KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

Giải Khoa học tự nhiên 9 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 9 Bài 14.

Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

Video Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Cô Dương Yến (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 9 trang 62

Năng lượng hóa thạch có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải và sản xuất điện

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 62 Bài 14 KHTN 9: Năng lượng hóa thạch có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải và sản xuất điện. Năng lượng này có ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Năng lượng hóa thạch

Ưu điểm

Nhược điểm

- Nguồn sẵn có.

- Dễ khai thác, chế biến.

- Dễ vận chuyển, tích trữ với khối lượng lớn.

- Công nghệ khai thác và chuyển hóa năng lượng hóa thạch phổ biến, chi phí rẻ.

- Tỏa nhiệt lượng lớn khi đốt.

- Thời gian hình thành lâu, dẫn đến trữ lượng có hạn và dần cạn kiệt.

- Việc khai thác, xử lí, phân phối nhiên liệu gây ra nhiều mối đe dọa cho môi trường: thay đổi cấu trúc địa tầng, động đất, thay đổi hệ sinh thái.

- Việc đốt cháy nhiên liệu tạo ra chất thải rắn, phát thải các khí gây ảnh hướng đến sức khỏe con người và đến khí hậu, hệ sinh thái.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:

Kể tên các nguồn năng lượng mà em biết. Nêu rõ vai trò của Mặt Trời

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 1 trang 62 KHTN 9: Kể tên các nguồn năng lượng mà em biết. Nêu rõ vai trò của Mặt Trời đối với mỗi nguồn năng lượng đó.

Trả lời:

Năng lượng nước: Mặt Trời làm nước bay hơi và ngưng tụ thành mây và mưa.

Năng lượng nhiệt: Mặt Trời truyền đến Trái Đất có năng lượng nhiệt, làm khô quần áo, ...

Năng lượng ánh sáng: Mặt trời chiếu xuống Trái Đất qua các chùm ánh sáng.

Năng lượng sóng biển: Bức xạ mặt trời gây ra các trường áp suất không khí biến đổi dẫn đến sự xuất hiện của gió, gió tạo ra động lực cho bề mặt đại dương, tạo ra sóng biển.

Năng lượng gió: Năng lượng Mặt trời chiếu xuống trái đất làm các tầng không khí nóng lên khác nhau. Sự nóng lên này tạo ra chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng trên trái đất, gây ra sự chuyển động của không khí, tạo ra gió.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:

Mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong chu trình nước (Hình 14.1)

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 2 trang 62 KHTN 9: Mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong chu trình nước (Hình 14.1). Nêu rõ vai trò của Mặt Trời trong chu trình này.

Mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong chu trình nước (Hình 14.1)

Trả lời:

Chu trình nước: Ánh sáng Mặt trời chiếu xuống mặt đất và biển làm nóng nước và khí quyển. Nước của các đại dương được bốc hơi lên không khí. Gió sẽ mang hơi nước tới các lục địa và tạo ra các dạng khác nhau (mưa, tuyết, mưa đá,…). Sau đó, nước lại trở về biển thông qua các mạch nước ngầm và sông hồ và tiếp tục một chu trình nước mới.

Vai trò của Mặt trời trong chu trình này: Mặt Trời có vai trò quan trọng tiên quyết để có thể bắt đầu chu trình nước.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:

Mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong chu trình carbon (Hình 14.2)

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 3 trang 63 KHTN 9: Mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong chu trình carbon (Hình 14.2). Nêu rõ vai trò của Mặt Trời trong chu trình này.

Mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong chu trình carbon (Hình 14.2)

Trả lời:

- Carbon đi vào chu trình dưới dạng carbon điôxit (CO2). Quá trình hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy thực vật, phân hủy xác hữu cơ, sản xuất công nghiệp, giao thông... tạo ra lượng lớn CO2 trong khí quyển. Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quá trình quang hợp, carbon trao đổi trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn. Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa carbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường. Carbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường: hô hấp, phân giải của vi sinh vật, đốt cháy. Một lượng nhỏ carbon lắng đọng tạo trầm tích dưới đáy biển tạo thành nhiên liệu hóa thạnh và các hóa thạch khác.

- Vai trò của Mặt Trời trong chu trình carbon là cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình quang hợp ban đầu.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:

Mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng hiện nay nhiên liệu hóa thạch vẫn được sử dụng rộng rãi

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 4 trang 64 KHTN 9: Mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng hiện nay nhiên liệu hóa thạch vẫn được sử dụng rộng rãi. Vì sao?

Trả lời:

Mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng hiện nay nhiên liệu hóa thạch vẫn được sử dụng rộng rãi vì nhiên liệu hóa thạch có sẵn trong thiên nhiên, dễ khai thác, dễ vận chuyển, dễ sử dụng, có thể dự trữ trong thời gian dài, tỏa nhiệt lượng lớn khi đốt, giá thành rẻ hơn.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:

Việc sử dụng xăng dầu trong lĩnh vực giao thông vận tải

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 64 KHTN 9: Việc sử dụng xăng dầu trong lĩnh vực giao thông vận tải có tác động như thế nào đến môi trường?

Trả lời:

Việc sử dụng xăng dầu trong lĩnh vực giao thông vận tải thải ra môi trường một lượng lớn khí nhà kính như carbon dioxide, methane, ..., bụi mịn và nhiều kim loại nặng khác làm ô nhiễm môi trường, gia tăng khả năng xảy ra hiệu ứng nhà kính, đóng góp vào việc biến đổi khí hậu.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:

Hãy cho biết ở công đoạn nào trong hệ thống cung ứng xăng dầu (Hình 14.4)

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 5 trang 64 KHTN 9: Hãy cho biết ở công đoạn nào trong hệ thống cung ứng xăng dầu (Hình 14.4) tốn nhiều chi phí nhất?

Hãy cho biết ở công đoạn nào trong hệ thống cung ứng xăng dầu (Hình 14.4)

Trả lời:

Công đoạn khai thác dầu thô tốn nhiều chi phí nhất trong hệ thống cung ứng xăng dầu.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:

Phân tích các biểu đồ Hình 14.5, từ đó cho biết giá xăng dầu phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 6 trang 65 KHTN 9: Phân tích các biểu đồ Hình 14.5, từ đó cho biết giá xăng dầu phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào.

Phân tích các biểu đồ Hình 14.5, từ đó cho biết giá xăng dầu phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào

Trả lời:

Giá xăng dầu phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khai thác dầu thô.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:

Tìm hiểu giá bán lẻ và các yếu tố xác định giá bán lẻ xăng dầu tại địa phương em

Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 65 KHTN 9: Tìm hiểu giá bán lẻ và các yếu tố xác định giá bán lẻ xăng dầu tại địa phương em.

Trả lời:

Giá bán lẻ các loại xăng dầu (tương đối):

Sản phẩm

Vùng 1

Vùng 2

Xăng RON 95-V

25.480

25.980

Xăng RON 95-III

24.950

25.440

Xăng E5 RON 92-II

23.910

24.380

DO 0,001S-V

21.210

21.630

DO 0,05S-II

20.600

21.010

Dầu hỏa 2-K

20.540

20.950

 Các yếu tố xác định giá bán lẻ xăng dầu:

- Chi phí nhập xăng dầu.

- Các loại thuế.

- Chi phí khai thác dầu thô.

- Chi phí phân phối, vận chuyển đến các cây xăng.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác: