KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Giải Khoa học tự nhiên 7 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn (phân môn Vật Lí 7) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 14.

Giải KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Cô Dương Yến (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 7 trang 68

Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Mở đầu trang 68 Bài 14 Khoa học tự nhiên 7: Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ,…?

Trả lời:

Tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ,.. để làm giảm tiếng vang, giúp âm thanh trong các phòng chuyên dùng đó được to, rõ hơn.

Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi (ảnh 1)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Tìm ví dụ về phản xạ âm

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Hoạt động 1 trang 68 Khoa học tự nhiên 7: Tìm ví dụ về phản xạ âm.

Trả lời:

Ví dụ: Khi đứng trong một hội trường lớn có tường bao quanh và nói to thì sau đó ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại.

Tìm ví dụ về phản xạ âm (ảnh 2)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Hoạt động 2 trang 68 Khoa học tự nhiên 7: Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế thì trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang?

Trả lời:

Khi ta nói trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng ta không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra trực tiếp đến tai ta gần như cùng một lúc hoặc khoảng chênh lệch thời gian giữa âm phản xạ và âm trực tiếp nhỏ hơn 115 giây.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Hoạt động 3 trang 68 Khoa học tự nhiên 7: Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20000 Hz) để xác định độ sâu của biển. hãy sử dụng Hình 14.2 để giải thích ứng dụng này.

Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (ảnh 3)

Trả lời:

Sóng siêu âm được phát ra theo phương thẳng đứng từ thiết bị phát sóng siêu âm đặt trên tàu, khi sóng siêu âm gặp đáy biển sẽ phản xạ lại và được thu vào máy. Ta sẽ đo được thời gian âm truyền trong nước, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước ta có thể xác định được độ sâu của biển.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Rút ra nhận xét vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Hoạt động trang 69 Khoa học tự nhiên 7: Thí nghiệm

Dụng cụ:

Hộp làm bằng vật liệu cách âm (1); một tấm gỗ nhẵn, một tấm gỗ sần sùi, một tấm xốp mềm hình chữ nhật cùng kích cỡ dùng làm tấm phản xạ âm (2); một chiếc đồng hồ để bàn nhỏ làm nguồn âm (3); giá đỡ tấm phản xạ âm (4).

Tiến hành:

Bước 1: Gắn tấm phản xạ âm bằng gỗ nhẵn lên giá thí nghiệm, đặt tai tại vị trí như Hình 14.3, lắng nghe âm truyền từ nguồn tới tấm gỗ nhẵn và phản xạ đến tai.

Bước 2: Lần lượt thay tấm gỗ nhẵn bằng tấm xốp và tấm gỗ sần sùi, lặp lại thí nghiệm như bước 1.

Rút ra nhận xét vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém.

Rút ra nhận xét vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém (ảnh 4)

Trả lời:

- Vật phản xạ âm tốt là tấm gỗ nhẵn. Vì nó là vật liệu cứng có bề mặt nhẵn nên phản xạ âm tốt.

- Vật phản xạ âm kém là tấm xốp, tấm gỗ sần sùi. Vì những vật này đều có bề mặt sần sùi, mềm, xốp nên phản xạ âm kém.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Trong những vật dưới đây, vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Câu hỏi 1 trang 69 Khoa học tự nhiên 7: Trong những vật dưới đây, vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém: Ghế đệm mút; mặt gương; tấm xốp; rèm nhung; mặt đá hoa; mặt tường gạch; tấm kim loại; tấm bìa; mặt nước.

Trả lời:

- Những vật phản xạ âm tốt là mặt gương; mặt đá hoa; mặt tường gạch; tấm kim loại,.

- Những vật phản xạ âm kém là ghế đệm mút; tấm xốp; rèm nhung; tấm bìa; mặt nước.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Câu hỏi 2 trang 69 Khoa học tự nhiên 7: Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu của bài học.

Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ,…?

Trả lời:

Tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ,.. để làm giảm tiếng vang, giúp âm thanh trong các phòng chuyên dùng đó được to, rõ hơn.

Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi (ảnh 5)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Âm thanh nào dưới đây là tiếng ồn?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Câu hỏi 1 trang 70 Khoa học tự nhiên 7: Âm thanh nào dưới đây là tiếng ồn?

a) Tiếng xe cứu thương.

b) Tiếng học sinh phát biểu trong lớp.

c) Tiếng sấm.

d) Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần khu dân cư.

e) Tiếng ồn từ khu chợ họp gần lớp học.

g) Tiếng hát karaoke vào đêm khuya.

Trả lời:

Các âm thanh là tiếng ồn: d, e, g.

Vì những âm thanh này to, kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Câu hỏi 2 trang 70 Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn.

Trả lời:

- Tiếng máy khoan bê tông liên tục hoạt động cạnh nơi làm việc.

Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn (ảnh 6)

- Tiếng các loại máy móc ở các công trình đang thi công gần nhà dân.

Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn (ảnh 7)

- Tiếng còi, tiếng động cơ của các phương tiện giao thông trong giờ cao điểm.

Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn (ảnh 8)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Hãy thảo luận nhóm và cho biết mục đích của các biện pháp nêu trên

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Hoạt động trang 70 Khoa học tự nhiên 7: Hãy thảo luận nhóm và cho biết mục đích của các biện pháp nêu trên.

Trả lời:

Mục đích của các biện pháp trên nhằm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Câu hỏi trang 71 Khoa học tự nhiên 7: Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe, em hãy chỉ ra những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đề xuất biện pháp để làm giảm những ảnh hưởng này.

Trả lời:

- Những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi nhà ở gần khu chợ hoặc bến xe:

+ Tiếng nói chuyện của các cô bán hàng, tiếng trao đổi mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán, tiếng đi lại, tiếng sắp xếp hàng hóa, …. ở trong một khu chợ.

+ Tiếng còi xe, tiếng động cơ nổ, tiếng phanh xe, tiếng các chú nơ xe gọi khách,… ở trong bến xe.

Những tiếng ồn đó có thể khiến cho những người trong gia đình - đặc biệt là người già và trẻ nhỏ dễ bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Đề xuất các biện pháp làm giảm những ảnh hưởng này:

+ Treo rèm cửa bằng nhung mềm.

Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe (ảnh 9)

+ Làm tường phủ dạ nhung để hấp thụ âm.

Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe (ảnh 10)

+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà để lá cây phân tán âm thanh đi.

Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe (ảnh 11)

+ Xây tường 20 phân

Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe (ảnh 12)

+ Lắp đặt kính cửa sổ cách âm, …

Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe (ảnh 13)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Nhận biết được vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Em có thể 1 trang 71 Khoa học tự nhiên 7: Nhận biết được vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém.

Trả lời:

- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.

Ví dụ: tấm kim loại, mặt đá hoa, …

Nhận biết được vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém (ảnh 14)

- Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.

Ví dụ: tấm xốp, rèm nhung,…

Nhận biết được vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém (ảnh 15)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Đề xuất phương án để chống ô nhiễm tiếng ồn ở tại nhà ở, khu dân cư

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Em có thể 2 trang 71 Khoa học tự nhiên 7: Đề xuất phương án để chống ô nhiễm tiếng ồn ở tại nhà ở, khu dân cư hoặc lớp học của em.

Trả lời:

Các phương án chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp học:

+ Treo biển báo “Cấm bóp còi” gần trường học.

+ Trồng nhiều cây xanh xung quanh trường, lớp học.

+ Làm trần nhà, tường nhà dày (với lớp xốp xen giữa hai lớp tường gạch).

+ Sử dụng dây cao su bao quanh rìa các cánh cửa.

+ Treo rèm nhung.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

Trình bày về sự phản xạ của sóng âm khi gặp mặt chắn và giải thích

Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Em có thể 3 trang 71 Khoa học tự nhiên 7: Trình bày về sự phản xạ của sóng âm khi gặp mặt chắn và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

Trả lời:

- Sự phản xạ của sóng âm khi gặp mặt chắn:

+ Hiện tượng phản xạ âm là hiện tượng khi âm trực tiếp phát ra gặp mặt chắn bị dội ngược trở lại. Âm dội ngược trở lại khi gặp mặt chắn được gọi là âm phản xạ.

+ Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 115 giây.

- Giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:

+ Sử dụng rèm nhung để chống ô nhiễm tiếng ồn tức là ta đang ngăn chặn đường truyền của âm.

+ Trồng cây xung quanh nhà để chống ô nhiễm tiếng ồn tức là ta đang làm cho âm truyền bị phân tán và truyền theo hướng khác.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn hay khác:

SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 14.

Giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 41

VTH Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH KHTN 7 Bài 14.

Giải vở thực hành KHTN 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Kết nối tri thức

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 44 Tập 1

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: