KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính

Giải Khoa học tự nhiên 9 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 9 Bài 10.

Giải KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính

Video Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính - Cô Dương Yến (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 9 trang 50

Tại sao người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc

Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính - Kết nối tri thức

Mở đầu trang 50 Bài 10 KHTN 9: Tại sao người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc?

Tại sao người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc

Trả lời:

Vì người thợ sửa đồng hồ muốn phóng to hình ảnh của các linh kiện có kích thước rất nhỏ bên trong đồng hồ để nhìn cho rõ giúp dễ sửa hơn.

Lời giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính hay khác:

Trả lời câu hỏi phần mở bài Nêu một số ứng dụng của kính lúp trong đời sống

Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 50 KHTN 9:

1. Trả lời câu hỏi phần mở bài.

2. Nêu một số ứng dụng của kính lúp trong đời sống.

Trả lời:

1. Người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc vì các linh kiện của đồng hồ khá nhỏ nên cần phóng to ra để nhìn thấy dễ dàng hơn.

2. Kính lúp được dùng khá phổ biến trong cuộc sống với những lĩnh vực như:

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: kiểm tra bề mặt kim loại, bộ phận máy móc, bề mặt sơn, xem kim cương đá quý nữ trang, thực phẩm và dược phẩm.

- Kiểm tra, sửa chữa: bảng mạch điện tử, máy ảnh, đồng hồ, chi tiết cơ khí, nghiên cứu tem, đồ cổ.

– Kính lúp công nghiệp cũng được sử dụng để kiểm tra và phát hiện các lỗi trong quá trình sản xuất; kiểm tra kích thước sản phẩm, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Lời giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính hay khác:

Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính

Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 51 KHTN 9:

1. Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?

2. Vẽ ảnh của vật qua kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận.

Trả lời:

1. Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự (khoảng cách từ quang tâm O của kính đến tiêu điểm chính F).

2.

Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính

Lời giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính hay khác:

Một vật AB cao 2 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ

Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính - Kết nối tri thức

Hoạt động trang 52 KHTN 9: Một vật AB cao 2 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng 7,5 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự là 5 cm.

a) Sử dụng giấy kẻ ô và vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính theo tỉ lệ 1 cạnh của ô vuông tương ứng với 1 cm như Hình 10.6.

b) Xác định vị trí và đặc điểm của ảnh (Ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật).

Trả lời:

a.

Một vật AB cao 2 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ

b.

Cách 1: Dựa vào hình vẽ ta có:

- Vị trí của ảnh nằm khác phía so với vật, cách thấu kính một khoảng d’ = 15 cm.

- Đặc điểm của ảnh: ảnh thật, ngược chiều so với vật, cao 4 cm.

Cách 2:

- Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là

1f=1d+1d'1d'=1f1d=1517,5=115d'=15cm

- Độ cao của ảnh là h'h=d'dh'=h.d'd=2.157,5=4cm

- Đặc điểm của ảnh: ảnh thật, ngược chiều so với vật và lớn hơn vật.

Lời giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính hay khác:

Vật AB có độ cao h = 3 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ

Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 52 KHTN 9: Vật AB có độ cao h = 3 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 2f.

a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ.

b) Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao của ảnh (h’) và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm (d’).

Trả lời:

a.

Một vật AB cao 2 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ

b. Ta có: BI//OF’ mà BI =AO = 2f = 2OF' nên OF' là đường trung bình của tam giác B'BI.

Từ đó suy ra OB = OB', IF’ = B’F’

- Xét hai tam giác vuông: và có:

+ OB = OB' (cmt)

BOA^=B'OA'^ (đối đỉnh)

Suy ra: ΔBAO=ΔB'A'O (cạnh huyền – góc nhọn)

AB=A'B'h=h'=3cmOA=OA'd=d'=10cm

Lời giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính hay khác:

Sử dụng được kính lúp để quan sát các vật nhỏ

Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính - Kết nối tri thức

Em có thể trang 52 KHTN 9: Sử dụng được kính lúp để quan sát các vật nhỏ.

Trả lời:

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.

Lời giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính hay khác:

Vẽ được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ để giải các bài

Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính - Kết nối tri thức

Em có thể trang 52 KHTN 9: Vẽ được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.

Trả lời:

Cách dựng ảnh một vật qua thấu kính hội tụ:

- Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:

(1): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.

(2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.

(3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.

Vẽ được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ để giải các bài

Vẽ được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ để giải các bài

Lời giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính hay khác: