Soạn bài Dưới bóng Hoàng Lan (trang 14) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn văn 10 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Dưới bóng Hoàng Lan trang 14 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

Soạn bài Dưới bóng Hoàng Lan (trang 14) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: “Dưới bóng hoàng lan” là truyện ngắn không có cốt truyện. “Dưới bóng hoàng lan” có 4 nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Thanh là một đứa trẻ mồ côi, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh đi tỉnh làm, lần trở về thăm bà gần nhất cách đó đã hai năm. Mái nhà xưa và bóng bà “che mát” tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp “dịu ngọt chăng tơ…

Soạn bài Dưới bóng Hoàng Lan - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo): Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,..? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn?

Trả lời:

- Khi bước vào ngôi nhà của bà, điều khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,... là sự vẹn nguyên của không gian xưa, hình ảnh thân thương của người bà, sự tĩnh lặng, bình yên, ấm áp của căn nhà, tình cảm e ấp ngọt dịu không thể nói thành lời với người thiếu nữ. Tất cả đã làm nên sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn, đã nâng đỡ, xoa dịu tâm hồn Thanh sau những ồn ảo, mệt mỏi, tấp nập của đời sống phố thị.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo): Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?

Trả lời:

- Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại: Mùi hương thoang thoảng của cây hoàng lan trong hiện tại với hình ảnh cái cây chàng thường hay chơi nhặt hoa dưới gốc thuở nhỏ, hình ảnh bà ở hiện tại với cái cảm cảm giác được bà che chở chăm sóc, hình ảnh cô thiếu nữ xinh xắn của hiện tại với hình ảnh cô hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn năm nào,...

- Sự đan xen ấy đem đến cho người đọc cảm nhận quá khứ gắn bó mật thiết với hiện tại, quá khứ nâng đỡ hiện tại.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo): Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?

Trả lời:

- Những kỉ niệm tuổi thơ trở về với Thanh khi về thăm bà: kỉ niệm về căn nhà, khu vườn quen thuộc, kỉ niệm về ngày cha mẹ hãy còn sống, kỉ niệm về bà, về cô bé hàng xóm tên Nga, về cây hoàng lan,... Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh niềm xúc động lẫn cảm nhận về sự bình yên, êm ả, ấm áp khi trở về nhà.

- Điều đó cho thấy Thanh cũng là một người rất nhạy cảm, tinh tế.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo): Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?

Trả lời:

- Tình cảm của Thanh và Nga vừa có sự pha trộn giữa những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ với những ngọt ngào, e ấp, ý nhị của tình cảm đôi lứa

- Dựa vào những chi tiết trong văn bản để cảm nhận được điều đó: Cô Nga, cô bé hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn, và mỗi lần về, chàng lại gặp ở nhà như một người thân mật, có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình, và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước,...

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo): Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện này?

Trả lời:

- Hai từ đi, về ở đây đều nhiều hơn một nghĩa. Trở về mới là cái đích. Đi là để được học hỏi, mở mang để trở về với quê hương, cũng là để hiểu hơn về giá trị của những gì tưởng chừng rất đỗi thân quen, bình dị. Những ngày tháng xa nhà thường khiến người ta dễ cảm nhận hơn giá trị của những vùng kí ức thân thương, dịu ngọt. Tình cảm của những người thân yêu, mái nhà quen thuộc của thuở ấu thơ,... tất cả những điều đó luôn đem đến cho ta những gì bình yên, thanh thản, ấm áp nhất. Đi để mở mang hiểu biết, để hiểu hơn chính mình và cũng để tìm kiếm những cái được gọi là giá trị đích thực, trong đó có những thứ vốn dĩ vẫn luôn sẵn lòng dang rộng vòng tay yêu thương chờ đón ta trở về là gia đình và quê hương. Đi xa để rồi trở về và càng cảm thấy trân quý hơn những kí ức ngọt ngào, hạnh phúc, đong đầy yêu thương bên mái nhà xưa.-

Để học tốt bài Dưới bóng hoàng lan hay khác:

Nội dung chính bài Dưới bóng hoàng lan hay nhất - Chân trời sáng tạo

Với nội dung chính bài Dưới bóng hoàng lan Ngữ văn lớp 10 hay nhất bộ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm được nội dung của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.

Nội dung chính bài Dưới bóng hoàng lan - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

“Dưới bóng hoàng lan” là truyện ngắn không có cốt truyện. “Dưới bóng hoàng lan” có 4 nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Thanh là một đứa trẻ mồ côi, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh đi tỉnh làm, lần trở về thăm bà gần nhất cách đó đã hai năm. Mái nhà xưa và bóng bà “che mát” tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp “dịu ngọt chăng tơ…

Bố cục Dưới bóng hoàng lan

- Phần 1: Từ đầu đến “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được”: Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào.

- Phần 2: Tiếp theo đến “ngồi ở bên đèn”: Biểu hiện tình cảm của Thanh và Nga

- Phần 3: Còn lại: Thanh tạm biệt mọi người trở lại tỉnh làm việc.

Tóm tắt Dưới bóng hoàng lan

Chuyện kể về một chàng trai tên Thanh mồ côi cha mẹ, sống bà. Lớn lên Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng . Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào.

Tóm tắt Dưới bóng hoàng lan hay, ngắn nhất (2 mẫu) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tác giả - tác phẩm: Dưới bóng hoàng lan

I. Tác giả văn bản Dưới bóng hoàng lan

- Thạch Lam (1910-1942)

Dưới bóng hoàng lan | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

- Quê quán: Hải Dương

- Phong cách nghệ thuật: truyện không có cốt truyện, nhân vật truyện thiên về trữ tình,

- Tác phẩm chính: Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê

II. Tìm hiểu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

1. Thể loại: truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

In trong tập Nắng trong vườn. Truyện được sáng tác khi tác giả ở phố huyện Cẩm Giàng

Dưới bóng hoàng lan | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

4. Bố cục:

- Từ đầu... lãng du: Bức tranh làng quê qua cái nhìn của Thanh

- Còn lại: Thế giới tâm hồn của Thanh

5. Giá trị nội dung:

- Vẻ đẹp yên bình ở làng quê

- Tâm hồn tinh tế của Thanh và tình yêu quê hương của nhân vật

6. Giá trị nghệ thuật:

- Truyện không có cốt truyện

- Đặc tả tâm lí nhân vật

- Văn xuôi giàu chất thơ

Để học tốt bài học Dưới bóng hoàng lan lớp 10 hay khác:

Dưới bóng hoàng lan - Tác giả tác phẩm (mới 2025) - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Dưới bóng hoàng lan Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Dưới bóng hoàng lan gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

Tác giả - tác phẩm: Dưới bóng hoàng lan - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả văn bản Dưới bóng hoàng lan

- Thạch Lam (1910-1942)

Dưới bóng hoàng lan - Tác giả tác phẩm (mới 2025) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

- Quê quán: Hải Dương

- Phong cách nghệ thuật: truyện không có cốt truyện, nhân vật truyện thiên về trữ tình,

- Tác phẩm chính: Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê

II. Tìm hiểu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

1. Thể loại: truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

In trong tập Nắng trong vườn. Truyện được sáng tác khi tác giả ở phố huyện Cẩm Giàng

Dưới bóng hoàng lan - Tác giả tác phẩm (mới 2025) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

4. Bố cục:

- Từ đầu... lãng du: Bức tranh làng quê qua cái nhìn của Thanh

- Còn lại: Thế giới tâm hồn của Thanh

5. Giá trị nội dung:

- Vẻ đẹp yên bình ở làng quê

- Tâm hồn tinh tế của Thanh và tình yêu quê hương của nhân vật

6. Giá trị nghệ thuật:

- Truyện không có cốt truyện

- Đặc tả tâm lí nhân vật

- Văn xuôi giàu chất thơ

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

1. Nhân vật Thanh

- Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, => Tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.

=> Do đó, với chàng thanh niên ấy mà nói, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

- Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn

+ “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”,

+ Dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà vậy

+ “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Sự tĩnh lặng của căn nhà bỗng gợi lên trong Thanh biết bao tư vị, khiến anh “…trở nên nghẹn họng”.

=> Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

=> Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên

+ “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách.

+ Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

2. Nghệ thuật kể chuyện

- Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà.

+ Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” khiến cho người đọc xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Học tốt bài Dưới bóng hoàng lan

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Dưới bóng hoàng lan Ngữ văn lớp 10 hay khác: