Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích (trang 52) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích trang 52, 53, 54, 55, 56 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích (trang 52) - Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn kể lại truyện Cây khế, sau đó trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.

Câu 2 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:

- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.

- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.

- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.

- Do quá tham lam, người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.

Câu 3 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:

- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

- Người em hiền lành cho chim ăn khế.

- Con chim biết lấy vàng trả ơn.

- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.

Câu 4 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản.

Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Xem lại chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

Bài viết tham khảo

     Truyện cổ tích chính là suối nguồn mát lành về lòng nhân hậu và những bài học làm người bao la. Hòa trong dòng chảy mát lành ấy, có tác phẩm Cây vú sữa là câu chuyện khiến em nhớ mãi về sự hi sinh của đấng sinh thành.

     Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống và hóa thành một cái cây.

     Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.” Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

     Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

     Cây rung rinh cành lá, thì thào:

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

      Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

      “Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”. Câu chuyện về cây vú sữa đã gửi gắm đến chúng em bài học về đạo làm con và công ơn trời biển của đấng sinh thành. Cảm ơn vườn cổ tích, cảm ơn những câu chuyện nhân văn đã dạy dỗ chúng em nên người trong suốt hành trình lớn lên.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 37, 38 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 37, 38 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 37, 38 - Chân trời sáng tạo

Tri thức Đọc hiểu

Truyện cổ tích là gì?

Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa...” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian.

Truyện cổ tích thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh... Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động.

Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản.

Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cải thiện chiến thắng cái ác.

Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”. Người kể chuyện theo ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mình. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba.

Lời của người kể chuyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,... Lời của nhân vật là lời nói của các nhân vật trong truyện.

Tri thức tiếng Việt

Đặc điểm và chứng năng liên kết câu của trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.

Có nhiều loại trạng ngữ: 

 + Trạng ngữ chỉ thời gian

 + Trạng ngữ chỉ nơi chốn 

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

+ Trạng ngữ chỉ mục đích

Ví dụ: 

(1) Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le nguồn chiêm bờ cõi nước ta. (2) Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đổ làm sao xấu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. .

+ Trạng ngữ “Hồi đó” chỉ thời gian diễn ra sự việc nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta.

+ Trạng ngữ “Để dò xem bên này có nhân tài hay không” chỉ mục đích của sự việc nước ngoài sai sứ đưa vỏ ốc vặn sang nước ta cùng với câu đố oái oăm.

- Bên cạnh chức năng bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu, trạng ngữ còn có chức năng liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Sọ Dừa (trang 39, 42) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sọ Dừa trang 39, 40, 41, 42 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Sọ Dừa (trang 39, 42) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Sọ Dừa

Bố cục

Xem thêm Bố cục Sọ Dừa

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Có những khi em đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài, ví dụ như nhìn vào cách ăn mặc, đầu tóc của bạn đó để nhận xét.

- Cách đánh giá như vậy không hoàn toàn chính xác, vì hình thức bên ngoài không thể hiện được hết về một con người.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng về một người có ngoại hình có vẻ ngoài khác lạ.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết Sọ Dừa là một nhân vật kì lạ, không giống với những người phàm trần khác.

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Theo em, Sọ Dừa sẽ tìm được lễ vật vì cậu vốn dĩ không phải người bình thường.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sắp xếp các sự việc theo trình tự đúng: a - h - d - b - đ - e - c – g :

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

- Chàng chăn bò rất giỏi.

- Tài thổi sáo rất hay.

- Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông.

- Đỗ trạng nguyên.

- Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyện.

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

+ Sự ra đời của Sọ Dừa.

+ Không có chân tay nhưng chàng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Vai trò của các yếu tố thần kì:

+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa.

+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về chân lí ở hiền gặp lành.

+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.

Câu 5 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đề tài của truyện: Đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người.

Câu 6 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Truyện thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về sự đổi đời cho người thiệt thòi đau khổ, mơ ước cho sự công bằng xã hội.

Câu 7 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Qua truyện Sọ Dừa, em học được bài học đó là không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài mà cần coi trọng phẩm chất, tính cách, vẻ đẹp bên trong và tiếp xúc lâu để hiểu thêm về tâm hồn của họ.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Em bé thông minh - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Em bé thông minh ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Em bé thông minh - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Em bé thông minh

Bố cục

Xem thêm Bố cục Em bé thông minh

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Người thông minh là người có sự nhận thức, tiếp thu nhanh mọi vấn đề, có khả năng ứng biến vả tìm ra cách xử lí nhanh chóng mọi tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Người thông minh có thể giúp mọi người tìm được phương án giải quyết nhanh những khó khăn trong cuộc sống.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Theo em cậu bé sẽ là người giải quyết thử thách này và cậu ấy sẽ thành công.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Trong phần tiếp theo, em bé sẽ phải vượt qua những thử thách nữa.

Câu 3 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Chi tiết em bé "hát lên một câu" cho em thấy em bé là một người hồn nhiên và không hề sợ hãi những khó khăn trong cuộc sống.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đây là lời của người kể chuyện vì đây là phần lời người kể đang tường thuật lại sự việc diễn ra.

Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.

=> Các thử thách ấy có cấp độ khó tăng dần. Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng của cậu bé.

Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Truyện có một kết thúc có hậu, xứng đáng với những gì đã bỏ ra của cậu bé thông minh.

Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Chủ đề của truyện là đề cao trí thông minh dân gian, trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống.

Câu 6 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng rất lớn đối với chúng ta. Những bài học này sẽ giúp ta xử lí các tình huống khó khăn và giúp chúng ta thuận lợi hơn.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Chuyện cổ nước mình

Bố cục

Xem thêm Bố cục Chuyện cổ nước mình

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác nhiều. Những câu chuyện cổ chính là kho tàng quý báu lưu trữ nét cổ xưa.

Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cụm từ “người thơm” trong câu được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện.

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lý, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 48 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 48 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 48 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

a. Trạng ngữ chỉ thời gian: “ngày cưới”

    Trạng ngữ chỉ nơi chốn: “trong nhà Sọ Dừa”

b. Trạng ngữ chỉ thời gian: “đúng lúc rước dâu”

c. Trạng ngữ chỉ thời gian: “Lập tức”

d. Trạng ngữ chỉ thời gian: “Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ”

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

a. Các trạng ngữ trong đoạn văn đứng đầu các câu: Năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay 

→ Tác dụng: giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

b. Các trạng ngữ chỉ thời gian, mục đich đứng đầu hoặc cuối các câu: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng 

→ Tác dụng: góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.

Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

a. Các từ láy trong đoạn văn: véo von, rón rén.

b. Tác dụng: các từ láy có tác dụng miêu tả âm thanh, làm cho đoạn văn thêm sống động, hấp dẫn người đọc.

Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

a. Thành ngữ: mở cờ trong bụng.

b. Ý nghĩa: thể hiện niềm vui sướng, vui mừng hạnh phúc.

Viết ngắn: 

Câu hỏi (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

Trả lời

     Sau khi học truyện Em bé thông minh, em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Những lúc nhà vua ra câu đố, tưởng chừng không ai trả lời được, nhưng em lại xử trí một cách nhanh gọn và khôn khéo vô cùng. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục. Bằng câu hát hóm hỉnh, em bé đã giải được câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều nghiêng mình ngưỡng mộ. Em mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn để sau này có thể cống hiến cho nhân dân và nước nhà.

Chú thích:

Trạng ngữ là những phần được in đậm.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Non-bu và Heng-bu - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Non-bu và Heng-bu ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Non-bu và Heng-bu - Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Non-bu và Heng-bu

Bố cục

Xem thêm Bố cục Non-bu và Heng-bu

Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu:

- Cốt truyện: truyện kể theo trình tự thời gian. Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo.

- Kiểu nhân vật: truyện thuộc kiểu nhân vật bất hạnh.

- Phẩm chất nhân vật: người em hiền lành, tốt bụng. Người anh trai tham lam, độc ác.

- Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng.

Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản này, em rút ra được bài học về lối sống tốt bụng ở trên đời. Mỗi người cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 57) Kể lại một truyện cổ tích - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích trang 57, 58 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 57) Kể lại một truyện cổ tích - Chân trời sáng tạo

Em đã viết xong một bài văn kể lại truyện cổ tích mà em yêu thích. Bây giờ, em hãy dùng ngôn ngữ nói để kể lại câu chuyện của mình cho các bạn nghe.

Chuẩn bị nói

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Bước 4: Trao đổi và đánh giá

Thực hành nói

Bài nói tham khảo

(Vận dụng bài văn kể lại chuyện cổ tích ở buổi học trước)

Các bạn thân mến, truyện cổ tích chính là suối nguồn mát lành về lòng nhân hậu và những bài học làm người bao la. Hòa trong dòng chảy mát lành ấy, câu chuyện Cây vú sữa là câu chuyện khiến tôi nhớ mãi về sự hi sinh của đấng sinh thành.

 Bây giờ các bạn hãy cùng lắng nghe tôi kể câu chuyện này nhé! Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống và hóa thành một cái cây.

Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.” Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào:

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

“Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”. Câu chuyện về cây vú sữa đã gửi gắm đến chúng mình bài học về đạo làm con và công ơn trời biển của đấng sinh thành. Cảm ơn vườn cổ tích, cảm ơn những câu chuyện nhân văn đã dạy dỗ chúng mình nên người trong suốt hành trình lớn lên. Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe tôi kể câu chuyện này.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Ôn tập trang 58 Tập 1 lớp 6 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 58 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ôn tập trang 58 Tập 1 lớp 6 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Tên truyện

Tóm tắt cốt truyện
 (ngắn gọn)

Chủ đề của truyện

Sọ Dừa

Truyện kể về kiểu nhân vật bất hạnh (có hình dạng xấu xí) là Sọ Dừa. Sọ Dừa sinh ra với hình dáng kì lạ, bị mọi người xem thường, cho là vô tích sự. Tuy nhiên, rồi Sọ Dừa cũng trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng cô Út. Sau đó, chàng thi đỗ trạng nguyên và đi sứ, đem vinh quang về cho gia đình. Dù gặp phải trắc trở do hai cô chị ác độc gây nên, thì cuối cùng vợ chồng Sọ Dừa vẫn đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau đến cuối đời.

- Đề cao giá trị chân chính của một con người.

- Thể hiện tình yêu thương, trân trọng vơi những con người bất hạnh.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân với cuộc sống mà người ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Em bé thông minh

Truyện kể về kiểu nhân vật thông minh - ở đây là một cậu bé. Trải qua những thử thách khó giải do viên quan, nhà vua và sứ giả đưa ra, cậu đã chứng minh được tài trí hơn người của mình. Từ đó, được vua và triều thần công nhận, mời ra cống hiến cho nước nhà.

- Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải đố, vượt qua thách đố…)

Non-bu và Heng-bu

Truyện kể về kiểu nhân vật bất hạnh là Heng-bu. Sau khi mồ côi cha mẹ, anh bị Non-bu là anh trai cướp hết gia sản, phải sống cuộc sống khó khăn. Tuy nhiên, Heng-bu vẫn giữ được tấm lòng lương thiện và nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ một chú chim nhỏ. Vì vậy, anh được hưởng một cuộc sống sung túc, đẩy đủ. Còn người anh Non-bu độc ác và tham lam thì phải chịu hình phạt thích đáng là mất đi tất cả.

- Đề cao những phẩm chất đáng quý của con người (giàu tình yêu thương, nhân hậu, chăm chỉ, lương thiện…)

- Thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống mà người ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời

Dựa vào 3 mẩu truyện trên, em có thể chọn một truyện mà mình thích nhất và trình bày lí do.

Ví dụ:Em thích nhất truyện Sọ Dừa vì truyện đưa ra một kết thúc có hậu cho những người hiền lành, lương thiện và dạy chúng em bài học về cách nhìn người cũng như nếp sống đạo đức, lương thiện.

Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Với hình thức viết cần phải chú ý:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?

- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.

- Bước 3: khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

Đối với hình thức nói, cần lưu ý:

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói.  Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Bước 2: TÌm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.

- Bứớc 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết.

Câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Truyện cổ tích là những giá trị văn hoá dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện là những bài học đạo lí quý báu. Vì vậy, qua những truyện cổ tích chúng ta sẽ thêm hiểu về văn hoá đất nước trong quá khứ và tiếp thu thêm những bài học làm người ý nghĩa cho bản thân.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác: