Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo (hay, ngắn gọn) | Kiến thức trọng tâm Giáo dục công dân 8

Giải Giáo dục công dân 8 | No tags

Mục lục

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo

Xem online sách lớp 8 mới

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

1. Khái niệm

- Truyền thống dân tộc là những giá trị vật chất và tinh thần (tư tưởng, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp,…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Tự hào về truyền thống của dân tộc là sự tự tin, hãnh diện, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà cộng đồng dân tộc đã tạo ra.

2. Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, như:

+ Yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Cần cù, sáng tạo trọng lao động;

+ Tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo;

+ Nhân ái, yêu thương con người;

+ Các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương. Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng; nghề truyền thống làm gốm sứ,…

+ ….

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

3. Giá trị của các truyền thống dân tộc

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô cùng quý báu được tổ tiên, cha ông tạo dựng và lưu truyền từ ngàn xưa cho đến ngày nay.

- Những truyền thống tốt đẹp có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, xã hội và kinh tế, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Đồng thời, là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

- Truyền thống dân tộc giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

-  Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là nguồn sức mạnh nội sinh để các thế hệ người Việt xây dựng và phát triển bền vững đất nước

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc

- Để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, học sinh cần:

+ Tìm hiểu về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống;

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các vùng miền, dân tộc.

+ Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,...

+ Phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.

+ Tránh nhầm lẫn truyền thống với những hủ tục, lạc hậu. Tích cực bài trừ, lên án những hủ tục, phong tục lạc hậu.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

1. Khái niệm

- Dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi truyền thống chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung.

- Đa dạng của các dân tộc là sự tồn tại của nhiều dân tộc khác nhau ở một khu vực hoặc trên thế giới.

- Đa dạng của các nền văn hóa là sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và nhiều cách biểu đạt văn hóa khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung.

2. Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc

- Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa được biểu hiện thông qua:

+ Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình

+ Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, phương thức sinh hoạt, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,…

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

3. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng:

+ Giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu;

+ Phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

4. Trách nhiệm của học sinh

- Để tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới, chúng ta cần:

+ Tôn trọng tiếng nói, trang phục, tập quán, nghi thức;

+ Sẵn sàng tiếp thu và học hỏi những tiến bộ, thành tựu của các dân tộc, các nền văn hóa khác trên thế giới.

+ Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa một cách phù hợp.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

1. Khái niệm:

- Cần cù là chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

2. Biểu hiện của cần cù, sáng tạo

- Biểu hiện của cần cù là làm việc thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.

- Biểu hiện của sáng tạo và luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc.

3. Ý nghĩa

- Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động,… sẽ luôn được mọi người yêu mến, quý trọng.

4. Trách nhiệm của học sinh

- Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo, học sinh cần chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc.

- Bên cạnh đó, chúng ta cần trân trọng thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo, phê phán biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

1. Khái niệm

 - Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

- Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác.

=> Bảo vệ lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

2. Ý nghĩa

- Bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.

- Những người có ý thức bảo vệ lẽ phải sẽ luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.

3. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh cần có những lời nói, hành động cụ thể để bảo vệ lẽ phải thông qua các việc làm như:

+ Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điêu đứng đắn.

+ Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.

+ Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải.

+ Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Khái niệm:

- Môi trường là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người.

- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

b. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước:

+ Môi trường trong lành góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Khái niệm

- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi, tái tạo thiên nhiên có thể phục hồi được.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

b. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội,

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.

3. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

+ Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lí tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

+ Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

+ Bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch.

+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chỉ trà, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

4. Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Nâng cao ý thức mọi người chung tay bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

+ Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên

+ Tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

5. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi như:

+ Không xả rác bừa bãi;

+ Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa;

+ Tiết kiệm điện, nước,...

+ Phê phán, đấu tranh, góp ý với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên (phá rừng, săn bắt động vật trái phép,...).

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

1. Thế nào là mục tiêu cá nhân? Các loại mục tiêu cá nhân?

a. Khái niệm:

- Mục tiêu cá nhân là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Mục tiêu cá nhân (minh họa)

b. Phân loại:

- Phân loại theo thời gian, gồm:

+ Mục tiêu ngắn hạn.

+ Mục tiêu dài hạn.

- Phân loại theo lĩnh vực, gồm:

+ Mục tiêu về sức khỏe

+ Mục tiêu về học tập

+ Mục tiêu về gia đình

+ Mục tiêu về sự nghiệp.

+ Mục tiêu về tài chính,...

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Mục tiêu cá nhân theo lĩnh vực (gia đình, sự nghiệp, tài chính,…)

2. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân:

- Mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người.

- Mục tiêu có tác dụng tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.

3. Cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

- Xác định mục tiêu cá nhân cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Cụ thể (rõ ràng, chi tiết)

+ Đo lường được (có thể lượng giả được).

+ Khả thi (có khả năng thực hiện).

+ Thực tế (có giá trị với bản thân).

+ Thời gian thực hiện (có lộ trình, thời điểm).

- Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu gồm 6 bước:

+ Bước 1: Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu.

+ Bước 2: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

+ Bước 3: Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.

+ Bước 4: Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.

+ Bước 5: Điều chỉnh cách thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

+ Bước 6: Cam kết thực hiện kế hoạch.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân (minh họa)

4. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh cần xác định cho mình mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp và lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đề ra.

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cần tập trung, cố gắng vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Học sinh cần lập kế hoạch học tập hiệu quả

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thế nào là bạo lực gia đình?

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình (tranh minh họa)

2. Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.

- Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

- Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

- Bạo lực tình dục: là bất kì hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

3. Hậu quả của bạo lực gia đình

- Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

- Làm cho các thành viên trong gia đình bị tổn thương về tâm lí, cơ thể và thậm chí là tính mạng;

- Là một trong những nguyên nhân khiến cho gia đình bị rạn nứt, đổ vỡ.

- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

4. Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Pháp luật đã quy định về phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Trẻ em; Luật Bình đẳng giới.

4. Kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình

- Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi thành viên trong gia đình cần: yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau; thực hiện tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình; tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về gia đình.

- Các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn;

+ Trong khi xảy ra bạo lực: lên tiếng phản đối một cách phù hợp, nhờ sự trợ giúp của người thân, hàng xóm hoặc gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111;

+ Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị và tìm cách hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Học sinh cần phê phán hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng một cách phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

1. Thế nào là kế hoạch chi tiêu?

- Kế hoạch chi tiêu là tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả (tranh minh họa)

2. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu

- Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp quản lý tiền một cách hiệu quả, phát hiện được những điểm chưa đúng trong việc sử dụng tài chính, chi tiêu không hợp lý.

- Kế hoạch chi tiêu còn giúp định hướng tương lai, phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

3. Các bước lập kế hoạch chi tiêu

- Để lập kế hoạch chi tiêu, cần thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có

+ Bước 2: Xác định các khoản cần chi.

+ Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu chi.

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

+ Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

4. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh phải rèn luyện những thói quen chi tiêu tốt và lập được kế hoạch chi tiêu cho cá nhân một cách phù hợp.

- Ngoài ra, cần giúp đỡ người thân, bạn bè lập kế hoạch chi tiêu hợp lệ trong khả năng của mình.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phổ biến

- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: bom, mìn nổ, bình ga nổ, nhiễm chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ ngân,...

- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Vũ khí: Cưa bom mìn, sử dụng vũ khí tự chế,...

+ Cháy, nổ: Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt, chập điện, sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,..

+ Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm; kim loại nặng lẫn trong thực phẩm, thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu...

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để lại hậu quả: Ảnh hưởng đến sức khỏe thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội; ô nhiễm môi trường; chết người;...

3. Quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.

+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Đối với tai nạn bom, mìn: Không cưa, đục, mở, tháo chốt.

+ Đối với tai nạn phòng cháy, chữa cháy: Trang bị các phương tiện chữa cháy, kiểm tra, khắc phục kịp thời nguy cơ cháy, nổ.

+ Đối với tai nạn ngộ độc thực phẩm: Thực hiện việc ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, không sử dụng phẩm màu, hoá chất, phụ gia độc hại trong bảo quản, sản xuất và chế biến thực phẩm.

- Học sinh phải tích cực phòng ngừa và chủ động nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại,…

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1. Lao động là gì? Tầm quan trọng của lao động

- Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

- Tầm quan trọng của lao động:

+ Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người,

+ Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa cụ của công dân

a. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

- Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Mọi người đều có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội duy trì và phát triển đất nước.

- Quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên: Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc, ở các nơi làm việc theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

b. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động:

- Quyền lao động của người lao động:

+ Làm việc;

+ Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp;

+ Học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại công sở,…

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Nghĩa vụ lao động của người lao động:

+ Thực hiện hợp đồng lao động;

+ Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động…

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

c. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

- Quyền của người sử dụng lao động:

+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động;

+ Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

3. Trách nhiệm của học sinh

- Học sinh phải tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng.

Lý thuyết GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Biết đánh giá, phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động; phê phán những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

(PDF) Sách lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)

VietJack cập nhật PDF nội dung Sách lớp 8 Kết nối tri thức đầy đủ, mới nhất năm học 2023 - 2024 các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học. Dưới đây là bản PDF tất cả các môn 8 sách mới gửi đến bạn đọc:

(PDF) Bộ Sách lớp 8 Kết nối tri thức

SGK 8 Kết nối tri thức

PDF Sách lớp 8 Cánh diều (các môn học)

VietJack cập nhật PDF nội dung Sách lớp 8 Cánh diều đầy đủ, mới nhất năm học 2023 - 2024 các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học. Dưới đây là bản PDF tất cả các môn 8 sách mới gửi đến bạn đọc:

(PDF) Bộ Sách lớp 8 Cánh diều

SGK 8 Cánh diều

PDF Sách lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)

VietJack cập nhật PDF nội dung Sách lớp 8 Chân trời sáng tạo đầy đủ, mới nhất năm học 2023 - 2024 các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học. Dưới đây là bản PDF tất cả các môn 8 sách mới gửi đến bạn đọc:

(PDF) Bộ Sách lớp 8 Chân trời sáng tạo

SGK 8 Chân trời sáng tạo