Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy (trang 29, 30) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy trang 29, 30, 31 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy (trang 29, 30) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Bánh chưng, bánh giầy

Bố cục

Xem thêm Bố cục Bánh chưng, bánh giầy

Hướng dẫn đọc

Câu hỏi (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ


b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.


c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay"


Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất


b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng


c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ


Trả lời:

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

Hùng Vương thứ VII, tên là Lang Liêu là một vị vua theo truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Hình tượng Lang Liêu đã được dân gian hóa qua sự tích về bánh chưng, bánh giầy.

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua

c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay"

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

 a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất

Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo

 b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng

Gán với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.

 c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19 - Chân trời sáng tạo

Tri thức đọc hiểu

- Khái niệm:

Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

- Đặc điểm:

Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...

Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm: 

    + Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,... 

    + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 

    + Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

    + Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

    + Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

    + Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

Yếu tố kì ảotrong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

Tri thức Tiếng việt

 Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

- Từ đơn là từ gồm có một tiếng. Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.

- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.

Ví dụ: Trong câu văn “Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm” có:

- Từ đơn: “chàng”, “không”, “nề”. 

- Từ phức gồm: 

    + Từ ghép: “gan dạ”, “nguy hiểm”.

    + Từ láy: hăng hái”.

Nghĩa của từ ghép có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó. 

Ví dụ: nghĩa của “áo quần” rộng hơn nghĩa của “áo”, “quần”, nghĩa của “áo dài” hẹp hơn nghĩa của “áo”. Nghĩa của từ láy có thể tăng hay giảm về mức độ, tính chất hoặc thay đổi sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó. 

Ví dụ: “nhàn nhạt”giảm nghĩa so với “nhạt”; “nhanh nhẹn” tăng nghĩa so với “nhanh”.

Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

- Khái niệm: 

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng. 

- Đặc điểm:

Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.

Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “tay bắt mặt mừng” không đơn giản là nghĩa cộng lại của các từ “tay”, “bắt”, “mặt”, “mừng” mà là nghĩa của cả tập hợp: sự vồn vã, phấn khởi lộ ra bên ngoài của những người gặp nhau.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Thánh Gióng (trang 19, 22) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thánh Gióng trang 19, 20, 21, 22 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thánh Gióng (trang 19, 22) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Thánh Gióng

Bố cục

Xem thêm Bố cục Thánh Gióng

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Theo em, đây là một sự việc vô cùng kì lạ, hoang đường.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường.

Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- "Chú bé" chỉ những cậu bé hồn nhiên.

- "Tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng.

=> Sự thay đổi trong cách gọi Gióng có ý nghĩa khẳng định nhân dân ta luôn sẵn sàng tâm thế thay đổi khi đất nước nguy nan.

Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:

- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.

- Giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Sự ra đời và lớn lên của Gióng:

+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: 

+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, thì Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào.

- Gióng ra trận và chiến thắng:

+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.

- Gióng bay về trời: 

+ Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời

Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Khi nghe được lệnh sứ giả, Gióng bảo mẹ: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

- Sứ giả kinh ngạc vì sự kì lạ của Gióng.

- Sứ giả mừng rỡ vì bây giờ đã tìm được người cứu nước sau rất nhiều ngày tháng tìm kiếm người tài.

Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật:

- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.

- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).

- Tác dụng: thể hiện quan niệm và thái độ trân trọng của nhân dân ta về người anh hùng.

Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình.

- Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, mang tầm vóc quốc gia và ảnh hưởng đến toàn dân tộc.

Câu 6 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến trên.

- Vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến câu chuyện hấp dẫn hơn. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, của nhân dân ta với Thánh Gióng.

Câu 7 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh tượng trưng của các thế hệ cha ông đi trước. Khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì tất thảy mọi người đều mang ý chí chiến đấu. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc nhỏ bé nhưng yêu nước, anh hùng và không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Sự tích Hồ Gươm

Bố cục

Xem thêm Bố cục Sự tích Hồ Gươm

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Giới thiệu về Hồ Gươm:

- Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có diện tích khoảng 12 ha.

- Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.

- Xung quanh Hồ Gươm có nhiều di tích nổi tiếng như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên…

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo quá trình thử thách để nghĩa quân hiểu và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần.

Câu 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" rằng cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và cần phải hoàn trả lại.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường.

- Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết: thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

Câu 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sự việc

Thời gian

Không gian

Cho mượn gươm thần

Khi giặc Minh đặt ách đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lan Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thua

Tìm thấy luõi gươm ở vùng biển và chuôi gươm ở vùng rừng núi

Đòi lại gươm thần

Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vua

Hồ Tả Vọng

Câu 3 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn và dài lâu.

- Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.

=> Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự hợp sức đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.

Câu 4 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ, việc Lê Lợi trả gươm thần còn thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa. 

- Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện tư tưởng sống với thái độ biết ơn, có vay có trả của dân tộc ta.

Câu 5 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: minh công, bệ hạ.

- Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:

"Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ".

Câu 6 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết :

- Là tác phẩm được lưu truyền trong dân gian

- Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử

- Có sử dụng các yếu tố kì ảo

- Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Bố cục

Xem thêm Bố cục Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

- Mục đích:

+ Thử tài nhanh nhẹn của người dân.

+ Mang đến tiếng cười cho mọi người.

Câu 2 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi, em thấy hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc và cũng là một phần tưởng nhớ sự vất vả của cha ông xưa kia.

Câu 3 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 27 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 27 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 27 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Từ đơn: chú, bé, một, cái, bỗng, một, mình, cao, hơn, trượng, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy lên.

- Từ phức: vùng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, bước lên, mông ngựa, vang dội, áo giáp, mình ngựa.

Câu 2 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Từ ghép: dự thi, nhanh tay, giần sàng, bắt đầu, nồi cơm, cành cong, cánh cung, dây lưng.

- Từ láy: nho nhỏ, khéo léo.

Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Tạo ra từ ghép:

a. Ngựa vằn

b. Sắt thép

c. Thi tài

d. Áo vải

Nghĩa của các từ ghép tạo ra ở trên đều có phạm vi hẹp hơn so với nghĩa của tiếng gốc.

Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Tạo ra từ láy:

a. Nhỏ nhắn

b. Khỏe khoắn

c. Óng

d. Dẻo dai

- Nghĩa của từ ghép tạo ra có phạm vi:

a. Nhỏ nhắn giảm nghĩa so với nhỏ.

b. Khỏe khoắn tăng nghĩa so với khỏe.

c. Óng ả tăng nghĩa so với óng.

d. Dẻo dai tăng nghĩa so với dẻo.

Câu 5 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Từ “thoăn thoắt” giúp người đọc hình dung thao tác của người dự thi rõ hơn từ "nhanh chóng". Vì “thoăn thoắt” là từ láy miêu tả rất rõ nét sự khéo léo và tốc độ cực nhanh nên không thể thay thế bằng từ khác được.

Câu 6 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Nếu dùng từ “khéo” bằng từ “khéo léo” thì độ khéo của người dự thi sẽ giảm xuống. Vì từ “khéo léo” là từ láy miêu tả rất rõ nét sự khéo léo, có nghĩa tăng hơn so với từ “khéo”.

Câu 7 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

1 – c: Chết như rạ: Chết rất nhiều.

2 – đ: Mẹ tròn con vuông: Việc sinh nở thuận lợi, tốt đẹp.

3 – d: Cầu được ước thấy: Điều mong ước trở thành hiện thực.

4 – b: Oán nặng thù sâu: Lòng oán giận và hận thù với ai đó rất sâu nặng.

5 – a: Nhanh như cắt: Nhận xét ai làm gì rất nhanh.

Câu 8 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Nghĩa quân Lam Sơn với sự đồng sức đồng lòng đã giành chiến thắng vẻ vang ở Chi Lăng khiến quân giặc chết như rạ.

Câu 9 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Từ các tiếng đã cho, em tìm các thành ngữ chứa các tiếng đó.

Lời giải chi tiết:

a. Nước mặn đồng chua

b. Mật ngọt chết ruồi

c. Ngựa quen đường cũ

d. Nhạt như nước ốc

Viết ngắn

Câu hỏi (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.

Trả lời:

      Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành Gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi khi nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.

Chú thích:

Thành ngữ là những phần được in đậm.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ - Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung:

- Tóm lược đúng và đủ các phần, đoạn, ý chính của văn bản Thánh Gióng.

- Sử dụng được các từ khóa, cụm từ chọn lọc.

- Thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính của văn bản.

- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về hình thức:

- Phù hợp với nội dung của kiểu văn bản.

- Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, các kí hiệu,…

- Trình bày sáng rõ, có tính thẩm mĩ.

Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Hãy tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản mà em đã đọc hoặc đã học.

Tên văn bản: Sự tích Hồ Gươm

Soạn bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ | Ngắn nhất Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 34) Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất trang 34, 35 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 34) Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất - Chân trời sáng tạo

1. Hướng dẫn chuẩn bị

* Các chủ đề thảo luận:

- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.

- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.

- Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?

- Bạn có thể làm gì để xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học.

a. Bước 1: Chuẩn bị

- Thành lập nhóm và phân bố công việc: Một nhóm gồm 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư ký ghi chép ý kiến của các thành viên trong nhóm.

- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận:

+ Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung theo sự phân công.

+ Nên tìm tài liệu từ một nguồn đáng tin cậy, nghiên cứu tước và chuẩn bị theo ý kiến của mình.

- Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận:

+ Mục đích của buổi thảo luận là gì?

+ Thời gian thảo luận dự kiến là bao nhiêu?

+ Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến thảo luận trong bao lâu?

b. Bước 2: Thảo luận

- Trình bày ý kiến: Trong bước này, nhóm trưởng cần dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Thư ký ghi chép, tổng hợp các ý kiến.

- Phản hồi ý kiến:

+ Để làm rõ thêm các ý kiến cũng như sàng lọc các ý kiến chưa hợp lí, ta cần dành thời gian để phản hồi bằng cách nêu câu hỏi, đưa lí lẽ dẫn chứng để phản hồi những ý kiến chưa hợp lý.

+ Để phản hồi ý kiến của các bạn trong nhóm, trước hết cần lắng nghe và ghi chép cẩn thận ý kiến của bạn, những điều em muốn trao đổi với bạn và những điều bạn muốn trao đổi với em.

- Thống nhất giải pháp: Thư kí tóm tắt ngắn gọn những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận, các thành viên trong nhóm quyết định giải pháp nào là tối ưu.

2. Thực hành nói và nghe

(1) Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi xin phép được trình bày về vấn đề. Cần làm gì để tạo thói quen đọc sách?

(2) Nội dung vấn đề: Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

- Sách là một dạng văn bản được in ra thành quyển, trong cuốn sách đó có chứa đựng những thông tin chính cần đề cập tới, đó là những kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu, kinh nghiệm, của nhiều tác giả hoặc ý kiến cá nhân tác giả.

- Sách có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người:

+ Cung cấp tri thức cho con người trên mọi lĩnh vực.

+ Giáo dục phẩm chất, đạo đức để con người hoàn thiện bản thân.

+ Giúp con người vươn tới ước mơ, trau dồi tình cảm vốn có…

- Để hình thành thói quen đọc sách:

+ Tạo niềm say mê, sự thoải mái khi đọc sách.

+ Thiết lập một thời gian đọc sách cho mình.

+ Lập danh sách những cuốn sách cần đọc.

+ Lựa chọn những không gian đọc sách yên tĩnh, phù hợp.

+ Coi những cuốn sách như một người bạn.

(3) Kết thúc vấn đề: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Ôn tập trang 36 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 36 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ôn tập trang 36 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Tóm tắt nội dung chính của ba văn bản truyền thuyết:

Văn bản

Nội dung chính

Thánh Gióng

- Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, tốt bụng và ao ước có một đứa con.

- Một hôm, bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói cười. 

- Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước, nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.Gióng lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

- Vua nhớ công ơn, cho lập đền thờ.

Sự tích Hồ Gươm

- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

- Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà.

- Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem.

- Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm.

- Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Bánh chưng, bánh giầy

- Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi.

- Các hoàng tử đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh dâng vua.

- Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.

- Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.

Câu 2 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

- Gióng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

- Cả dân làng góp gạo nuôi Gióng

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ.


- Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa như in.

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm

- Chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương

Lí do lựa chọn

Những chi tiết trên thể hiện được ý nghĩa, nội dung, chủ đề của truyện: Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

- Chi tiết tra chuôi gươm vào lưỡi gươm cho thấy đó là sự thống nhất sức mạnh, ý chí của cả dân tộc, cuộc chiến đấu này là thuận theo ý trời.

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm mang nhiều ý nghĩa: giải thích tên gọi Hồ Gươm, đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn và tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao trí thông minh sáng tạo của con người.

Câu 3 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

 Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý:

- Là loại truyện dân gian kể về các chi tiết có liên quan đến lịch sử.

- Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ.

- Cốt truyện là chuỗi các sự việc, có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật.

- Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân.

Câu 4 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý: 

- Bước 1: Đọc kĩ văn bản, xác định từng phần, tìm từ khoá và ý chính của từng phần, từ đó xác định nội dung chính và hình dung cách vẽ sơ đồ.

- Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có.

- Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ, xem các ý chính của văn bản đã đủ và rõ chưa, cách thể hiện về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng đã phù hợp chưa.

Câu 5 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Bài học giúp em hiểu thêm những về lịch sử của dân tộc Việt Nam, là một dân tộc có truyền thống đấu tranh anh hùng. Nhờ thế mà em biết ơn hơn cuộc sống hiện tại và cố gắng rèn luyện bản thân hơn nữa để xứng đáng với tổ tiên của mình.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác: