KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Giải Khoa học tự nhiên 7 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào (phân môn Sinh học) sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 21.

Giải KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào - Cô Kim Xuyến (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 7 trang 101

Quan sát hình 21.1 và cho biết vì sao khi chạy cần nhiều khí oxygen và glucose

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Mở đầu trang 101 Bài 21 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình 21.1 và cho biết vì sao khi chạy cần nhiều khí oxygen và glucose, đồng thời giải phóng nhiều carbon dioxiode, nước và nhiệt.

 Quan sát hình 21.1 và cho biết vì sao khi chạy cần nhiều khí oxygen và glucose

Trả lời:

Khi chạy, cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng → Khi đó, quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra mạnh hơn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể → Cơ thể cần nhiều oxygen và glucose để cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa năng lượng này, đồng thời quá trình chuyển hóa năng lượng cũng giải phóng nhiều carbon dioxide, nước và nhiệt.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Kể tên các chất tham gia vào hô hấp tế bào và sản phẩm tạo ra

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Câu hỏi 1 trang 101 Khoa học tự nhiên 7: Kể tên các chất tham gia vào hô hấp tế bào và sản phẩm tạo ra.

Trả lời:

- Các chất tham gia vào quá trình hô hấp tế bào: Chất hữu cơ và Oxygen.

- Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào: Carbon dioxide, nước, năng lượng

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Câu hỏi 2 trang 101 Khoa học tự nhiên 7: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?

Trả lời:

Vai trò của hô hấp tế bào trong hoạt động sống của sinh vật: Quá trình hô hấp tế bào sẽ giải phóng năng lượng từ việc phân giải các chất hữu cơ, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Dựa vào hình 21.2, viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Câu hỏi 3 trang 101 Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào hình 21.2, viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào.

 Dựa vào hình 21.2, viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào

Trả lời:

Phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào:

 Dựa vào hình 21.2, viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Vận dụng 1 trang 101 Khoa học tự nhiên 7: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?

Trả lời:

Khi chạy, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn tới các sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào này là carbon dioxide, nước, nhiệt được tạo ra nhiều và được giải phóng ra:

- Nhiệt được tạo ra nhiều khiến cơ thể nóng lên và gây hiện tượng toát mồ hôi để cơ thể giảm nhiệt.

- Nhịp thở tăng lên để thải khí carbon dioxide.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Quan sát hình 21.3, cho biết vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Câu hỏi 4 trang 102 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình 21.3, cho biết vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau.

 Quan sát hình 21.3, cho biết vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau

Trả lời:

Trong quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì: 

- Quá trình tổng hợp tạo ra chất hữu cơ (những phân tử có kích thước lớn). Đây chính là nguyên liệu cho phân giải trong hô hấp tế bào. 

- Quá trình phân giải phân giải các chất hữu cơ, giải phóng năng lượng. Năng lượng được giải phóng cung cấp năng lượng để diễn ra các hoạt động tổng hợp chất.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Luyện tập trang 102 Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật.

 Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau

Trả lời:

Đặc điểm

Tổng hợp

Phân giải

Nguyên liệu

- Các chất đơn giản, năng lượng

- Các chất hữu cơ, oxygen.

Sản phẩm tạo ra

- Chất hữu cơ kích thước lớn như protein, chất béo,…

- Năng lượng ATP và nhiệt, khí carbon dioxide, hơi nước, các chất đơn giản.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Câu hỏi 5 trang 102 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây.

 Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ

Trả lời:

Mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây: 

- Khi có nước, carbon dioxide và ánh sáng thì quá trình tổng hợp chất hữu cơ ở lá cây được thực hiện tạo ra chất hữu cơ. 

- Các chất hữu cơ được tổng hợp này dưới tác dụng của Oxygen sẽ được phân giải giải phóng năng lượng, nước, carbon dioxide.

→ Hai quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây có mối quan hệ trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Vận dụng 2 trang 102 Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào kiến thức hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí.

Trả lời:

Trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí vì:

- Cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí nhằm giúp rễ cây hấp thụ được nhiều khí O2. Khi có đủ O2, rễ cây thực hiện quá trình hô hấp tế bào đạt hiệu quả → Tạo ra được nhiều năng lượng và áp suất thẩm thấu tăng → Rễ cây hấp thụ được nước và muối khoáng đầy đủ → Cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

- Ngoài ra, đất tơi xốp giúp hệ rễ đâm sâu xuống đất để hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm? Thí nghiệm đã chứng minh được điều gì?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Thảo luận trang 103 Khoa học tự nhiên 7:

- Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm?

- Thí nghiệm đã chứng minh được điều gì? Tại sao em kết luận như vậy?

 Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm? Thí nghiệm đã chứng minh được điều gì?

Trả lời:

- Sử dụng hạt nảy mầm vì lúc đó hạt đã diễn ra quá trình hô hấp tế bào mạnh và không có quá trình quang hợp (lấy khí CO2 và đào thải O2).

- Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp ở thực vật cần sử dụng oxygen. 

Giải thích:

+ Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, quá trình này cần oxygen nên các tế bào của hạt sẽ hấp thu oxygen trong bình → Oxygen trong bình A bị hấp thụ nhiều (không đủ hàm lượng để duy trì sự cháy) → Khi cho cây nến vào bình A thì cây nến tắt. 

+ Ở bình B, hạt đã được luộc chín (các tế bào đã chết) nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Hàm lượng oxygen trong bình B không bị giảm vẫn duy trì được sự cháy → Khi cho cây nến vào bình B thì nến vẫn cháy.

Báo cáo kết quả thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm

BÁO CÁO KẾT QUẢ 

Ngày 15 tháng 3 năm 2023

Tên thí nghiệm: Hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm.

Tên nhóm: Nhóm 1

1. Mục đích thí nghiệm

- Xác định chất khí thải ra qua quá trình hô hấp tế bào.

2. Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật: 100 g hạt đậu (hoặc hạt lúa, hạt ngô,…) nảy mầm.

• Dụng cụ, hóa chất: bình thủy tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nến, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm.

3. Các bước tiến hành

Bước 1. Chia số hạt đậu thành hai phần (mỗi phần 50 g). Cho mỗi phần vào bình A và bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt, chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 – 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến.

4. Giải thích thí nghiệm

- Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, quá trình này cần oxygen nên các tế bào của hạt sẽ hấp thu oxygen trong bình → Oxygen trong bình A bị hấp thụ nhiều (không đủ hàm lượng để duy trì sự cháy) → Khi cho cây nến vào bình A thì cây nến tắt. 

- Ở bình B, hạt đã được luộc chín (các tế bào đã chết) nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Hàm lượng oxygen trong bình B không bị giảm vẫn duy trì được sự cháy → Khi cho cây nến vào bình B thì nến vẫn cháy.

5. Kết luận

Quá trình hô hấp tế bào cần sử dụng oxygen.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào hay khác:

SBT KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 21.

Giải SBT KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 46

VBT KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 7 Bài 21.

Giải VBT KHTN 7 Bài 21: Hô hấp tế bào - Cánh diều

A. Học theo sách giáo khoa

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 21: Hô hấp tế bào sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 21 (có đáp án): Hô hấp tế bào

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Hô hấp tế bào sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 21 (có đáp án): Hô hấp tế bào

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: