6: Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh?
Trả lời:
- Chúng ta cần tiêm phòng bệnh vì:
+ Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại.
+ Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 92 KHTN lớp 6: Quan sát hình 16.1 và cho biết hình dạng của các virus (theo bảng 16.1)
Trả lời:
Tên hình |
Hình que |
Hình cầu |
Hình đa diện |
Hình a |
✔ |
|
|
Hình b |
|
|
✔ |
Hình c |
|
✔ |
|
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 94 KHTN lớp 6: Kể tên những bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật.
Trả lời:
Các bệnh do virus gây ra là:
- Ở người: bệnh cúm, bệnh đậu mùa, quai bị, viêm gan B, sởi, HIV/AIDS,…
- Ở động vật: bệnh cúm gia cầm, cúm lợn, bệnh dại…
- Ở thực vật: virus gây khảm lá thuốc lá…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 94 KHTN lớp 6: Quan sát hình 16.8 và nêu các thành phần cấu tạo của một vi khuẩn.
Trả lời:
Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần sau:
- Thành tế bào
- Màng tế bào
- Tế bào chất
- Vùng nhân
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 94 KHTN lớp 6: Quan sát hình 16.9 và nêu các hình dạng khác nhau của vi khuẩn.
Trả lời:
Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như: Hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình sợi...
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 95 KHTN lớp 6: So sánh sự khác nhau về cấu tạo của virus và vi khuẩn theo gợi ý trong bảng 16.2.
Trả lời:
Đặc điểm |
Virus |
Vi khuẩn |
Thành tế bào |
|
✔ |
Màng tế bào |
|
✔ |
Tế bào chất |
|
✔ |
Vùng nhân |
|
✔ |
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 95 KHTN lớp 6: Xem hình ảnh hoặc video về các vi khuẩn và vẽ hình dạng của vi khuẩn đó.
Trả lời:
- Vi khuẩn lactic:
- Vi khuẩn HP:
- Tụ cầu khuẩn vàng:
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 1 trang 96 KHTN lớp 6: Kể tên một số cách bảo quản thức ăn tránh bị hư hỏng do vi khuẩn gây ra ở gia đình em.
Trả lời:
Một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình là:
- Bỏ thực phẩm vào tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
- Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
- Sấy khô: Biện pháp này giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm → hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
- Làm mứt: Biện pháp này sử dụng lượng đường cao để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 2 trang 96 KHTN lớp 6: Lấy ví dụ về vai trò và tác hại của vi khuẩn đối với người, sinh vật
Trả lời:
- Ví dụ về một số lợi ích của vi khuẩn:
+ Tham gia phân hủy chất thải và xác sinh vật. Ví dụ: Sử dụng vi sinh vật làm phân bón vi sinh giúp cải tạo đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh; sử dụng vi khuẩn trong xử lí rác thải;…
+ Cố định và làm giàu đạm cho đất. Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sống cộng sinh giữa rễ cây họ Đậu giúp biến đổi nitrogen trong không khí thành đạm mà cây có thể hấp thụ được;…
+ Dùng để chế biến thực phẩm. Ví dụ: làm sữa chua, làm dưa muối,…
+ Một số vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
- Ví dụ về một số tác hại của vi khuẩn:
+ Kí sinh gây bệnh cho con người. Ví dụ: bệnh lao, tiêu chảy, uốn ván,…
+ Gây thối hỏng lương thực, thực phẩm. Ví dụ: thức ăn, cơm để ngoài dễ bị ôi thiu,…
+ Vi khuẩn gây bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Ví dụ: bệnh héo vi khuẩn, đốm lá, cháy lá, u sưng và loét,…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 2 trang 96 KHTN lớp 6: Lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại cho sinh vật và con người.
Trả lời:
- Vi khuẩn có ích:
+ Vi khuẩn cố định nito trong rễ cây họ đậu
+ Vi khuẩn lên men lactic
+ Vi khuẩn lên men etylic
- Vi khuẩn có hại:
+ Vi khuẩn gây bệnh viêm da ở người
+ Vi khuẩn gây bệnh bạc lá ở lúa
+ Vi khuẩn gây bệnh lao ở người
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tìm hiểu thêm 1 trang 96 KHTN lớp 6: Hãy cho biết vì sao người ta hay trồng xen cây họ Đậu với các cây trồng khác?
Trả lời:
Vì rễ các cây họ đậu có vi khuẩn cộng sinh cố định nito thành phân đạm tự nhiên nên người ta trồng xen cây họ đậu với các cây khác để tăng năng suất và giảm lượng phân bón.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hình thành kiến thức, kĩ năng 7 trang 97 KHTN lớp 6: Kể tên một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên.
Trả lời:
Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà có biện pháp phòng chống riêng. Một số biện pháp chung phòng chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra:
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các vật chủ trung gian truyền bệnh.
- Tập thể dục nâng cao sức khỏe
- Giữ vệ sinh thân thể
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh
- Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng: Tùy thuộc vào con đường lây truyền của mỗi loại bệnh mà có các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng động khác nhau (ví dụ bệnh lây qua đường hô hấp thì cần đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người,…).
- Đối với bệnh do vi khuẩn gây ra, cần sử dụng thuốc kháng sinh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tiêm vaccine phòng bệnh: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus gây ra. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu. Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen” trước với mầm bệnh và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 3 trang 97 KHTN lớp 6: Tìm hiểu, trao đổi với các bạn về những biện pháp mà gia đình và địa phương em đã thực hiện để phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên đối với con người, cây trồng và vật nuôi.
Trả lời:
- Đối với con người và vật nuôi:
+ Vệ sinh chỗ ở và môi trường xung quanh
+ Tiêm phòng bệnh
- Đối với thực vật:
+ Phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng
+ Tạo giống cây sạch bệnh
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hình thành kiến thức, kĩ năng 8 trang 98 KHTN lớp 6:
1. Em cần làm gì để tránh bị bệnh cúm, bệnh quai bị?
2. Em có biết mình đã được tiêm vaccine phòng bệnh gì và khi nào không?
Trả lời:
1. Một số biện pháp để tránh bị bệnh cúm, bệnh quai bị:
- Có thể tiêm vaccine để phòng tránh bị bệnh cúm, bệnh quai bị.
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng.
- Tránh cho tiếp xúc với người bệnh.
- Cho đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện.
2. Đa số trẻ em Việt Nam đã được tiêm phòng các loại vaccine như: vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine viêm gan B, vaccine bại liệt, ho gà, uốn ván,… vào giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tìm hiểu thêm 2 trang 98 KHTN lớp 6: Em hãy tìm hiểu và kể tên các bệnh phổ biến cần tiêm chủng cho trẻ em nước ta hiện nay.
Trả lời:
Các bệnh phổ biến cần tiêm chủng cho trẻ em nước ta hiện nay là: viêm não Nhật Bản, sởi, rubella, uốn ván, ho gà, bại liệt, cúm, viêm phổi, bạch hầu, viêm màng não, viêm gan A,…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 4 trang 98 KHTN lớp 6: Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
- Phải chọn đúng loại, đúng liều kháng sinh.
- Phải dùng kháng sinh đủ thời gian: Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.
→ Vậy khi dùng kháng sinh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc kháng sinh để tránh hiện tượng nhờn thuốc, khó điều trị hơn.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Virus và vi khuẩn sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 6.
Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Virus và vi khuẩn sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 6 Bài 16.
Nội dung đang được cập nhật…
Xem thêm các bài giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Virus và vi khuẩn hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
I. Virus
1. Hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus
- Virus là dạng sống có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được.
- Virus có nhiều hình dạng khác nhau như hình que, hình cầu, hình đa diện,…
- Virus chưa có cấu tạo tế bào:
+ Không có màng tế bào, tế bào chất và nhân
+ Chỉ có chất di truyền nằm ở giữa và lớp vỏ protein bao bọc bên ngoài
2. Một số bệnh do virus gây nên ở người và sinh vật
- Virus được coi là tác nhân gây bệnh cho thực vật, động vật và con người do chúng có khả năng “sinh sản” và lan truyền rất nhanh từ tế bào này sang tế bào khác.
II. Vi khuẩn
1. Hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn
- Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào rất nhỏ bé, có kích thước khoảng 0,5 – 10 µm
- Tế bào vi khuẩn có cấu tạo đơn giản nhưng rất đa dạng về hình dạng
- Vi khuẩn có ở cả trong không khí, trong đất, trong nước và trong cơ thể sinh vật
2. Vai trò của vi khuẩn
- Vi khuẩn được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như làm sữ chua, dưa chua, nước tương…
- Vi khuẩn còn có vai trò trong nông nghiệp như làm phân bón vi sinh…
3. Tác hại của vi khuẩn
- Vi khuẩn làm hòng thức ăn
- Vi khuẩn gây bệnh cho con người và sinh vật
III. Phòng bệnh do virus và vi khuẩn gây nên
1. Phòng bệnh
- Đối với con người:
- Đối với thực vật:
+ Phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng
+ Tạo giống cây sạch bệnh
2. Sử dụng vaccine ngăn ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên
- Tiêm vaccine là biện pháp phòng các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên.
- Tuy nhiên hiện nay một số bệnh do virus gây nên vẫn chưa có vaccine và phương pháp điều trị hiệu quả nên cần tuân thủ nghiêm các yêu cầu phòng chống bệnh.
3. Sử dụng thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn gây bệnh
- Kháng sinh được chiết xuất từ các vi khuẩn hoặc nấm có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn ở người và sinh vật.
- Thuốc kháng sinh có thể điều trị được nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra tuy nhiên cần phải tuân thủ lời dặn của bác sĩ khi sử dụng.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Virus và vi khuẩn có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm và biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.
Câu 1: Vật chất di truyền của một virus là?
A. ARN và ADN
B. ARN và gai glycoprotein
C. ADN hoặc gai glycoprotein
D. ADN hoặc ARN
Câu 2: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi
B. Tả, sởi, viêm gan A
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da
Câu 3: Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 5: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinhh cho người nhiễm vi khuẩn:
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.
(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.
Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (5)
C. (2), (3), (4), (5) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 6: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?
A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.
Câu 7: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:
A. Có kích thước hiển vi
B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ
C. Chưa có cấu tạo tế bào
D. Có hình dạng không cố định
Câu 8: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.
A. Kính lúp B. Kính hiển vi
C. Kính soi nổi D. Kính viễn vọng
Câu 9: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh kiết lị B. Bệnh tiêu chảy
C. Bệnh vàng da D. Bệnh đậu mùa
Câu 10: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?
A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian
B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm
C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm
D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: