Giải Sinh học 11 | No tags
Mở đầu trang 29 Sinh học 11: Trong nông nghiệp, để tiết kiệm diện tích đất trồng, thời gian thu hoạch, đồng thời tăng năng suất cây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, người ta đã áp dụng mô hình trồng xen canh các loài cây khác nhau (ví dụ: xen canh giữa ngô với các cây bí đỏ, rau dền). Mô hình trồng xen canh được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Lời giải:
Mô hình trồng xen canh được thực hiện dựa trên cơ sở nhu cầu ánh sáng để thực hiện quang hợp khác nhau của các loài cây trồng. Người ta thường trồng xen canh các cây có điểm bù ánh sáng thấp với cây có điểm bù ánh sáng cao để có thể thu hoạch được tối đa năng suất cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích đất trồng.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 1 trang 29 Sinh học 11: Quan sát Hình 4.2, hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật. Các nguyên liệu đó được thực vật lấy từ đâu?
Lời giải:
- Nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật: CO2, nước và năng lượng ánh sáng.
- Sản phẩm của quá trình quang hợp là: chất hữu cơ và khí O2.
- Nguồn gốc của các nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật:
+ CO2 được thực vật lấy từ khí quyển nhờ quá trình trao đổi khí của cây.
+ Nước được hấp thụ từ môi trường chủ yếu nhờ quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
+ Năng lượng ánh sáng có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc nhân tạo.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 2 trang 30 Sinh học 11: Tại sao sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp?
Lời giải:
Sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp vì quang hợp có vai trò quan trọng đối với con người và các loài sinh vật:
- Quang hợp cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cho thực vật và nhiều sinh vật khác: Khoảng 50% chất hữu cơ được tạo ra từ quang hợp được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của thực vật. Phần còn lại được dùng làm nguyên liệu tổng hợp các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên thực vật, đồng thời là nguồn carbon và năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể thực vật. Sản phẩm hữu cơ được tạo ra từ quang hợp cung cấp vật chất và năng lượng có thể sử dụng cho các loài sinh vật (kể cả con người). Sản phẩm của quá trình quang hợp còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, sản xuất dược liệu.
- Quang hợp cung cấp nguồn O2 – dưỡng khí cho sự sống của hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.
- Quang hợp đảm bảo hàm lượng khí O2 và CO2 trong khí quyển được duy trì ở mức ổn định, góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường sống của các sinh vật.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 3 trang 30 Sinh học 11: Quan sát Hình 4.3, hãy cho biết hệ sắc tố ở thực vật gồm những nhóm nào. Vai trò của mỗi nhóm sắc tố đó là gì?
Lời giải:
- Hệ sắc tố ở thực vật gồm hai nhóm: Chlorophyll (gồm chlorophyll a và chlorophyll b) và carotenoid (gồm carotene và xanthophyll).
- Vai trò của mỗi nhóm sắc tố:
+ Cholorophyll hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng xanh tím và đỏ, chuyển năng lượng ánh sáng hấp thụ được cho các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH.
+ Carotenoid hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng xanh tím, sau đó, truyền năng lượng ánh sáng đã hấp thụ được cho chlorophyll.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Luyện tập trang 31 Sinh học 11: Một số loài thực vật có lá màu đỏ hoặc tím (rau dền, tía tô,…) có thể thực hiện quang hợp không? Giải thích.
Lời giải:
- Một số loài thực vật có lá màu đỏ hoặc tím (rau dền, tía tô,…) vẫn có thể thực hiện quang hợp bình thường.
- Một số loài thực vật có lá màu đỏ hoặc tím (rau dền, tía tô,…) vẫn có thể thực hiện quang hợp bình thường.
- Giải thích: Ngoài sắc tố màu xanh lục (chlorophyll) chứa trong lục lạp, lá còn có sắc tố đỏ, cam, tím,… (carotenoid). Tùy vào tỉ lệ các loại sắc tố này trong lá mà chúng sẽ có các màu sắc khác nhau. Như vậy, ở các loại lá có màu đỏ hoặc tím vẫn chứa chlorophyll chỉ là hàm lượng ít hơn carotenoid. Do đó, một số loài thực vật có lá màu đỏ hoặc tím (rau dền, tía tô,…) vẫn có thể thực hiện quang hợp
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 4 trang 31 Sinh học 11: Pha sáng của quang hợp gồm những phản ứng nào? Khi kết thúc pha sáng, những sản phẩm nào được hình thành?
Lời giải:
- Pha sáng của quang hợp gồm các phản ứng sau:
+ Các phân tử sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ cho chlorophyll a ở trung tâm phản ứng. Các phân tử chlorophyll a ở trung tâm phản ứng thu nhận ánh sáng trở thành dạng kích động electron và chuyền electron cho chuỗi truyền electron quang hợp nằm trên màng thylakoid.
+ Phản ứng quang phân li nước: Sự mất electron của chlorophyll a ở trung tâm phản ứng đã kích hoạt quá trình quang phân li nước theo sơ đồ phản ứng:
+ Phản ứng tổng hợp ATP và NADPH: Các electron được giải phóng từ quá trình quang phân li nước sẽ đến bù lại cho electron bị mất của chlorophyll a, còn các electron được kích hoạt bằng năng lượng ánh sáng giải phóng từ chlorophyll a và H+ (từ quang phân li nước) sẽ tham gia tổng hợp ATP và khử NADP+ thành NADPH trong chuỗi truyền electron quang hợp.
- Những sản phẩm được hình thành khi kết thúc pha sáng: ATP, NADPH và O2.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 5 trang 32 Sinh học 11: Quan sát Hình 4.5, hãy mô tả diễn biến con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C3.
Lời giải:
Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C3 chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn cố định CO2, giai đoạn khử và giai đoạn tái tạo chất nhận:
- Giai đoạn cố định CO2: Ribulose bisphosphate (RuBP) kết hợp với CO2 tạo ra 3-phosphoglycerate (3PG).
- Giai đoạn khử: 3PG được khử thành glyceraldehyde-3-phosphate (G3P) với sự tham gia của ATP và NADPH được tạo ra từ pha sáng.
- Giai đoạn tái tạo chất nhận: Một phần G3P sẽ được sử dụng cho tái tạo RuBP, phần G3P còn lại sẽ được sử dụng để tổng hợp glucose.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 6 trang 33 Sinh học 11: Quan sát Hình 4.6, hãy mô tả con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C4.
Lời giải:
Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C4: Thực vật C4 cố định CO2 theo hai giai đoạn với sự tham gia của hai loại tế bào khác nhau là tế bào nhu mô thịt lá và tế bào bao bó mạch.
- Giai đoạn cố định tạm CO2 (diễn ra ở tế bào nhu mô thịt lá): Phosphoenolpyruvate (PEP) nhận CO2 tạo thành sản phẩm đầu tiên là oxaloacetic acid (OAA). OAA bị khử để tạo thành malic acid (MA).
- Giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Calvin (diễn ra ở tế bào bao bó mạch): MA (4C) từ tế bào nhu mô thịt lá chuyển sang tế bào bao bó mạch được chuyển hóa thành pyruvic acid đồng thời giải phóng CO2. CO2 được giải phóng sẽ tiếp tục đi vào chu trình Calvin để tổng hợp glucose. Còn pyruvic acid sẽ được sử dụng để tái tạo chất nhận CO2 ban đầu là PEP với sự tham gia của ATP.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 7 trang 33 Sinh học 11: Thực vật C4 và CAM có con đường đồng hóa CO2 như thế nào để đảm bảo chúng có thể tổng hợp được chất hữu cơ trong điều kiện môi trường bất lợi?
Lời giải:
Thực vật C4 và thực vật CAM có thêm chu trình cố định tạm CO2 để đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp trong điều kiện khí khổng chủ động đóng một phần để tránh mất nước:
- Nhóm thực vật C4 thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm kéo dài (cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp và nồng độ O2 cao). Trong điều kiện này, khí khổng đóng lại để tránh mất nước dẫn đến nồng độ CO2 trong tế bào thấp. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quá trình quang hợp. Tuy nhiên, ở thực vật C4 nhờ có kho dự trữ CO2 là malic acid được tạo ra do quá trình cố định tạm CO2 ở tế bào nhu mô thịt lá mà thực vật C4 vẫn có thể quang hợp bình thường trong điều kiện bất lợi này.
- Nhóm thực vật CAM thích nghi với khí hậu sa mạc hoặc các điều kiện khô hạn kéo dài (cường độ ánh sáng cao, thiếu nước). Trong điều kiện này, để tránh sự mất nước, các loài thực vật này đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm để lấy CO2. Tuy nhiên, quang hợp cần diễn ra khi có năng lượng ánh sáng (ban ngày). Do đó, con đường đồng hóa CO2 ở thực vật CAM sẽ diễn ra theo cách riêng: cố định CO2 vào ban đêm (dự trữ nguồn CO2 cho chu trình Calvin), còn chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng. Nhờ đó, thực vật CAM vẫn có thể quang hợp bình thường trong điều kiện bất lợi này.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 8 trang 34 Sinh học 11: Quan sát Hình 4.8, hãy cho biết ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ở cây ưa sáng và cây ưa bóng.
Lời giải:
Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở cây ưa sáng và cây ưa bóng:
- Hiệu quả của quang hợp càng tăng khi tăng cường độ ánh sáng và đạt cực đại ở điểm bão hòa ánh sáng. Vượt qua điểm bão hõa ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng mà có thể giảm.
- Thực vật ưa sáng có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật ưa bóng, thực vật ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn thực vật ưa sáng.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 9 trang 35 Sinh học 11: Quan sát Hình 4.9, hãy phân tích sự ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4.
Lời giải:
Ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4:
- Khi tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp cũng tăng tỉ lệ thuận, sau đó tăng chậm cho tới khi đến giá trị bão hòa. Khi nồng độ CO2 tăng quá cao có thể làm cây chết vì ngộ độc CO2.
- Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 10 trang 35 Sinh học 11: Quan sát Hình 4.10, hãy phân tích sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4.
Lời giải:
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4:
- Trong điều kiện thuận lợi, khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp ở thực vật C3 tăng dần và đạt mức cực đại ở nhiệt độ tối ưu (khoảng 25 – 30oC); nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, cường độ quang hợp giảm.
- Các loài thực vật C4 sống ở sa mạc có cường độ quang hợp đạt cực đại ở nhiệt độ cao hơn 40oC.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Luyện tập trang 35 Sinh học 11: Trong nông nghiệp, nếu trồng cây với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ở cây trồng? Giải thích.
Lời giải:
- Trong nông nghiệp, nếu trồng cây với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình quang hợp.
- Giải thích: Khi trồng ở mật độ quá dày, cây sẽ thu nhận được ít ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, CO2,… dẫn đến thiếu nguồn nguyên liệu và điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp. Do đó, cường độ quang hợp của cây kém dẫn đến cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 11 trang 36 Sinh học 11: Tại sao quang hợp quyết định năng suất của cây trồng?
Lời giải:
Quang hợp là quá trình tạo ra chất hữu cơ cho cây trồng, chất hữu cơ được tạo ra từ quang hợp được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của thực vật, phần còn lại được dùng làm nguyên liệu tổng hợp các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên thực vật, đồng thời là nguồn carbon và năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể thực vật. Điều này được chứng minh khi phân tích thành phần hóa học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng, người ta thấy rằng tổng tỉ lệ các nguyên tố C, H, O chiếm khoảng 90 – 95% khối lượng chất khô. Do đó, quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Câu hỏi 12 trang 36 Sinh học 11: Dựa vào hiểu biết về quang hợp, hãy đề xuất một số biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng. Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Lời giải:
Một số biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng và cơ sở khoa học của các biện pháp:
Biện pháp |
Cơ sở khoa học |
Tăng diện tích bề mặt lá bằng các kĩ thuật chăm sóc phù hợp, bón phân và tưới nước hợp lí tùy từng loại cây trồng, điều kiện thời tiết, mùa vụ. |
Tăng diện tích bề mặt lá sẽ tăng diện tích hấp thụ ánh sáng → tăng cường độ quang hợp → tăng năng suất cây trồng. |
Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng các biện pháp kĩ thuật như tưới nước, bón phân, dùng đèn LED để chiếu sáng, điều chỉnh nồng độ CO2 trong nhà kính, xây dựng hệ thống dẫn khí để bón CO2,… hoặc tuyển chọn và tạo các giống cây trồng có cường độ quang hợp cao. |
Biện pháp này giúp tạo điều kiện thuận lợi và tăng thời gian cho quá trình quang hợp → tăng cường độ và hiệu suất quang hợp → tăng năng suất cây trồng. |
Nâng cao hiệu quả quang hợp bằng cách tuyển chọn các giống cây trồng có sự tích lũy tối đa các sản phẩm quang hợp vào các cơ quan có giá trị; sử dụng phân bón nhằm tăng sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt, củ, quả; gieo trồng đúng thời vụ. |
Biện pháp này giúp sản phẩm được tạo ra từ quá trình quang hợp được tích lũy tối đa trong các cơ quan có giá trị kinh tế, nhờ đó thu được hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. |
Áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt như: xây dựng hệ thống các nhà lưới, nhà kính; sử dụng các thiết bị hiện đại, hệ thống tưới tự động; sử dụng nước thải trong chăn nuôi đã qua xử lí để tưới cho cây;… |
Biện pháp này giúp dễ dàng điều khiển các điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm → tăng cường độ và hiệu suất quang hợp → tăng năng suất cây trồng. |
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác:
Vận dụng trang 37 Sinh học 11: Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quang hợp, hãy giải thích tại sao “canh tác theo chiều thẳng đứng” (Hình 4.12) được xem là giải pháp tiềm năng trong tương lai để giải quyết các vấn đề về lương thực.
Lời giải:
“Canh tác theo chiều thẳng đứng” được xem là giải pháp tiềm năng trong tương lai để giải quyết các vấn đề về lương thực vì:
- Loại hình canh tác này điều chỉnh, kiểm soát được các yếu tố môi trường (ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ ẩm,…) ở mức phù hợp nhất cho quá trình quang hợp ở cây trồng, nhờ đó, vừa giúp tăng cường độ quang hợp vừa giúp hạn chế dịch bệnh, thiên tai. Do đó, cây được trồng theo mô hình này sẽ có năng suất, chất lượng cao vượt trội.
- Đồng thời, loại hình canh tác này cũng tiết kiệm diện tích đất trồng, tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích lên gấp nhiều lần. Khi đó, công việc sản xuất lương thực có thể thực hiện ngay cả ở nơi thành thị, giúp giảm áp lực lên những mảnh đất đứng trước nguy cơ bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp.
Lời giải Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật hay khác: