Giải Khoa học tự nhiên 6 | No tags
Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 142 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 142 KHTN lớp 6: Lực nào làm khối gỗ trên hình 28.1 dừng lại?
Trả lời:
Lực ma sát làm cho khối gỗ trên hình 28.1 dừng lại.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 142 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 142 KHTN lớp 6: Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát trượt trong khoa học và đời sống?
Trả lời:
- Một người đang trượt tuyết
- Em bé chơi cầu trượt
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Tìm hiểu thêm 1 trang 142 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Tìm hiểu thêm 1 trang 142 KHTN lớp 6: Khi gặp trường hợp khẩn cấp, người đi xe đạp bóp mạnh phanh. Lúc này bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường. Khi đó, giữa bánh xe và mặt đường có lực ma sát trượt không?
Trả lời:
Khi đó, giữa bánh xe và mặt đường có xuất hiện lực ma sát trượt. Khi ta bóp mạnh phanh trong trường hợp khẩn cấp, má phanh có thể giữ chặt vành bánh xe khiến bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát trượt giữa bánh xe với mặt đường. Lực ma sát trượt giúp xe nhanh chóng chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 143 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 143 KHTN lớp 6: Vì sao trong thí nghiệm này, dù có lực kéo nhưng khối gỗ vẫn đứng yên?
Trả lời:
Vì trong thí nghiệm đã xuất hiện lực ma sát nghỉ, lực kéo chưa thắng được lực ma sát nghỉ nên khối gỗ vẫn đứng yên.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 143 KHTN lớp 6: Hãy tưởng tượng em đẩy một hộp nặng trượt trên sàn nhà. Ban đầu, khi hộp đứng yên, em cần đẩy mạnh để hộp chuyển động. Khi hộp đã bắt đầu chuyển động, em có thể đẩy nhẹ hơn mà hộp vẫn chuyển động. Em hãy giải thích vì sao lại như vậy?
Trả lời:
- Ban đầu, khi hộp đứng yên, em cần đẩy mạnh để hộp chuyển động: vì trong trường hợp này xuất hiện lực ma sát nghỉ, ta cần tác dụng một lực lớn để thắng lực ma sát nghỉ cực đại.
- Khi hộp đã bắt đầu chuyển động, trong trường hợp này xuất hiện lực ma sát trượt, mà lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát nghỉ nên em có thể đẩy nhẹ hơn mà hộp vẫn chuyển động.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 143 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 143 KHTN lớp 6: Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong cuộc sống xung quanh em?
Trả lời:
- Lực ma sát nghỉ giúp chúng ta có thể cầm nắm được các đồ vật.
- Lực ma sát nghỉ giúp các xe cộ có thể đứng yên ở những chỗ dốc.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Luyện tập trang 143 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Luyện tập trang 143 KHTN lớp 6: Nếu lực ma sát rất nhỏ thì có thể xảy ra hiện tượng gì đối với việc viết bảng.
Trả lời:
Nếu lực ma sát rất nhỏ thì khi ta ghi lên bảng sẽ bị trơn trượt và phấn không dính ở trên bảng. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 144 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 144 KHTN lớp 6: Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động?
Trả lời:
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng hàng khi ta muốn đẩy thùng, cách khắc phục là dùng xe lăn để giảm lực ma sát.
- Lực ma sát cản trở chuyển động của cần kéo nhị vào dây cung, cách khắc phục là phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Tìm hiểu thêm 2 trang 145 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Tìm hiểu thêm 2 trang 145 KHTN lớp 6: Hãy vẽ phác thảo bàn chân đẩy vào mặt đất theo hình 28.5 Vẽ một mũi tên biểu diễn lực ma sát giúp bàn chân không bị trượt.
Trả lời:
- Vectơ lực do chân tác dụng lên mặt đất.
- Vectơ lực do đất tác dụng lên chân giúp bàn chân không bị trượt mà còn thúc đẩy chuyển động.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 145 KHTN lớp 6: Em hãy cho biết vì sao dầu ở ổ trục bánh xe đạp làm cho xe đạp di chuyển dễ dàng hơn?
Trả lời:
Dầu ở ổ trục bánh xe đạp làm cho xe đạp di chuyển dễ dàng hơn, vì:
Khi tra dầu vào ổ trục bánh xe đạp sẽ làm giảm lực ma sát giúp cho xe đạp di chuyển dễ dàng hơn.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Vận dụng 1 trang 145 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Vận dụng 1 trang 145 KHTN lớp 6: Hãy lấy ví dụ trong cuộc sống về:
- Làm giảm ma sát
- Làm tăng ma sát
Trả lời:
- Ví dụ trong cuộc sống về làm tăng lực ma sát: Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được. Vì lực mà sát nhỏ nên bánh xe ô tô bị trượt trên bùn không chuyển động được. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích và cần làm tăng lực ma sát.
- Ví dụ trong cuộc sống cần làm giảm lực ma sát: Giầy đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giầy vì lực ma sát làm mòn đế giầy. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có hại.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Hãy lấy một ví dụ về việc ma sát giúp thúc đẩy chuyển động trong đời sống?
Trả lời:
- Lực ma sát giúp ta viết phấn lên bảng được dễ dàng hơn:
- Lực ma sát giúp các hành lí nằm yên trên băng chuyền, để vận chuyển được dễ dàng hơn:
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Giải thích vì sao khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi?
Trả lời:
Khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi, vì:
Tác dụng qua lại giữa bề mặt tiếp xúc của chân và đất trơn bị giảm nhiều dẫn tới lực ma sát giữa chân và đất trơn bị giảm nhiều.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với các trường hợp sau đây:
- Người đi bộ
- Xe đạp chuyển động trên đường
- Xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray
Trả lời:
- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với người đi bộ:
+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi bộ có thể đi lại được trên đường không bị trơn trượt, ngã:
+ Có hại: Lực ma sát làm người đi bộ đi lại trên đường bị mòn đế giày dép.
- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe đạp chuyển động trên đường:
+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi xe đạp có thể đi lại được trên đường không bị trượt, đổ.
+ Có hại: Lực ma sát làm người đi xe đạp đi lại trên đường bị mòn lốp xe.
- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray.
+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà tàu hỏa có thể chạy và không bị trượt khỏi đường ray.
+ Có hại: Lực ma sát làm mòn bánh xe tàu hỏa
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Tìm hiểu thêm 3 trang 146 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Tìm hiểu thêm 3 trang 146 KHTN lớp 6: Khi xe đang di chuyển, người lái xe thấy có nguy hiểm phía trước. Trước khi người lái xe kịp phản ứng và đạp phanh thì xe đã di chuyển được một quãng đường nhất định. Tiếp theo quãng đường này là quãng đường phanh. Đó là quãng đường xe đi được kể từ khi người lái xe đạp phanh cho đến khi xe dừng hẳn. Quãng đường xe đi được từ khi người lái xe phát hiện nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn chỉ phụ thuộc vào phanh xe hay còn phụ thuộc vào phản ứng của người lái xe?
Trả lời:
Quãng đường xe đi được từ khi người lái xe phát hiện nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn phụ thuộc vào:
- phanh xe,
- phản ứng của người lái xe
- ngoài ra còn phụ thuộc vào lực cản,khối lượng của xe (mức quán tính).
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Vận dụng 2 trang 146 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 6: Hãy thảo luận với bạn để đề xuất cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong các trường hợp sau:
a) Đẩy một thùng hàng trên mặt sàn
b) Xe đạp chuyển động trên đường
Trả lời:
- Cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong trường hợp đẩy một thùng hàng trên mặt sàn là cho thùng hàng lên xe lăn để thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn.
- Cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong trường hợp xe đạp chuyển động trên đường là
+ Lực ma sát giữa xích xe và đĩa xe đạp có tác hại làm mòn các răng của đĩa, đồng thời làm xích xe chuyển động khó.
Biện pháp khắc phục là tra dầu nhớt để bôi trơn.
+ Lực ma sát trượt giữa trục bánh xe với ổ đĩa bánh xe làm bánh xe quay chậm, trục bị bào mòn.
Biện pháp khắc phục là làm giảm ma sát bằng cách gắn ổ bi để thay ma sát trượt thành ma sát lăn.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 147 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 147 KHTN lớp 6: Em hãy tìm các ví dụ về vật hay con vật chuyển động nhanh trong nước nhờ có hình dạng giảm được lực cản.
Trả lời:
- Cá cờ
- Cá buồm
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 147 KHTN lớp 6: Kết quả thu được cho thấy lực cản do nước tác động vào xe lớn hơn hay nhỏ hơn lực cản do không khí tác động vào xe?
Trả lời:
Kết quả thu được cho thấy lực cản do nước tác động vào xe lớn lực cản do không khí tác động vào xe.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 7 trang 147 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Hình thành kiến thức, kĩ năng 7 trang 147 KHTN lớp 6:
Bước 1: Lắp các dụng cụ thành bộ như hình 28.6.
Bước 2: Kéo từ từ để xe chuyển động ổn định.
Bước 3: Ghi lại số chỉ của lực kế.
Bước 4: Cho nước vào hộp và lặp lại bước 2 và bước 3.
So sánh số chỉ của lực kế trong hai trường hợp và rút ra kết luận về lực cản do không khí và do nước tác dụng lên xe.
Trả lời:
- Các em tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả:
+ Số chỉ của lực kế khi chưa cho nước vào hộp: 1,8 N.
+ Số chỉ của lực kế khi đã cho nước vào hộp: 2,0 N.
- Rút ra kết luận về lực cản do không khí và do nước tác dụng lên xe là: lực cản do nước tác dụng lên xe lớn lực cản do không khí tác dụng lên xe.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Tìm hiểu thêm 4 trang 148 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Tìm hiểu thêm 4 trang 148 KHTN lớp 6: Em hãy thả đồng thời từ cùng một độ cao, hai tờ giấy giống hệt nhau nhưng một tờ để phẳng, một tờ bị vo tròn. Quan sát và giải thích tại sao chúng chuyển động khác nhau?
Trả lời:
Từ cùng một độ cao, tờ giấy bị vo tròn sẽ rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì:
+ Tờ giấy để phẳng có diện tích tiếp xúc với không khí lớn chịu lực cản không khí lớn.
+ Tờ giấy vo tròn có diện tích tiếp xúc với không khí nhỏ chịu lực cản không khí nhỏ.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Vận dụng 3 trang 148 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Vận dụng 3 trang 148 KHTN lớp 6: Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, ma sát có lợi hay có hại:
a. Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt dễ bị ngã.
b. Bảng trơn, viết phấn không rõ chữ
Trả lời:
a. Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ, làm người dễ trượt ngã.
Ma sát trong hiện tượng này là có lợi vì lực ma sát lúc này có tác dụng giữ người không bị ngã.
b. Bảng trơn, viết phấn không rõ chữ vì bảng trơn thì phấn dễ trượt trên bảng, do đó lượng phấn bám vào bảng không nhiều, nên khi viết không rõ chữ.
Ma sát trong hiện tượng này là có lợi vì lực ma sát lúc này có tác dụng giữ phấn bám trên bảng.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải Vận dụng 4 trang 148 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)
Vận dụng 4 trang 148 KHTN lớp 6: Phải làm thế nào để tăng ma sát có lợi hay giảm ma sát có hại trong các trường hợp trên? Vì sao?
Trả lời:
a. Phải đi dép có khía sâu và ấn mạnh chân xuống sàn khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt để tăng lực ma sát tại bề mặt tiếp xúc giữa chân với sàn nhà.
b. Cần tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát giữa bề mặt tiếp xúc của bảng và phấn.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Video Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Lực ma sát - sách Cánh diều - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 6.
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
1. Lực ma sát trượt
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt trên nhau, cản trở chuyển động của chúng.
- Ví dụ:
Lực ma sát trượt xuất hiện do má phanh ép sát vào vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe.
2. Lực ma sát nghỉ
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.
- Ví dụ:
3. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc
- Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
4. Ma sát và chuyển động
Trong cuộc sống, ma sát có thể cản trở nhưng cũng có thể giúp thúc đẩy chuyển động.
a. Làm giảm ma sát
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng hàng khi ta muốn đẩy thùng, cách khắc phục là dùng xe lăn để giảm lực ma sát.
- Lực ma sát cản trở chuyển động của cần kéo nhị vào dây cung, cách khắc phục là phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
b. Làm tăng ma sát
- Lực ma sát giúp ta viết phấn lên bảng được dễ dàng hơn.
- Lực ma sát giúp các hành lí nằm yên trên băng chuyền, để vận chuyển được dễ dàng hơn.
c. Ma sát và an toàn giao thông
Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt.
5. Lực cản của nước
Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.
Ví dụ:
Bơi ở dưới nước ta cảm thấy bị cản trở nhiều hơn trên cạn.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.
Câu 1: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để
A. tăng ma sát nghỉ
B. tăng ma sát trượt
C. tăng quán tính
D. tăng ma sát lăn
Câu 2: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
D. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
Câu 5: Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?
A. Không so sánh được.
B. Lăn vật
C. Cả 2 cách như nhau
D. Kéo vật
Câu 6: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là
A. ma sát trượt
B. ma sát nghỉ
C. ma sát lăn
D. lực quán tính
Câu 7: Chọn câu đúng khi nói về lực ma sát:
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.
Câu 8: Cho các hiện tượng sau:
(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy
(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót
(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)
Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:
A. tăng ma sát
B. giảm ma sát
C. tăng quán tính
D. giảm quán tính
Câu 10: Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây:
A. Ma sát giữa bàn tay với vật được giữ trên tay
B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau
C. Ma sát giữa máy mài và vật được mài
D. Tất cả các trường hợp trên
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: