Soạn bài Hoa bìm - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Hoa bìm ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hoa bìm - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Hoa bìm

Bố cục

Xem thêm Bố cục Hoa bìm

Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

+ Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

+ Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

 Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 60, 61 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 60, 61 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 60, 61 - Chân trời sáng tạo

Tri thức Đọc hiểu

Lục bát là gì?

- Lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).

- Về cách gieo vần tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

- Về ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,...

- Về thanh điệu: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau:

 Tri thức ngữ văn trang 60, 61

- Lục bát biến thể là thể thơ lục bát được biến đổi về số tiếng, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách phối hợp bằng trắc trong các dòng thơ.

- Hình ảnh là một yếu tố quan trọng của thơ, giúp người đọc “nhìn thấy, tưởng tượng ra điều mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.

- Tính biểu cảm của văn bản văn học là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc như vui, buồn, yêu, ghét,..

Tri thức Tiếng việt

Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

 Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.

Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: 

- Xác định nội dung cần diễn đạt.

- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muôn thể hiện.

- Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

Tác dụng

 Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Bố cục

Xem thêm Bố cục Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” gợi ra cho em là những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên mọi miền đất nước từ thành thị đến thôn quê, từ miền núi đến đồng bằng

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Qua câu ca dao này, em cảm nhận được kinh thành Thăng Long là nơi đông đúc, nhộn nhịp với 36 phố phường buôn bán tấp nập với những tên phố hiện lên cũng đầy ấn tượng và có nét đặc trưng riêng cho từng con phố.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời

Hình ảnh kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành.

Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về một vẻ đẹp khác  của quê hương, đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh). Qua đó, đã thể hiện niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.

Câu 3 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Bài ca dao 3 đã gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại), của lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu), của những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.

Tác giả đã sử dụng phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

Tác dụng: Điệp từ này đã góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.

Câu 4 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao số 3

Trả lời:

- Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)

- Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu-cù, xanh-anh-canh)

- Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4

Câu 5 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng và qua đó thể hiện niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.

Câu 6 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp cảu quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất. Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.

Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.

Câu 7 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

Phồn hoa thứ nhất Long Thành/ Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Câu thơ gợi lên hình ảnh kinh thành Thăng Long đông đúc, nhộn nhịp, đường xá

2

Sâu nhất là sông Bạch Đằng/ Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Thể hiện được vẻ đẹp và lòng tự hào về lịch sử quê hương.

3

Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh

Điệp từ “có” thể hiện lòng tự hào về những cảnh đẹp quê hương gắn liền với lịch sử.

4

tôm sẵn bắt, trời sẵn ăn

Hình ảnh thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên ban tặng người dân Tháp Mười.

Câu 8 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Em thích nhất là bài ca dao số 1, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa. Đó chính là niềm tự hào về mảnh đất kinh thành, nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Việt Nam quê hương ta - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Việt Nam quê hương ta ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Việt Nam quê hương ta - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Việt Nam quê hương ta

Bố cục

Xem thêm Bố cục Việt Nam quê hương ta

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Nếu chọn hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn cảnh đẹp Hồ Gươm. Vì hình ảnh Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội với làn nước xanh biếc, gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết đầy ý nghĩa  lịch sử.

Hoặc: em chọn hình ảnh vịnh Hạ Long vì đây là vùng biển tuyệt đẹp, được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.

Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Bài hát về quê hương:

- Bay qua Biển Đông (nhạc sĩ: Lê Việt Khánh

- Hãy đến với con người Việt Nam (sáng tác: Xuân Nghĩa)

- Hello Vietnam (Phạm Quỳnh Anh)

- Việt Nam ơi (Minh Beta)

Bài thơ về quê hương:

- Quê Hương - Tác Giả: Đỗ Trung Quân

- Việt Nam Quê Hương Ta - Tác giả: Nguyễn Đình Thi

- Quê Hương - Tác Giả: Tế Hanh

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.

Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh.

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời

Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn

Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Trong bài thơ, tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.

Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp cảu thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.

Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Các biện pháp tu từ:

- Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

- BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước. 

Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:

Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.

Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).

Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

Bố cục

Xem thêm Bố cục Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Theo tác giả, hai hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ đó là vẻ đẹp cả cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống. Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.

Câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Nét độc đáo của bài ca dao:

-  Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.

Câu 3 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ:

- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…)

- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 67 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 67 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 67 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

a. Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa còn “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Vì vậy, câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cơ => Tác dụng: giúp người đọc hinh dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d. Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”.

Câu 2 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười.

b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.

Câu 3 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Nối câu

1e – 2g - 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d

Câu 4 (trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.

Viết ngắn: 

Câu hỏi (trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.

Đoạn văn tham khảo:

Đất nước Việt Nam mang dáng hình chữ S, được thiên nhiên ưu ái ban tặng biết bao cảnh đẹp trên khắp mọi miền đất nước. Đó là vùng rừng núi Tây Bắc hoang sơ, những ngọn núi chập chùng trong sương sớm, những cánh đồng ruộng bậc thang mùa lúa chín như tấm thảm vàng được dệt giữa nền trời xanh biếc. Xa xa, thấp thoáng là những mái nhà bình yên nép dưới chân đồi. Bên cạnh đó, đất nước Việt Nam còn có những bãi biển tuyệt đẹp như bãi biển vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, nước biển trong xanh, bãi cát trắng trải dài, bầu không khí trong lành đã thu hút bước chân du khách trong và ngoài nước. Từ vùng núi đến đồng bằng, từ rừng xanh đến biển thẳm đều là khung cảnh say đắm lòng người. Cùng đến và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Làm một bài thơ lục bát - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Làm một bài thơ lục bát ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Làm một bài thơ lục bát - Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

Câu 2 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.

Tiếng

Dòng

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

B

B

T

T

B

B



Bát

T

B

B

T

T

B

B

B

Lục

T

B

T

T

B

B



Bát

T

B

T

T

T

B

B

B

Câu 3 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến.  Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

Câu 4 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông. Tất cả đã hoà quện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.

Câu 5 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ, tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

Hướng dẫn quy trình viết 

Đề bài: Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến. 

Bước 1: Xác định đề tài

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

Bước 3: Làm thơ lục bát

Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ.

Bài thơ tham khảo

Mùa Phượng đỏ

Thả trôi cánh phượng ngày hè
Trên cành khản giọng con ve kêu buồn
Ngày xưa mơ ước chuồn chuồn
Tiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay

Thòm thèm những túi ô mai
Học trò đùa cợt tương lai mong chờ
Áo trắng tung một trời thơ
Bao nhiêu hoài niệm giấc mơ xếp hàng

Sân trường còn mãi nắng vàng
Thầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhung
Tìm về ký ức bâng khuâng
Bạn bè nhắc nhớ những lần chia tay

Màu mực lưu bút dần phai
Vọng về bạn cũ trường đây kiếm tìm
Vỉa hè thánh thót tiếng chim
 Khát khao cười nói nỗi niềm cố nhân.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát trang 74 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (150-200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát. 

Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn vẫn là bao nhiêu?

Thu thập tư liệu

Trong bước này, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Cảm xúc của em về:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

1. Dàn ý:

Mở đoạn

- Ca dao, dân ca có nhiều bài nói về công ơn cha mẹ, trong đó có bài “Công cha..”.

- Cảm nhận chung của em khi đọc bài ca dao đó?

Thân đoạn:

- Cảm xúc, suy nghĩ về công lao của cha mẹ do bài ca dao gợi ra:

+ Là lời ru của mẹ với đứa con mình, âm điệu tâm tình, sâu lắng → gợi sự xúc động, dễ đi vào lòng người.

+ Công lao của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên là núi và bể (phân tích ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh ấy) → tô đậm, nhấn mạnh công lao của cha mẹ.

+ Tại sao lại nói “công cha” và “nghĩa mẹ” mà không nói ngược lại là “nghĩa cha” và “công mẹ”? → thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái như thế nào?

+ Suy nghĩ của em về hình ảnh “Cù lao chín chữ”: sự vất vả, nhọc nhằn của mẹ cha khi nuôi em khôn lớn → xúc động, cảm phục…

- Cảm nghĩ của em về trách nhiệm của người con mà bài ca dao nêu ra:

+ Bài ca dao có chỉ rõ đó là trách nhiệm gì không?

+ Với những gì mà bài ca dao gợi ra ở trên cùng với thực tế đời sống, em nghĩ trách nhiệm của con cái với cha mẹ là gì? (chăm ngoan, học giỏi, nghe lời, quan tâm, phụng dưỡng…)

Kết đoạn:

- Khái quát lại những cảm nhận của em khi đọc bài ca dao.

- Vai trò của bài ca dao trong cuộc sống: nhắc nhở, khuyên răn…

Bước 3: Viết đoạn

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn vẫn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 78) Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát trang 78, 79 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 78) Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Chân trời sáng tạo

Đề bài

Dựa vào bài học viết ở tiết trước, em trình bày bài nói theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Lời giải chi tiết

Các bước trình bày:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Ôn tập trang 79, 80 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 79, 80 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ôn tập trang 79, 80 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Văn bản

Nội dung

Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng.

Ca dao

Việt Nam quê hương ta

Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam.

Thơ lục bát


Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao:

- Về vần, nhịp, thanh điệu:

+ Bài thơ có câu 6 và câu 8.

+ Tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát.

+ Tiếng thứ tám của câu bát vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo.

+ Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.

- Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi.

- Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.

Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời

Phương diện

Đặc điểm

Hình thức

Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ vết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng.

 Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Nội dung

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân

Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.

Trả lời

Các kinh nghiệm khi làm bài:

- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/ người nghe là những ai.

- Cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ

- Phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.

Câu 5 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa.

- Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ hàng.

- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng, học sinh cần chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác: