Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động (phân môn Vật Lí 7) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 8.
Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ chuyển động
Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động - Thầy Nguyễn Văn Tuyên (Giáo viên VietJack)
Giải KHTN 7 trang 52
Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Mở đầu trang 52 Bài 8 Khoa học tự nhiên 7: Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?
Trả lời:
Có hai cách để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy:
- Cách 1: So sánh quãng đường chạy được trong cùng một khoảng thời gian của mỗi học sinh.
- Cách 2: So sánh thời gian chạy trên cùng một quãng đường của mỗi học sinh.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Câu hỏi thảo luận 1 trang 52 Khoa học tự nhiên 7: So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu bảng 8.1?

Trả lời:
Thời gian hoàn thành cuộc thi của B sớm nhất, rồi đến A; C, cuối cùng là D vì với cùng một quãng đường 60 m, học sinh nào chạy với ít thời gian nhất sẽ nhanh nhất.
Ta có thể điền vào bảng 8.1 như sau:
Bảng 8.1: Thời gian chạy trên cùng quãng đường 60 m
Học sinh |
Thời gian chạy bộ (s) |
Thứ tự xếp hạng |
A |
10 |
2 |
B |
9,5 |
1 |
C |
11 |
3 |
D |
11,5 |
4 |
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách nào?
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Câu hỏi thảo luận 2 trang 52 Khoa học tự nhiên 7: Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách nào? Thứ tự xếp hạng liên hệ thế nào với quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh?
Trả lời:
Có thể tính quãng đường chạy được trong 1s của mỗi học sinh bằng cách lấy quãng đường chạy được chia cho thời gian chạy hết quãng đường đó.
Bảng 8.1: Thời gian chạy trên cùng quãng đường 60 m
Học sinh |
Thời gian chạy bộ (s) |
Thứ tự xếp hạng |
Quãng đường chạy trong 1 s (m) |
A |
10 |
2 |
6 |
B |
9,5 |
1 |
6,3 |
C |
11 |
3 |
5,5 |
D |
11,5 |
4 |
5,2 |
Thứ tự xếp hạng liên hệ với quãng đường chạy được trong 1s của mỗi học sinh là nếu quãng đường chạy được trong 1 s của học sinh nào càng lớn thì thứ tự xếp hạng càng nhỏ (tức là thành tích càng cao).
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
Hoàn thành các câu sau: Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Luyện tập trang 53 Khoa học tự nhiên 7: Hoàn thành các câu sau:
a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
Trả lời:
a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) nhỏ hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2) lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3) lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Câu hỏi thảo luận 3 trang 53 Khoa học tự nhiên 7: Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.
Trả lời:
Cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1:

- Xác định quãng đường chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B: s = 30 m
- Xác định thời gian chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B:
t = tB – tA = 10 – 0 = 10 s
- Xác định quãng đường người đi xe đạp đi được trong 1s:
s : t = 30 : 10 = 3 m.
Tốc độ của người đi xe đạp: 3 m/s.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Luyện tập trang 54 Khoa học tự nhiên 7: Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s.
Bảng 8.2. Tốc độ của một số phương tiện giao thông
Phương tiện giao thông |
Tốc độ (km/h) |
Tốc độ (m/s) |
Xe đạp |
10,8 |
? |
Ca nô |
36 |
? |
Tàu hỏa |
60 |
? |
Ô tô |
72 |
? |
Máy bay |
720 |
? |
Trả lời:
Áp dụng cách đổi đơn vị từ km/h sang m/s cho bảng 8.2
Ví dụ: Xe đạp:
Từ đây, ta có bảng 8.2 như sau:
Bảng 8.2. Tốc độ của một số phương tiện giao thông
Phương tiện giao thông |
Tốc độ (km/h) |
Tốc độ (m/s) |
Xe đạp |
10,8 |
3 |
Ca nô |
36 |
10 |
Tàu hỏa |
60 |
|
Ô tô |
72 |
20 |
Máy bay |
720 |
200 |
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác?
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Vận dụng trang 54 Khoa học tự nhiên 7: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
Các đơn vị tốc độ khác: km/s, mm/s, km/h, cm/s, hải lý/giờ, mm/ngày, …
Ngoài đơn vị m/s, trong thực tế để thuận tiện cho việc nghiên cứu chuyển động của các sự vật, hiện tượng người ta sẽ sử dụng các đơn vị đo tốc độ thích hợp.
Ví dụ:
- Khi đo sự phát triển chiều cao của cây non, dùng đơn vị mm/ngày sẽ thuận tiện hơn đơn vị m/s.
- Để đo tốc độ các loại tàu thuyền, tàu ngầm và phương tiện hàng hải khác, người ta sử dụng đơn vị hải lý/giờ (hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển).
- Để đo tốc độ của tên lửa, máy bay siêu thanh, … người ta dùng đơn vị km/s. Km/s là đơn vị đo tốc độ cao mà các phương tiện giao thông thông thường khó đạt được.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
Nêu ý nghĩa của tốc độ
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Bài 1 trang 54 Khoa học tự nhiên 7: Nêu ý nghĩa của tốc độ.
Trả lời:
Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, đồng thời cho biết quãng đường vật đi được trong 1 đơn vị thời gian.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h
Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Bài 2 trang 54 Khoa học tự nhiên 7: Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km.
Trả lời:
Tóm tắt:
v = 30 km/h
s = 15 km
t = ?
Giải:
Thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km là:
t = = 0,5 (h) = 30 phút.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động hay khác:
SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ chuyển động
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 8.
Giải SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ chuyển động
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 26
Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ chuyển động
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ chuyển động
Xem thử
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 8 (có đáp án): Tốc độ chuyển động
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động sách Chân trời sáng tạo có đáp án
và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.
Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 8 (có đáp án): Tốc độ chuyển động
Xem thử
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: