Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Thực vật sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn
giúp học sinh lớp 6 dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 34.
Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức Bài 34: Thực vật
Video Giải KHTN 6 Bài 34: Thực vật - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Quan sát hình trên và kể tên những loài thực vật trong hình mà em biết
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Mở đầu trang 115 Bài 34 KHTN lớp 6: Quan sát hình trên và kể tên những loài thực vật trong hình mà em biết. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng.
Lời giải:
- Tên các loài thực vật trong hình: cây dừa, cây hoa súng
- Thực vật có thể sống ở trên cạn hoặc dưới nước
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Dựa vào số liệu bảng bên, em hãy nhận xét về số lượng loài của mỗi ngành thực vật.
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 1 trang 115 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 1 trang 115 Bài 34 KHTN lớp 6: Dựa vào số liệu bảng bên, em hãy nhận xét về số lượng loài của mỗi ngành thực vật..
Lời giải:
Trong các loài thực vật, số lượng các loài thuộc ngành Hạt kín là nhiều nhất và số lượng ít nhất là các loài thuộc ngành Hạt trần.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Quan sát hình 34.1 và 34.2, nhận xét về kích thước và môi trường sống của thực vật
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 2 trang 116 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 2 trang 116 Bài 34 KHTN lớp 6: Quan sát hình 34.1 và 34.2, nhận xét về kích thước và môi trường sống của thực vật.
Lời giải:
- Kích thước của các loài thực vật khác nhau là khác nhau. Có loài có kích thước chỉ vài milimet, có loài lại có kích thước đến vài met.
- Môi trường sống của thực vật cũng rất đa dạng. Chúng có thể sống ở vùng đồi núi, các khu vực nước hay thậm chí là sa mạc khô hạn.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu có sống được không? Vì sao
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 3 trang 117 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 3 trang 117 Bài 34 KHTN lớp 6: Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu có sống được không? Vì sao?
Lời giải:
Ở những nơi khô hạn, có ánh nắng chiếu trực tiếp thì rêu không sống được vì rêu chưa có rễ thật và hệ mạch nên chưa thể thực hiện được chức năng dẫn nước
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta cần làm gì
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 4 trang 117 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 4 trang 117 Bài 34 KHTN lớp 6: Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta cần làm gì?
Lời giải:
Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta cần:
- Sử dụng sơn tường có khả năng chống rêu mốc.
- Thường xuyên cọ rửa sân, bậc thêm.
- Tránh để chân tường, sân, bậc thềm bị ẩm thấp.
- Phát quang cành lá rậm rạp xung quanh (nếu có).
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Quan sát hình 34.4, cho biết cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ có những đặc điểm gì
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 5 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 5 trang 118 Bài 34 KHTN lớp 6: Quan sát hình 34.4, cho biết cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ có những đặc điểm gì?
Lời giải:
- Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ gồm rễ, thân, lá:
+ Rễ thật, thân đã có mạch dẫn.
+ Lá phát triển, mặt sau lá già có các đốm là túi bào tử, lá non thường cuộn tròn.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Quan sát hình 34.5, hãy nêu những đặc điểm giúp em biết được cây thông là cây hạt trần
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 6 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 6 trang 118 Bài 34 KHTN lớp 6: Quan sát hình 34.5, hãy nêu những đặc điểm giúp em biết được cây thông là cây hạt trần.
Lời giải:
Đặc điểm giúp nhận biết cây thông là cây hạt trần là:
- Chưa có hoa và quả.
- Hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Kể tên một số loài thực vật hạt kín mà em biết
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 7 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly(Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 7 trang 118 Bài 34 KHTN lớp 6: Kể tên một số loài thực vật hạt kín mà em biết.
Lời giải:
Tên một số loại thực vật hạt kín mà em biết là: nhãn, vải, xoài, mận, hoa hồng, hoa ly, cây bàng…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Hoạt động 1 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Hoạt động 1 trang 119 Bài 34 KHTN lớp 6: Thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:
1. So sánh các ngành thực vật về môi trường sống, cấu tạo đặc trưng (cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản) hình thức sinh sản.
2. Sắp xếp các loài thực vật: rêu tường, lúa, đậu tương, bèo ong, hoa hồng, vạn tuế, bưởi, thông, cau vào các ngành thực vật phù hợp theo mẫu bảng sau. Giải thích tại sao em lại sắp xếp như vậy.
Lời giải:
1. So sánh các ngành thực vật về môi trường sống, cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản:
Nhóm
thực vật
Môi trường sống
Cấu tạo đặc trưng
Hình thức sinh sản
Rêu
Nơi ẩm ướt
- Chưa có hệ mạch
- Rễ giả
- Sinh sản bằng bào tử
Sinh sản bằng bào tử
Dương xỉ
Nơi ẩm ướt
- Có hệ mạch
- Rễ, thân, lá thật; lá non thường cuộn ở đầu
- Không có hạt, sinh sản bằng bào tử
Sinh sản bằng bào tử
Hạt trần
Vùng ôn đới
- Có hệ mạch
- Rễ, thân, lá thật phát triển
- Có hạt, hạt nằm trên lá noãn, không có hoa
Sinh sản hữu tính bằng hạt
Hạt kín
Ở khắp nơi
- Có hệ mạch
- Rễ, thân, lá thật phát triển.
- Có hạt, hạt nằm trong quả, có hoa
Sinh sản hữu tính bằng hạt
2.
- Sắp xếp các loài thực vật:
- Giải thích sự sắp xếp: Có sự sắp xếp vào các nhóm như vậy là vì mỗi loài thực vật đều mang đặc điểm chung của các ngành đó.
+ Rêu tường được xếp vào ngành rêu vì chưa có rễ thật và mạch dẫn.
+ Bèo ong được xếp vào ngành dương xỉ vì có hệ mạch; rễ, thân, lá thật; lá non thường cuộn ở đầu.
+ Vạn tuế, thông được xếp vào ngành Hạt trần vì hạt nằm trên lá noãn, không có hoa.
+ Lúa, đậu tương, hoa hồng, bưởi, cau được xếp vào ngành Hạt kín vì hạt được bảo vệ trong quả và có hoa.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Đọc thông tin trên và quan sát hình 34.8, cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 8 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 8 trang 119 Bài 34 KHTN lớp 6: Đọc thông tin trên và quan sát hình 34.8, cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì? Kể tên một số cây nên trồng trong nhà mà em biết.
Lời giải:
- Tác dụng của cây trồng trong nhà:
+ Hấp thụ bớt lượng CO2 có trong không khí
+ Làm sạch không khí trong nhà.
+ Làm cảnh, trang trí
+ Giảm bức xạ từ các thiết bị điện tử
- Tên một số loại cây nên trồng trong nhà: cây kim tiền, cây sống đời, cây trầu bà...
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Quan sát hình 34.9, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở nơi có rừng
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Hoạt động 2 trang 120 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Hoạt động 2 trang 120 Bài 34 KHTN lớp 6: Quan sát hình 34.9, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở nơi có rừng (hình 34.9a) với đồi trọc (hình 34.9) và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó. Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất? Từ đó cho biết đất có rừng che phủ hay đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.
Lời giải:
- Nhận xét lượng chảy của dòng nước mưa: Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nước chảy ở đồi trọc.
- Giải thích về sự khác nhau về lượng chảy của dòng nước mưa: Ở nơi có rừng, nhờ có sức cản của tán cây đã cản bớt sức nước chảy nên lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ giảm. Ngược lại, ở đồi trọc, do không có tán cây cản sức nước nên nước mưa rơi thẳng xuống khiến lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ nhanh và mạnh.
- Lượng chảy của dòng nước mưa lớn sẽ rửa trôi đất màu, làm đất bị xói mòn; và cũng do nước chảy nhanh và mạnh nên đất không kịp ngấm nước (khả năng giữ nước của đất giảm).
- Đất có cây sẽ được tầng thảm mục và rễ cây giữ nước, đồi trọc sẽ không có khả năng giữ nước.
→ Đất trên đồi, núi trọc sẽ dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Quan sát hình 34.10 và nêu một số thiên tai ở nước ta
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Hoạt động 3 trang 120 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Hoạt động 3 trang 120 Bài 34 KHTN lớp 6: Quan sát hình 34.10 và nêu một số thiên tai ở nước ta. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng? Hãy đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.
Lời giải:
- Một số thiên tai ở nước ta: bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán…
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng là:
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hình 34.11 cho ta biết những vai trò gì của thực vật
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 9 trang 121 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 9 trang 121 Bài 34 KHTN lớp 6: Hình 34.11 cho ta biết những vai trò gì của thực vật?
Lời giải:
Vai trò của thực vật:
- Làm nơi ở cho động vật
- Cung cấp thức ăn cho động vật
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Em hãy kể tên một số loài động vật ăn thực vật và loại thức ăn của chúng
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Câu hỏi 10 trang 121 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Câu hỏi 10 trang 121 Bài 34 KHTN lớp 6: Em hãy kể tên một số loài động vật ăn thực vật và loại thức ăn của chúng.
Lời giải:
Tên một số loài động vật và thức ăn:
- Con trâu: cỏ
- Con thỏ: rau xanh, cà rốt
- Con sóc: quả dẻ
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Quan sát hình 34.12 và hoàn thành bảng theo mẫu sau. Có thể viết thêm các cây mà em biết
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Video Hoạt động 4 trang 121 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - sách Kết nối tri thức - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)
Hoạt động 4 trang 121 Bài 34 KHTN lớp 6: Quan sát hình 34.12 và hoàn thành bảng theo mẫu sau. Có thể viết thêm các cây mà em biết.
Lời giải:
Vai trò của thực vật đối với con người
Tên cây
Cung cấp lương thực, thực phẩm
Cây cà chua, cây lúa
Ăn quả
Cây chuối, cây vải
Làm cảnh
Cây vạn tuế, cây nha đam
Lấy gỗ
Cây bạch đàn
Làm thuốc
Cây đinh lăng, cây nha đam
Công dụng khác
Cây cà phê
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Biết tận dụng những lợi ích của cây xanh để chăm sóc sức khỏe
Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Em có thể 1 trang 122 Bài 34 KHTN lớp 6: Biết tận dụng những lợi ích của cây xanh để chăm sóc sức khỏe (trồng nhiều cây xanh, lựa chọn được cây làm sạch không khí cho gia đình, lựa chọn thực phẩm, ...)
Lời giải:
Biện pháp tận dụng những lợi ích của cây xanh để chăm sóc sức khỏe:
- Một số loài cây làm sạch không khí: cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây tuyết tùng, cây thường xuyên,…
- Các cây cung cấp lương thực, thực phẩm: cây lúa, cây ngô, cây sắn, các loại rau củ quả,…
- Một số loài cây được sử dụng làm dược liệu: sâm ngọc linh, tam thất, sài đất, cây đinh lăng, cây ba kích,…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sách bài tập KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 34: Thực vật
Sách bài tập KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 34: Thực vậT
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34. Thực vật sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 6.
Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật
Giải vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Thực vật
Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát Vở thực hành
Khoa học tự nhiên 6 Tập 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 6.
Lý thuyết KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 34: Thực vật
Lý thuyết KHTN lớp 6 Kết nối tri thức Bài 34: Thực vật
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Thực vật hay nhất, ngắn gọn sách Kết nối tri thức
giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
I. Đa dạng thực vật
- Thực vật sống ở khắp nơi xung quanh chúng ra, chúng có nhiều loài, có kích thước và môi trường sống khác nhau.
II. Các nhóm thực vật
- Thực vật bao gồm các ngành chính là Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.
1. Thực vật không có mạch
- Thực vật không có mạch gồm những loài cơ thể không có mạch dẫn (rêu)
- Đặc điểm:
+ Cơ thể nhỏ bé
+ Có rễ giả
+ Thân và lá không có mạch dẫn
+ Sinh sản bằng bào tử
2. Thực vật có mạch
a) Dương xỉ
- Đặc điểm:
+ Có hệ mạch
+ Sinh sản bằng bào tử
+ Sống ở những nơi ẩm, mát (bờ ruộng, chân tường,…)
b) Thực vật hạt trần:
- Đặc điểm:
+ Là những cây gỗ có kích thước lớn
+ Có hệ mạch dẫn phát triển
+ Chưa có hoa và quả
+ Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
c) Thực vật hạt kín
- Đặc điểm:
+ Cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt
+ Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái
+ Hệ mạch phát triển
III. Vai trò của thực vật
1. Vai trò đối với môi trường
- Thực vật hấp thụ khí carbon dioxide để quang hợp và giái phóng khí oxygen ra môi trường giúp cân bằng hàm lượng hai loại khí này trong khí quyển.
- Thoát hơi nước ở lá góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính.
2. Vai trò của thực vật đối với động vật và con người
- Cây xanh quang hợp cung cấp oxygen cho hoạt động hô hấp của người và động vật
- Chất hữu cơ do cây xanh tổng hợp là nguồn thức ăn cho các loài động vật ăn thức vật, các loài động vật này lại là nguồn thức ăn của các loài động vật khác
- Thực vật còn là nơi trú ngụ và sinh sản của nhiều loài động vật giống trên cây như: sóc, chim…
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 34 (có đáp án): Thực vật
Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 34 (có đáp án): Thực vật
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Thực vật có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ
sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.
Câu 1: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Lời giải Giới thực vật được chia thành các ngành là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.
Đáp án: B
Câu 2: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Lời giải Cây dương xỉ, cây thông, cây rêu không thuộc ngành Hạt kín.
Đáp án: C
Câu 3: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Lời giải Thực vật quang hợp có khả năng lọc bớt bụi và khí độc, giúp cân bằng hàm lượng CO2 và O2 trong không khí.
Đáp án: B
Câu 4: Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?
A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)
Lời giải Tảo lục đơn bào không được xếp vào nhóm Thực vật.
Đáp án: B
Câu 5: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?
A. Cây bưởi B. Cây vạn tuế C. Rêu tản D. Cây thông
Lời giải Cây bưởi được xếp vào nhóm thực vật hạt kín nên vì cơ thể có cả hoa, quả và hạt nằm trong quả.
Đáp án: A
Câu 6: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá B. Mặt trên của lá
C. Thân cây D. Rễ cây
Lời giải Các túi bào tử thường tập trung ở mặt dưới của lá tạo thành các ổ túi bào tử.
Đáp án: A
Câu 7: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?
A. Quả B. Hoa C. Noãn D. Rễ
Lời giải Noãn là bộ phận chứa hạt chỉ xuất hiện ở những cây Hạt trần.
Đáp án: C
Câu 8: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch B. Vì chúng có hạt nằm trong quả
C. Vì chúng sống trên cạn D. Vì chúng có rễ thật
Lời giải Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.
Đáp án: B
Câu 9: Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?
A. Rêu B. Dương xỉ C. Hạt trần D. Hạt kín
Lời giải Dương xỉ là ngành thực vật đã có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử.
Đáp án: B
Câu 10: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn B. Ngăn biến đổi khí hậu
C. Giữ đất, giữ nước D. Cung cấp thức ăn, nơi ở
Lời giải Thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài động vật.
Đáp án: D
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: