Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 4: Đo nhiệt độ

Giải Khoa học tự nhiên 6 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh lớp 6 dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 4.

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải KHTN 6 Bài 4: Đo nhiệt độ - Cánh diều - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Có ba cốc đựng nước như hình 4.1. Theo em, nước trong cốc b nóng hơn

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải Mở đầu trang 26 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Mở đầu trang 26 KHTN lớp 6: Có ba cốc đựng nước như hình 4.1. Theo em, nước trong cốc b nóng hơn nước trong cốc nào và lạnh hơn nước trong cốc nào? Nước trong cốc nào có nhiệt độ cao nhất, nước trong cốc nào có nhiệt độ thấp nhất?

Có ba cốc đựng nước như hình 4.1. Theo em, nước trong cốc b nóng hơn

Trả lời:

- Theo em, nước trong cốc b nóng hơn nước trong cốc a và nước trong cốc b lạnh hơn nước trong cốc c.

- Theo em, nước trong cốc c có nhiệt độ cao nhất và nước trong cốc a có nhiệt độ thấp nhất.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mỗi một độ trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt (10C) tương ứng với bao nhiêu độ

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải Tìm hiểu thêm trang 27 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Tìm hiểu thêm trang 27 KHTN lớp 6: Mỗi một độ trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt (10C) tương ứng với bao nhiêu độ trong thang Fa-ren-hai?

Trả lời:

Công thức đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Xen-xi-ớt sang thang nhiệt độ Fa-ren-hai là:

Mỗi một độ trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt (10C) tương ứng với bao nhiêu độ

Vậy 1oC = 1 . 1,8 + 32 = 33,8oF.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 27 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 27 KHTN lớp 6: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế (hình 4.2)

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế

Trả lời:

- Giới hạn đo của nhiệt kế (là số lớn nhất trên nhiệt kế): 2000C

- Độ chia nhỏ nhất (khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp): Trong khoảng cách từ 00C đến 200C có 10 vạch => khoảng cách giữa 2 vạch liên tiếp là 20C.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thang nhiệt độ Xen – xi - ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định để làm gì

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 27 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 27 KHTN lớp 6: Thang nhiệt độ Xen – xi - ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định để làm gì?

Trả lời:

Thang nhiệt độ Xen – xi - ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định là 00C (nhiệt độ nước đá đang tan hoặc đóng băng của nước) và 1000C (nhiệt độ sôi của nước ở áp suất khí quyển tại mực nước biển) để làm tiêu chuẩn cho các thang đo khác chuẩn hóa theo như thang nhiệt độ Fa – ren – hai, thang nhiệt độ Ken – vin.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Từ kết quả tìm hiểu nhiệt kế, thảo luận về cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 28 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 28 KHTN lớp 6: Từ kết quả tìm hiểu nhiệt kế, thảo luận về cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.

Trả lời:

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế

Cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế:

- Cho bầu của nhiệt kế tiếp xúc với vật.

- Dựa vào độ dài của phần chất lỏng trong nhiệt kế (chất lỏng trong ống nhiệt kế sẽ ngắn đi khi gặp vật lạnh, dài ra khi gặp vật nóng) ta đọc được nhiệt độ trên thang đo.

- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số và đọc vạch chia gần nhất với phần chất lỏng trong nhiệt kế.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Dùng nhiệt kế y tế để thảo luận về cách đo nhiệt độ cơ thể

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 28 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 28 KHTN lớp 6: Dùng nhiệt kế y tế để thảo luận về cách đo nhiệt độ cơ thể

Trả lời:

Dùng nhiệt kế y tế để thảo luận về cách đo nhiệt độ cơ thể

- Đầu tiên, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống vạch thấp nhất (vạch 35 – hình 4.3).

- Dùng bông và cồn y tế làm sạch nhiệt kế.

- Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế

- Sau khoảng 3 phút, lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

- Đọc theo phần chất lỏng nhiệt kế tương ứng với vạch chia gần nhất trên thang nhiệt độ, đặt mắt nhìn vuông góc với mặt số.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải Luyện tập trang 28 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Luyện tập trang 28 KHTN lớp 6: Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế?

Trả lời:

Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số và đọc vạch chia gần nhất với phần chất lỏng trong nhiệt kế.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể em

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải Vận dụng trang 28 SGK KHTN lớp 6 - Cô Hằng (Giáo viên VietJack)

Vận dụng trang 28 KHTN lớp 6: Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể em

Trả lời:

Thực hiện đúng theo các bước đo:

- Đầu tiên, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống vạch thấp nhất (vạch 35 – hình 4.3).

- Dùng bông và cồn y tế làm sạch nhiệt kế.

- Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế

- Sau khoảng 3 phút, lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

- Đọc theo phần chất lỏng nhiệt kế tương ứng với vạch chia gần nhất trên thang nhiệt độ, đặt mắt nhìn vuông góc với mặt số.

Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế

Nhiệt độ cơ thể em là 370C

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Sách bài tập KHTN 6 Cánh diều Bài 4: Đo nhiệt độ

Sách bài tập KHTN 6 Cánh diều Bài 4: Đo nhiệt độ

Video Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ - sách Cánh diều - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 6.

VBT KHTN 6 Cánh diều Bài 4: Đo nhiệt độ

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 6 Bài 4.

Giải VBT KHTN 6 Bài 4: Đo nhiệt độ - Cánh diều

A. Học theo sách giáo khoa

Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 4: Đo nhiệt độ

Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 4: Đo nhiệt độ

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1. Nhiệt độ và độ nóng lạnh

- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.

- Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Nhiệt kế điện tử

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Nhiệt kế y tế

2. Thang nhiệt độ xen – xi - ớt

- Nhiệt độ nước đá đang tan là 00C và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.

- Những nhiệt độ thấp hơn 00C được gọi là nhiệt độ âm.

3. Nhiệt kế

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

- Cấu tạo của nhiệt kế dùng chất lỏng:

+ Ở thân nhiệt độ có vạch chia độ

+ Ống nhiệt kế được kết nối với bầu đựng chất lỏng, thường là thủy ngân hoặc rượu. Độ dài của phần chất lỏng trong ống nhiệt kế phụ thuộc vào độ nóng hay lạnh của vật mà bầu nhiệt kế tiếp xúc.

- Nhiệt kế (thường dùng) hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

4. Đo nhiệt độ cơ thể

- Cách đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế:

+ Bước 1: Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống dưới vạch thấp nhất (vạch 35).

+ Bước 2: Dùng bông và cồn y tế làm sạch nhiệt kế.

+ Bước 3: Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

+ Bước 4: Sau 3 phút, lấy nhiệt kế ra. Đọc theo phần chất lỏng nhiệt kế tương ứng với vạch chia gần nhất trên thang nhiệt độ, đặt mắt nhìn vuông góc với mặt số.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Nhiệt độ cơ thể em là 370C

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều Bài 4 (có đáp án): Đo nhiệt độ

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 4 (có đáp án): Đo nhiệt độ

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm và biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

Câu 1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo nhiệt độ?

A. 0C

B. 0F

C. K

D. Cả 3 phương án trên

Câu 2: Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ đo nhiệt độ?

A. Nhiệt kế

B. Tốc kế

C. Cân

D. Cốc đong

Câu 3: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo nhiệt độ sôi của nước?

A. Nhiệt kế rượu

B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế thủy ngân

D. Nhiệt kế đổi màu

Câu 4: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt  sang thang Fa – ren – hai?

A. t0C = (t + 273) 0K

B. t0F = (t(0C) x 1,8) + 32  

C. T(K) = (T - 273)0

D. Bài tập trắc nghiệm Đo nhiệt độ có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều 

Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt  sang thang Ken - vin?

A. T(K) = t(0C) + 273

B. t0C = (t - 273)0

C. t0C = (t + 32)0

D. t0C = (t.1,8)0F + 320

Câu 6: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn

B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí

C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

D. A hoặc B

Câu 7: Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?

A. 1000C

B. 273K

C. 2120F

D. 320F

Câu 8: Trong thang nhiệt độ Ken – vin nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?

A. 0K

B. 273K

C. 00C

D. 320F

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?

A. Khoảng 1000C tương ứng với khoảng 1800F.

B. 10C tương ứng với 33,80F

C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373K

D. Cả 3 phương án trên

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?

A. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở của các chất.

B. Để đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân cần đặt nhiệt kế vào nách.

C. Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C.

D. Mỗi một khoảng chia trong thang nhiệt độ Ken – vin bằng một khoảng chia trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: