KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Giải Khoa học tự nhiên 7 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian (phân môn Vật Lí 7) sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 8.

Giải KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 7 trang 50

Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng, kể từ khi xuất phát

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Mở đầu trang 50 Bài 8 Khoa học tự nhiên 7: Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng, kể từ khi xuất phát của một người đi xe đạp trên một đường thẳng.

Thời gian (h)

1

2

3

4

5

Quãng đường (km)

15

30

45

45

45

Bảng này cho biết, sau những khoảng thời gian là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, người này đi được các quãng đường tương ứng là 15 kilômét, 30 kilômét, 45 kilômét. Sau đó, người này dừng lại và quãng đường không đổi. Ngoài cách mô tả này, còn có cách mô tả nào khác không?

Trả lời:

Ngoài cách mô tả bằng lời có thể dùng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường và thời gian.

Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng, kể từ khi xuất phát

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian hay khác:

Trong 1 giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí. Trong 2 giây tiếp theo vật đi được 4 m

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Luyện tập 1 trang 51 Khoa học tự nhiên 7: Trong 1 giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí. Trong 2 giây tiếp theo vật đi được 4 m trên một đường thẳng. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vật trong khoảng thời gian trên.

Trả lời:

+ Giả sử vật đang ở vị trí 1 m.

+ Trong 1 giây đầu tiên vật đứng yên tại một vị trí nên vẽ 1 đoạn thẳng song song với trục thời gian xuất phát từ vị trí 1 m đến vị trí A.

+ Trong 2 giây tiếp theo vật đi được 4 m trên một đường thẳng, khi đó trên trục thời gian xác định vị trí ứng với 3 s và trên trục quãng đường xác định vị trí ứng với 5 m. Từ 2 vị trí này xác định được vị trí C. Nối A với C được đồ thị đoạn đường tiếp theo.

+ Đồ thị cần vẽ chính là đường màu đen.

Trong 1 giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí. Trong 2 giây tiếp theo

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian hay khác:

Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Câu hỏi 1 trang 51 Khoa học tự nhiên 7: Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s, vật tiếp tục chuyển động hay đứng yên?

Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s

Trả lời:

Trong khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s ta thấy đồ thị quãng đường – thời gian BC là đường thẳng nằm ngang song song với trục thời gian. Từ điểm B và C kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường đều cắt trục quãng đường ở vị trí 9 m chứng tỏ là vật đang đứng yên.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian hay khác:

Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Vận dụng 1 trang 51 Khoa học tự nhiên 7: Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động.

Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động

Từ đồ thị tìm:

+ Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5 s đầu tiên.

+ Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC.

Khoảng thời gian nào vật đứng yên?

Trả lời:

Từ đồ thị thấy:

+ Trong khoảng thời gian từ lúc vật bắt đầu chuyển động đến giây thứ 5 ứng với đoạn đồ thị OA. Từ điểm A kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường thấy tương ứng với điểm 30 cm. Nên sau khoảng thời gian 5 s vật chuyển động được quãng đường 30 cm.

+ Muốn xác định được tốc độ của vật ở đoạn đồ thị OA và BC cần xác định được quãng đường và thời gian tương ứng với các đoạn đồ thị đó.

Xác định tốc độ của vật trên đoạn OA:

- Quãng đường của vật ứng với đoạn đồ thị OA (đã xác định ở trên) là: s1 = 30 cm.

- Thời gian vật chuyển động ứng với đoạn đồ thị OA là: t1 = 5 s.

- Tốc độ của vật ứng với đoạn đồ thị OA là: vOA=s1t1=305=6cm/s.

Xác định tốc độ của vật trên đoạn BC:

- Từ điểm B và C kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường xác định được vị trí của vật ở điểm B là 30 cm và ở điểm C là 60 cm. Nên quãng đường vật đi được trên đoạn BC là: s2 = 60 – 30 = 30 cm.

- Từ điểm B và C kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian xác định được thời điểm vật ở vị trí B là 8 s và ở vị trí C là 15 s.

Nên thời gian vật đi từ vị trí B đến C là: t2 = 15 – 8 = 7 s.

Tốc độ của vật trên đoạn đường BC là: vBC=s2t2=307cm/s

Đoạn đồ thị AB song song với trục thời gian, từ điểm A và B kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường đều cắt trục quãng đường ở vị trí là 30 cm nên đồ thị ứng với đoạn AB cho biết vật không chuyển động.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian hay khác:

Thảo luận làm rõ ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Câu hỏi 2 trang 52 Khoa học tự nhiên 7: Thảo luận làm rõ ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Bảng 8.1. Khoảng cách an toàn tối thiểu

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

v = 60

35

60<v80

55

80<v100

70

100<v120

100

Trả lời:

Từ bảng trên, ta thấy: Khi phương tiện đi với tốc độ 60 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 35 m; đi với tốc độ từ 60 km/h đến 80 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 55m; đi với tốc độ từ 80 km/h đến 100 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 70m.

Như vậy, đi với tốc độ càng lớn thì khoảng cách an toàn tối thiểu càng lớn. Nếu không tuân thủ khoảng cách an toàn trên sẽ xảy ra tai nạn giao thông.

Chú ý: Tốc độ này phụ thuộc vào từng loại đường và xe tham gia giao thông.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian hay khác:

Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham gia giao thông

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Luyện tập 2 trang 52 Khoa học tự nhiên 7: Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham gia giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn.

Trả lời:

Các xe tham gia giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn thì khó có thể xử lý kịp thời những sự cố bất ngờ xảy ra trong thời gian ngắn với khoảng cách an toàn nhỏ, dẫn đến các vụ va chạm giao thông.

+ Nếu 2 chủ phương tiện giao thông kịp thời dừng thì chỉ gây ra những xầy xước nhỏ trên xe:

Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham gia giao thông

+ Nếu chủ phương tiện đi với tốc độ lớn, xảy ra tình huống bất ngờ làm mất lái, sẽ dẫn tới vụ va chạm mạnh với phương tiện khác hoặc chướng ngại vật trên đường thì tùy theo tốc độ xe, loại xe, bề mặt đường, … sẽ xảy ra những hậu quả khác nhau như: làm hỏng các bộ phận trên xe, cơ thể người bị thương,… hoặc nặng hơn nữa là xe hỏng, người mất.

Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham gia giao thông

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian hay khác:

Nêu ý nghĩa của các con số trên hình 8.5

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Câu hỏi 3 trang 53 Khoa học tự nhiên 7: Nêu ý nghĩa của các con số trên hình 8.5.

Nêu ý nghĩa của các con số trên hình 8.5

Trả lời:

+ Số 60 + ô tô: ô tô được phép đi ở làn đường này và tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h.

+ Số 50 + ô tô, xe máy: ô tô và xe máy được phép đi ở làn đường này và tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.

+ Số 50 + xe máy, xe đạp, xe ba gác: xe máy, xe đạp, xe ba gác được phép đi ở làn đường này và tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian hay khác:

Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Vận dụng 2 trang 53 Khoa học tự nhiên 7: Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Trả lời:

Các em có thể tham khảo một số tranh vẽ dưới:

Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian hay khác:

SBT KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 8.

Giải SBT KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 22

VBT KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 7 Bài 8.

Giải VBT KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian - Cánh diều

A. Học theo sách giáo khoa

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 8 (có đáp án): Đồ thị quãng đường – thời gian

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 8 (có đáp án): Đồ thị quãng đường – thời gian

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: