Giải Sinh học 11 | No tags
Mở đầu trang 56 Sinh học 11: Tế bào hồng cầu trong máu có vai trò vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào về phổi. Tại sao những người sống ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu lại tăng lên so với khi sống ở vùng đồng bằng?
Lời giải:
Những người sống ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu tăng lên so với khi sống ở vùng đồng bằng vì: Càng lên cao, không khí càng loãng, ít oxygen hơn, do đó, số lượng hồng cầu tăng lên để đáp ứng nhu cầu vận chuyển O2, giúp các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Câu hỏi 1 trang 56 Sinh học 11: Tại sao ở động vật, quá trình trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể với môi trường luôn diễn ra?
Lời giải:
Ở động vật, quá trình trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể với môi trường luôn diễn ra vì quá trình này đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường:
- Lấy O2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho tế bào, tham gia vào sự oxi hóa trong tế bào bằng các phản ứng sinh hóa tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
- Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong tế bào ra ngoài môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Câu hỏi 2 trang 56 Sinh học 11: Quan sát Hình 9.1, hãy nêu mối liên quan giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp.
Lời giải:
Mối liên quan giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp: Các giai đoạn trong quá trình hô hấp có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Nếu một trong các giai đoạn này ngừng lại thì các giai đoạn khác cũng không thể diễn ra và quá trình hô hấp cũng sẽ bị ngưng trệ.
- Giai đoạn thông khí: giúp thông khí ở phổi, duy trì nồng độ O2 và CO2 trong không khí phế nang ở mức thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi.
- Giai đoạn trao đổi khí ở phổi: giúp cho O2 trong không khí phế nang khuếch tán vào trong máu và CO2 theo chiều ngược lại, làm cho máu sau khi ra khỏi phổi về tim mang nhiều O2 hơn và ít CO2 hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở tế bào.
- Giai đoạn vận chuyển khí O2 và CO2: vận chuyển O2 đến các tế bào trong cơ thể, vận chuyển CO2 từ các tế bào đến phế nang để trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
- Giai đoạn trao đổi khí ở tế bào: giúp O2 khuếch tán từ mao mạch máu vào nước mô rồi vào tế bào và CO2 khuếch tán theo chiều ngược lại, tạo động lực cho quá trình trao đổi khí ở phổi.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Câu hỏi 3 trang 57 Sinh học 11: Quan sát Hình 9.2, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở giun đất.
Lời giải:
Hình thức trao đổi khí ở giun đất là trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: O2 khuếch tán trực tiếp qua da vào hệ thống mạch máu, máu giàu O2 được vận chuyển đi nuôi cơ thể. Ngược lại, CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu, máu giàu CO2 được vận chuyển tới da và khuếch tán ra môi trường ngoài.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Luyện tập trang 57 Sinh học 11: Giải thích vì sao sau cơn mưa lớn, giun đất thường chui lên khỏi mặt đất.
Lời giải:
Sau cơn mưa lớn, giun đất thường chui lên khỏi mặt đất vì: Môi trường sống của giun đất là trong đất, giun đất thực hiện hô hấp qua da nhờ lượng không khí tồn tại trong các khe đất. Khi mưa lớn, nước mưa tràn vào các khe đất dẫn đến lượng không khí ở trong đất bị giảm đáng kể. Điều này khiến giun không thể thực hiện hô hấp. Do đó, giun đất phải chui lên trên mặt đất để có đủ không khí thực hiện hô hấp.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Câu hỏi 4 trang 57 Sinh học 11: Quan sát Hình 9.3, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở côn trùng.
Lời giải:
Hình thức trao đổi khí ở côn trùng là trao đổi khí qua hệ thống ống khí: Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào các ống khí và di chuyển ra ngoài qua các lỗ thở.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Câu hỏi 5 trang 58 Sinh học 11: Quan sát Hình 9.4, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở cá.
Lời giải:
Hình thức trao đổi khí ở cá là trao đổi khí qua mang:
- Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu và nước chảy qua phiến mang. Nhờ sự sắp xếp của các mao mạch ở mang cá xương đảm bảo dòng máu trong mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài, do đó, làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí giữa máu với dòng nước.
- Khí O2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, đồng thời CO2 từ máu khuếch tán vào nước chảy qua mang nhờ hoạt động nâng, hạ xương nắp mang phối hợp với sự đóng, mở khoang miệng: Miệng cá mở → nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng, áp suất giảm → nước tràn vào khoang miệng mang theo O2 hòa tan để khuếch tán vào máu. Miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm, áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo CO2 từ máu khuếch tán ra ngoài môi trường.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Câu hỏi 6 trang 58 Sinh học 11: Quan sát Hình 9.5, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở người.
Lời giải:
Trao đổi khí ở người là trao đổi khí thông qua phổi:
- Ở người, phổi cùng với đường dẫn khí ngoài tạo thành hệ hô hấp. Phổi được cấu tạo từ hàng triệu phế nang, bao quanh các phế nang là hệ thống mao mạch dày đặc. Phế nang là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí: O2 từ phế nang khuếch tán vào máu, CO2 từ máu vào phế nang theo cơ chế khuếch tán.
- Hoạt động co dãn của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực dẫn đến sự thông khí ở phổi: Khi hít vào, cơ liên sườn co, xương sườn và xương ức nâng lên, co hoành co khiến thể tích lồng ngực tăng lên, phổi dãn rộng ra, áp suất không khí trong phổi giảm thấp hơn áp suất không khí bên ngoài, không khí đi từ ngoài vào mang theo O2 để thực hiện trao đổi khí với máu ở mao mạch phế nang. Khi thở ra, cơ liên sườn dãn, xương sườn và xương ức trở lại trạng thái ban đầu, co hoành dãn khiến thể tích lồng ngực giảm, phổi hẹp lại, áp suất không khí trong phổi tăng cao hơn áp suất không khí bên ngoài, không khí đi từ trong ra mang theo CO2 khuếch tán từ máu ở mao mạch phế nang ra ngoài môi trường.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Câu hỏi 7 trang 59 Sinh học 11: Quan sát Hình 9.7, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở chim.
Lời giải:
Hình thức trao đổi khí ở chim là trao đổi khí thông qua phổi và hệ thống túi khí:
- Hệ thống hô hấp ở chim gồm phổi và 9 túi khí thông với phổi. Trong phổi, khí quản chia thành phế quản, phế quản bên, mao mạch khí và không có phế nang. Không khí đi theo một chiều trong các mao mạch khí và trao đổi khí O2 và CO2 với máu trong mao mạch. Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu làm tăng hiệu quả của quá trình trao đổi khí.
- Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn: Khi hít vào, không khí giàu O2 từ khí quản đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau, khi thở ra không khí giàu O2 từ nhóm túi khí sau lại đi vào phổi.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Câu hỏi 8 trang 60 Sinh học 11: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với hệ hô hấp?
Lời giải:
Tác hại của việc hút thuốc lá đối với hệ hô hấp: Khói thuốc lá chứa khoảng 7000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc lá gây ra 25 bệnh chủ yếu, trong đó có các bệnh liên quan đến hô hấp như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, viêm đường hô hấp,… Đặc biệt, khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Luyện tập trang 60 Sinh học 11: Nêu ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
Lời giải:
Ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có đến 7000 hóa chất độc hại, trong đó, trong đó có 69 chất gây ung thư. Đặc biệt, khói thuốc lá không chỉ gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe người hút thuốc lá mà còn gây ra những hậu quả tương tự đối với người hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Bởi vậy, việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá là việc làm cần thiết để hạn chế tình trạng hút thuốc lá, giảm thiểu tác động tiêu cực của khói thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo ra một môi trường sống lành mạnh.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác:
Vận dụng trang 61 Sinh học 11:
• Hãy tìm hiểu một số bệnh về đường hô hấp. Trong đó, trình bày rõ nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và những biện pháp phòng tránh bệnh.
• Giải thích vì sao trong quá trình nuôi cá, tôm ở mật độ cao người ta thường dùng quạt nước.
Lời giải:
• Một số bệnh về đường hô hấp:
Tên bệnh |
Nguyên nhân |
Triệu chứng |
Hậu quả |
Cách phòng tránh |
Viêm đường hô hấp cấp do virus |
- Do nhiều loại virus gây nên như virus SARS-CoV-2, virus MERS-CoV, Rhinovirus, Adenovirus,… |
- Một số triệu chứng phổ biến: tắc nghẽn ở các xoang mũi hoặc ở phổi, chảy nước mũi, ho, đau cổ họng, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, sốt cao trên 39 oC và ớn lạnh, chóng mặt, khó thở. |
- Các biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus thường khiến bệnh nhân nguy kịch và thậm chí có thể dẫn đến tử vong, bao gồm: viêm phổi, viêm não, viêm ruột hoại tử, suy hô hấp, suy hô hấp tiến triển dẫn đến tử vong. |
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; rửa tay thường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng; súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt mũi miệng; báo ngay cho cơ quan y tế nếu có triệu chứng;… |
Viêm phổi |
- Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm. |
- Đau ngực khi thở hoặc ho; ho, ho có đờm; mệt mỏi; sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh; ở người già hoặc người suy giảm miễn dịch; buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy;… |
- Có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp; nhiễm trùng huyết; tràn dịch màng phổi; áp xe phổi;… |
- Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; không hút thuốc lá; tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;… |
Lao phổi |
- Xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi. |
- Ho khan, ho khạc đờm thường có màu trắng, ho ra máu; khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương. |
- Lao phổi có thể dẫn đến tràn dịch tràn khí màng phổi, xơ phổi, ho nhiều ra máu,…Một số biến chứng lao phổi nặng hơn bao gồm tổn thương chức năng phổi, đau xương khớp, viêm màng não, chức năng thận hoặc gan bị ảnh hưởng, chèn ép tim và rối loạn thị giác. |
- Tiêm vaccine phòng lao; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng; đeo khẩu trang thường xuyên;… |
• Trong quá trình nuôi cá, tôm ở mật độ cao người ta thường dùng quạt nước vì: Khi nuôi tôm, cá với mật độ cao sẽ dễ xảy ra tình trạng thiếu oxygen cung cấp cho hô hấp của tôm, cá do nồng độ oxygen tan trong nước thấp trong khi mật độ tôm, cá cao và diện tích ao hồ có hạn. Bởi vậy, nuôi tôm, cá thường sử dụng máy sục khí có tác dụng làm tăng nồng độ oxygen tan trong nước, giúp tôm, cá hô hấp tốt, nhờ đó, sinh trưởng khỏe mạnh.
Lời giải Sinh 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật hay khác: