KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Giải Khoa học tự nhiên 7 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng (phân môn Vật Lí 7) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 16.

Giải KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng - Cô Dương Yến (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 7 trang 78

Theo em trong hình bên, có những cách nào để làm cho ánh sáng từ đèn truyền tới gương

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Mở đầu trang 78 Bài 16 Khoa học tự nhiên 7: Theo em trong hình bên, có những cách nào để làm cho ánh sáng từ đèn truyền tới gương, phản chiếu vào điểm S trên bảng?

Theo em trong hình bên, có những cách nào để làm cho ánh sáng từ đèn truyền tới gương (ảnh 1)

Trả lời:

Có 2 cách để làm cho ánh sáng từ đèn truyền tới gương hắt trở lại và chiếu vào điểm S trên bảng:

+ Cách 1: Thay đổi phương của ánh đèn chiếu đến gương.

+ Cách 2: Thay đổi góc nghiêng của gương.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Tìm thêm ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Câu hỏi trang 78 Khoa học tự nhiên 7: Tìm thêm ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Trả lời:

- Bạn A cầm đèn pin chiếu vào gương phẳng mà bạn B đang cầm ta thu được 1 vệt sáng trên người bạn C.

Tìm thêm ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng (ảnh 2)

- Hình ảnh hàng cây in dưới mặt nước phẳng lặng.

Tìm thêm ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng (ảnh 3)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới không?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Hoạt động 1 trang 79 Khoa học tự nhiên 7: Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ. Hãy quan sát thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:

Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới không?

Quay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục A để nó không thuộc mặt phẳng chứa nửa bên trái. Quan sát xem có còn nhìn thấy tia sáng phản xạ không?

Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới không? (ảnh 4)

Trả lời:

- Khi chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ, ta thấy tia phản xạ vẫn xuất hiện trên mặt phẳng tới.

- Khi quay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục A để nó không thuộc mặt phẳng chứa nửa bên trái, ta không còn nhìn thấy tia sáng phản xạ trên mặt bảng chia độ bên phải nữa.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Quay nửa bên phải của bảng chia độ trở lại vị trí ban đầu, rồi thay đổi góc tới

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Hoạt động 2 trang 79 Khoa học tự nhiên 7: Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ. Hãy quan sát thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:

Quay nửa bên phải của bảng chia độ trở lại vị trí ban đầu, rồi thay đổi góc tới để tìm mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.

Quay nửa bên phải của bảng chia độ trở lại vị trí ban đầu, rồi thay đổi góc tới (ảnh 5)

Trả lời:

Khi thay đổi góc tới, ta thấy góc phản xạ cũng thay đổi theo.

Sử dụng thước đo góc để đo các giá trị của góc phản xạ ứng với các góc tới khác nhau.

Ví dụ:

Góc tới

Góc phản xạ

600

600

450

450

300

300

Nhận xét: góc phản xạ bằng góc tới.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Rút ra kết luận về mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ và mối quan hệ

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Hoạt động 3 trang 79 Khoa học tự nhiên 7: Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ. Hãy quan sát thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:

Rút ra kết luận về mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ và mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới.

Trả lời:

- Mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ là mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến hay nói cách khác tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

Rút ra kết luận về mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ và mối quan hệ (ảnh 6)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Có thể viết công thức của định luật phản xạ ánh sáng i = i’ được không? Tại sao?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Câu hỏi 1 trang 79 Khoa học tự nhiên 7: Có thể viết công thức của định luật phản xạ ánh sáng i = i’ được không? Tại sao?

Trả lời:

Không. Vì biểu thức i = i’ chỉ biểu diễn được độ lớn của góc tới và góc phản xạ mà không biểu diễn được tính chất hiện tượng về mặt vật lí là góc phản xạ phụ thuộc vào góc tới.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30 độ vào gương phẳng đặt thẳng đứng, vẽ hình biểu diễn

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Câu hỏi 2 trang 79 Khoa học tự nhiên 7: Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30o vào gương phẳng đặt thẳng đứng, vẽ hình biểu diễn tia sáng tới và tia sáng phản xạ.

Trả lời:

- Chiếu tia sáng tới SI dưới góc tới 30o vào gương phẳng đặt thẳng đứng với I là điểm tới.

- Vẽ IN vuông góc với mặt phẳng gương tại điểm I, ta được pháp tuyến IN.

Ta có: SIN^=300

- Vẽ tia phản xạ IR sao cho RIN^=SIN^=300

Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30 độ vào gương phẳng đặt thẳng đứng, vẽ hình biểu diễn (ảnh 7)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Câu hỏi 3 trang 79 Khoa học tự nhiên 7: Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Em hãy tính góc tới và góc phản xạ. Vẽ hình.

Trả lời:

- Vì tia sáng phản xạ IR vuông góc với tia sáng tới SI, nên ta có: i + i’ = 90o

- Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’

i = i’ = 45o

Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc (ảnh 8)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Em hãy vẽ các tia sáng phản xạ của các tia sáng tới trong Hình 16.3a và 16.3b

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Hoạt động trang 80 Khoa học tự nhiên 7: Em hãy vẽ các tia sáng phản xạ của các tia sáng tới trong Hình 16.3a và 16.3b.

Nhận xét về hướng của các tia sáng phản xạ đã vẽ trong Hình 16.3a và 16.3b. Giải thích.

Em hãy vẽ các tia sáng phản xạ của các tia sáng tới trong Hình 16.3a và 16.3b (ảnh 9)

Trả lời:

- Hình 16.3a: Các tia sáng tới song song bị phản xạ qua gương phẳng cho các tia phản xạ cũng cùng hướng và song song với nhau.

Em hãy vẽ các tia sáng phản xạ của các tia sáng tới trong Hình 16.3a và 16.3b (ảnh 10)

- Hình 16.3b: Các tia sáng tới song song bị phản xạ qua gương không phẳng cho các tia phản xạ theo các hướng khác nhau.

Em hãy vẽ các tia sáng phản xạ của các tia sáng tới trong Hình 16.3a và 16.3b (ảnh 11)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Tìm thêm ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Câu hỏi trang 80 Khoa học tự nhiên 7: Tìm thêm ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán.

Trả lời:

Ví dụ 1:

+ Khi có phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh trong gương.

Tìm thêm ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán (ảnh 12)

Mặt gương nhẵn bóng

+ Khi có phản xạ khuếch tán, ta không thể nhìn thấy ảnh trong gương.

Tìm thêm ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán (ảnh 13)

Mặt gương bám đầy nước

Ví dụ 2:

+ Khi có phản xạ trên gương, ta chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng của Mặt Trời trong camera thứ 3.

Tìm thêm ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán (ảnh 14)

+ Khi có phản xạ khuếch tán trên tờ giấy trắng, cả 3 camera đều nhìn thấy ánh sáng.

Tìm thêm ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán (ảnh 15)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

Thuyết trình về sự phản xạ ánh sáng trên các bề mặt nhẵn bóng

Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Em có thể trang 81 Khoa học tự nhiên 7: Thuyết trình về sự phản xạ ánh sáng trên các bề mặt nhẵn bóng.

Trả lời:

- Khi ánh sáng truyền đến một bề mặt nhẵn, bóng, phẳng sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng. Đó là tia sáng tới truyền tới bề mặt nhẵn bóng bị hắt trở lại môi trường cũ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng như sau:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

Thuyết trình về sự phản xạ ánh sáng trên các bề mặt nhẵn bóng (ảnh 16)

- Loại phản xạ nhìn thấy trong gương phụ thuộc vào hình dạng của gương và trong một số trường hợp, còn phụ thuộc vào khoảng cách từ vật tới gương.

- Ngoài gương phẳng, ta còn có gương cầu lõm và gương cầu lồi cho các hình đa dạng của vật khác nhau khi qua gương.

Ví dụ 1: Ảnh của vật khi qua gương cầu lõm

Thuyết trình về sự phản xạ ánh sáng trên các bề mặt nhẵn bóng (ảnh 17)

Vật đặt ngay sát gương cho ảnh ảo, cùng chiều với vật, to hơn vật

Thuyết trình về sự phản xạ ánh sáng trên các bề mặt nhẵn bóng (ảnh 18)

Vật đặt cách xa gương cho ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật.

Ví dụ 2: Ảnh của vật qua gương cầu lồi

Thuyết trình về sự phản xạ ánh sáng trên các bề mặt nhẵn bóng (ảnh 19)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng hay khác:

SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 16.

Giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 46

VTH Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH KHTN 7 Bài 16.

Giải vở thực hành KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng - Kết nối tri thức

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 52 Tập 1

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: