Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Hô hấp ở thực vật

Giải Sinh học 11 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11 Bài 6.

Giải Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Hô hấp ở thực vật

Giải Sinh học 11 trang 41

Hiện nay, việc sử dụng khí CO2 để bảo quản nông sản là một biện pháp hiện đại

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 41 Sinh học 11: Hiện nay, việc sử dụng khí CO2 để bảo quản nông sản là một biện pháp hiện đại và cho hiệu quả cao. Tại sao?

Lời giải:

Việc sử dụng khí CO2 để bảo quản nông sản là một biện pháp hiện đại và cho hiệu quả cao vì: Nồng độ CO2 trong không khí cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào ở nông sản, hạn chế hao hụt chất hữu cơ của nông sản → Chủ động điều chỉnh hàm lượng CO2 trong môi trường bảo quản sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản nông sản. Hơn nữa, đây là một biện pháp bảo quản an toàn cho sức khỏe của người sử dụng nông sản.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1 trang 41 Sinh học 11: Hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật.

Lời giải:

- Nguyên liệu của quá trình hô hấp ở thực vật: C6H12O6 và O2.

- Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật: CO2, H2O, năng lượng (ATP và nhiệt).

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Hãy cho biết vai trò của hô hấp đối với quá trình hút nước và khoáng ở cây

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 2 trang 41 Sinh học 11: Hãy cho biết vai trò của hô hấp đối với quá trình hút nước và khoáng ở cây.

Lời giải:

Vai trò của hô hấp đối với quá trình hút nước và khoáng ở cây:

- Cung cấp năng lượng để quá trình hút nước và khoáng ở cây diễn ra thuận lợi: Quá trình hô hấp của rễ tạo ra năng lượng ATP để vận chuyển chủ động các chất tan vào trong không bào làm tăng nồng độ chất chất dẫn tới làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào. Khi tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của môi trường đất thì nước sẽ thẩm thấu từ đất vào tế bào lông hút làm cho cây hút được nước.

- Ngoài ra, một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt năng giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể, trong đó có quá trình hấp thụ nước và khoáng.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Quan sát Hình 6.1, cho biết quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 3 trang 42 Sinh học 11: Quan sát Hình 6.1, cho biết quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo các con đường nào.

Quan sát Hình 6.1, cho biết quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra

Lời giải:

Quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo hai con đường: phân giải hiếu khí (gồm đường phân và hô hấp hiếu khí) khi có O2 hoặc phân giải kị khí (gồm đường phân và lên men) trong điều kiện thiếu O2.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Tại sao thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời?

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 42 Sinh học 11: Tại sao thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời?

Lời giải:

Thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời vì trong điều kiện thiếu O2 tạm thời thực vật sẽ thực hiện hô hấp theo con đường phân giải kị khí. Qua con đường phân giải kị khí, từ 1 phân tử glucose chỉ thu được 2 ATP (lượng năng lượng thu được rất thấp so với con đường phân giải hiếu khí) nhưng lượng năng lượng ít ỏi này có thể giúp thực vật duy trì sự tồn tại trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, quá trình hô hấp diễn ra theo con đường phân giải kị khí nếu diễn ra trong thời gian dài có thể tạo ra các sản phẩm độc hại cho tế bào như lactic acid, ethanol,… Như vậy, hô hấp theo con đường phân giải kị khí là phương thức thích nghi của thực vật với môi trường sống thiếu O2 tạm thời.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Khi điều kiện thời tiết khô hạn, quá trình hô hấp ở thực vật bị ảnh hưởng như thế nào?

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 4 trang 43 Sinh học 11: Khi điều kiện thời tiết khô hạn, quá trình hô hấp ở thực vật bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.

Lời giải:

- Khi điều kiện thời tiết khô hạn, quá trình hô hấp ở thực vật sẽ giảm.

- Giải thích: Khi điều kiện thời tiết khô hạn, quá trình hấp thụ nước của cây bị hạn chế dẫn đến hàm lượng nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật giảm. Mà nước là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp vì nước là nguyên liệu, dung môi và môi trường diễn ra các phản ứng hóa học trong quá trình hô hấp, bên cạnh đó, nước còn ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp. Do đó, khi hàm lượng nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật giảm thì quá trình hô hấp ở thực vật sẽ giảm.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Quan sát Hình 6.2, hãy cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 5 trang 43 Sinh học 11: Quan sát Hình 6.2, hãy cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật.

Quan sát Hình 6.2, hãy cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật

Lời giải:

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hô hấp ở thực vật:

- Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp cũng tăng; nếu nhiệt độ môi trường tăng quá cao (trên 55 oC) thì hô hấp không diễn ra do nhiệt độ cao làm mất hoạt tính của enzyme hô hấp. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp thường trong khoảng 30 – 35oC.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến cường độ hô hấp ở thực vật cũng tùy thuộc từng loài, vùng sinh thái, thời kì sinh trưởng,…

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Tại sao nhiều loài thực vật (ngô thù du, tulip,…) chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường đất thoáng khí

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 6 trang 43 Sinh học 11: Tại sao nhiều loài thực vật (ngô thù du, tulip,…) chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường đất thoáng khí và thoát nước tốt?

Lời giải:

Nhiều loài thực vật (ngô thù du, tulip,…) chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường đất thoáng khí và thoát nước tốt: Nếu điều kiện môi trường đất không thoáng khí hoặc ngập nước, lượng oxygen trong đất không đủ để cung cấp cho rễ cây thực hiện hô hấp hiếu khí. Điều này dẫn đến các tế bào rễ không đủ năng lượng để thực hiện hấp thụ nước và muối khoáng. Bởi vậy, cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí là chết.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Tại sao khi nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35%

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 43 Sinh học 11: Tại sao khi nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35% so với mức bình thường thì hầu hết các loại hạt giống sẽ bị mất khả năng nảy mầm?

Lời giải:

Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35% so với mức bình thường thì hầu hết các loại hạt giống sẽ bị mất khả năng nảy mầm vì: Nếu nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao sẽ gây ức chế hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào bị ức chế sẽ dẫn đến thiếu năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình sinh lí của hạt, đặc biệt là sự nảy mầm. Do đó, hạt giống sẽ mất khả năng nảy mầm.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp tăng hiệu quả hô hấp ở cây trồng

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 7 trang 44 Sinh học 11: Hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp tăng hiệu quả hô hấp ở cây trồng.

Lời giải:

Cơ sở khoa học của các biện pháp tăng hiệu quả hô hấp ở cây trồng là cần đảm bảo các điều kiện môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng nước, thành phần không khí) thuận lợi cho quá trình hô hấp hiếu khí của các loại cây trồng, qua đó giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản hạt và nông sản

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 8 trang 44 Sinh học 11: Hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản hạt và nông sản, kể tên một số đối tượng được bảo quản ở mỗi biện pháp bằng cách hoàn thành bảng sau.

Hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản hạt và nông sản

Lời giải:

Biện pháp

Cơ sở khoa học

Đối tượng

Bảo quản lạnh

Nhiệt độ bảo quản thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào dẫn đến làm giảm cường độ hô hấp tế bào của nông sản, đồng thời cũng ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hỏng nông sản. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản nông sản.

Rau xà lách, bắp cải, quả cà chua, quả táo, củ cà rốt,…

Bảo quản khô

Trong điều kiện thiếu nước, cường độ hô hấp tế bào giảm, đồng thời cũng ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hỏng nông sản. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản nông sản.

Hạt lúa, hạt ngô, hạt lạc, hạt vừng,…

Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao

Hàm lượng CO2 cao ức chế quá trình hô hấp tế bào của nông sản. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản nông sản.

Các loại rau, củ, quả,…

Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 thấp

Hàm lượng O2 thấp dẫn đến không đủ nguyên liệu để thực hiện quá trình hô hấp tế bào dẫn đến hô hấp tế bào giảm. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản nông sản.

Các loại rau, trái cây,…

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Tại sao biện pháp bảo quản lạnh vừa hạn chế giảm làm lượng chất hữu cơ

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 44 Sinh học 11: Tại sao biện pháp bảo quản lạnh vừa hạn chế giảm làm lượng chất hữu cơ, vừa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hại cho nông sản?

Lời giải:

Biện pháp bảo quản lạnh vừa hạn chế giảm làm lượng chất hữu cơ, vừa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hại cho nông sản vì:

- Nhiệt độ môi trường thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào dẫn đến làm giảm cường độ hô hấp tế bào của nông sản, từ đó, làm giảm tốc độ phân giải chất hữu cơ trong nông sản.

- Nhiệt độ môi trường thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào dẫn đến làm cho tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào vi sinh vật gây hại chậm lại, từ đó, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây hại.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác:

Quan sát Hình 6.3, hãy phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

Giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 9 trang 45 Sinh học 11: Quan sát Hình 6.3, hãy phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật.

Quan sát Hình 6.3, hãy phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

Lời giải:

Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật: Quang hợp và hô hấp là hai quá trình có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và O2) là nguyên liệu cho quá trình hô hấp; ngược lại, sản phẩm của hô hấp lại được sử dụng làm nguyên liệu cho quang hợp.

Lời giải Sinh 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật hay khác: