Soạn bài Nghìn năm tháp Khương Mỹ trang 128 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Thực hành đọc: Nghìn năm tháp Khương Mỹ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nghìn năm tháp Khương Mỹ trang 128 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Nghìn năm tháp Khương Mỹ

Bố cục

Xem thêm Bố cục Nghìn năm tháp Khương Mỹ

Khi đọc văn bản, các em cần chú ý:

- Những dấu hiệu cho thấy văn bản này thuộc thể loại du kí: Ghi chép lại điều đã chứng kiến trong chuyến đi đến thăm di tích tháp Chăm Khương Mỹ.

- Vẻ đẹp của tháp Khương Mỹ:

+ Khi mưa: lộng lẫy, trầm mặc, suy tư, u buồn;

+ Khi nắng: phô diễn màu gạch nung óng ả.

+ Ba tháp được xếp theo trục bắc – nam, kiến trúc lối thấp Chăm truyền thống.

+ Bức tường tháp thứ hai là hoa văn điêu khắc tinh xảo với những nét uyển chuyển, duyên dáng lạ thường theo thời gian.

- Những thông tin hữu ích về lịch sử và văn hóa trong bài kí:

+ Di tích được xây dựng vào cuối thế kỉ X, được công nhận là di tích quốc gia năm 1989.

+ Một số tác phẩm điêu khắc: chim thần Ga-ru-đa, rắn Na-ga, người cưỡi voi, người cưỡi ngựa,…

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 109 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 109 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 109 - ngắn nhất Kết nối tri thức

- Kí là tác phẩm chú trọng ghi chép sự thực.

- Trong kí kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết.

- Với một số thể loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Khi kể, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc.

Du kí: Ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó.

Dấu ngoặc kép

- Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại,

- Đánh dấu tên tác phẩm,…

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Cô Tô - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Cô Tô ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Cô Tô - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Cô Tô

Bố cục

Xem thêm Bố cục Cô Tô

Trước khi đọc

1 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Em từng đi thăm quan ở Hội An. Nơi có dọc phố cổ nhộn nhịp đông khách du lịch qua lại. Ngôn ngữ địa phương ở đây hơi khó nghe vì em chưa quen. Người dân thân thiện, đồ ăn rất nhiều và rất ngon.

2 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Cô Tô là một quần đảo trong vịnh Bắc Bộ thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Đọc văn bản

Hình dung (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Cơn bão biển giống như trận chiến.

Theo dõi (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Xúc giác, thị giác, thính giác.

Theo dõi (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Trong trẻo sáng sủa.

- Bầu trời trong sáng.

- Cây xanh mượt, nước biển lam biếc đặm đà, cát vàng giòn.

- Chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

Hình dung (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Mặt trời nhú lên dần dần;

- Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào thăm thẳm;

- Đặt lên một mâm bạc rộng bằng chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng;

- Giống một mâm lễ phẩm mừng sự trường thọ.

Theo dõi (trang 112 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Nơi đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo: giếng nước ngọt đảo Thanh Luân.

- Mọi người đến tắm rửa, sinh hoạt vui vẻ như một cái bến, đậm đà mát nhẹ.

- Biết bao nhiêu người đến gánh và múc nước.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Đảo Cô Tô, đảo Thanh Luân và dân làng nơi đây.

Câu 2 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Trận địa cánh cung bãi cát, gió tăng thêm hỏa lực.

- Viên cát bắn buốt như viên đạn mũi kim.

- Gió bắn rát, chốc chốc ngừng trong tích tắc thay băng đạn, liên thanh quạt lia lịa đẩy người chạy theo luồng cát một bãi dài.

- Sóng đánh khiến đất trời trắng mù mù toàn bải như kẻ thù thả hơi ngạt, âm âm rền rền như vua thủy cho các loài rung thêm trống trận.

- Kính bị ép vỡ tung.

- Tiếng gió rít lên ghê rợn như quỷ khốc thần linh.

Câu 3 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Bầu trời trong sáng, cây xanh mượt, nước biển lam biếc đặm đà.

- Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính.

- Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như một lòng đỏ trứng thiên nhiên đầy đặn.

Câu 4 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Thời điểm: Vận động theo trình tự thời gian: bão chiều đến đêm; trước bão, trong bão, sau bão; ngày thứ tư, năm, sáu,…; lúc mặt trời chưa mọc, mọc, cao bằng con sào,…

- Ví trí: Từ trên cao, từ đầu mũi đảo và các vị trí khác nhau.

Câu 5 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Nhìn rõ… mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

Câu 6 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Lúc đó khung cảnh Cô Tô thiếu đi sự sống của con người.

Câu 7 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Hình ảnh so sánh cho thấy tác giả ấn tượng mạnh mẽ về khung cảnh và những con người nơi đây, cuốc sống lao động đang từng ngày cống hiến cho sự phồn vinh đất nước.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đằn mang tính nghệ thuật cao. Nguyễn Tuân đã nhận thấy sự tương đồng về màu sắc giữa mặt trời và lòng đỏ trứng. Đó là màu cam cháy rực rỡ, nóng bỏng, tỏa ánh nắng diệu kì. Vẫn là hình ảnh mặt trời, có người miêu tả nó giống như hòn than đang rực cháy. Còn tác giả đã tự sáng tạo cho tác phẩm một hình ảnh so sánh độc đáo từ chính cảm nhận của mình. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 113 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lớp 6 trang 113 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 113 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Biện pháp tu từ

Câu 1 trang 113, 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: Ẩn dụ chỉ mặt trời làm nổi bật màu sắc, dáng vẻ hùng vĩ thiên nhiên.

- mâm bạc: Ẩn dụ chỉ mặt biển gợi hình dáng, màu sắc của biển khi mặt trời mọc.

- mâm bể: Ẩn dụ chỉ mặt biển làm tô đậm sự mênh mông, kích thước kì vĩ của thiên nhiên.

- cáichất bạc nén: Ẩn dụ cho sự trù phú, phồn thịnh.

Câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. So sánh: thể hiến sự khốc liệt, mạnh mẽ của cơn bão.

b. Ẩn dụ hỏa lực: ý chỉ sức mạnh của cơn gió.

Câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. → Không gian trong veo, rất sạch, tạo cảm giác tinh khiết, trong lành.

Câu 4 trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Từ trên bờ biển Mỹ Khê, Đà Nẵng nhìn ra ngoài khơi xa, biển như được kéo dài mãi chẳng thể nhìn thấy điểm kết thúc. Dù lúc này trời có nắng thì cũng chỉ thấy một màn mờ ảo, không rõ ràng ngoài khơi. Xa xa ngoài khơi em có thể thấy những chiếc thuyền đánh cá của các bác ngư dân và cả những chiếc thuyền hay ca nô của mọi người đang dạo chơi, tham quan trên biển. Điều em thích nhất ở biển nơi đây là làn nước trong xanh và mát lành, thổi bay cái nóng, cái khó chịu ngày hè. Ngồi trên bờ, em đã cảm nhận được trọn vẹn không gian nơi đây.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Hang Én - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Hang Én ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hang Én - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Hang Én

Bố cục

Xem thêm Bố cục Hang Én

Trước khi đọc

1 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Nơi ở của những chú chim én,

2. (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Nơi đây thật hùng vĩ, khác hẳn so với những gì em quan sát tại nhà của mình. Đến tận nơi, cảm nhận bầu không khí trong lành, cây cối tươi tốt phát triển, ánh nắng xuyên qua những tán lá. Không có những tiếng xe ồn ã, không có khói bụi mà chỉ có những loài động vật đang sinh sống.

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Đi bộ.

Theo dõi (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Cảm giác về một cuộc “ngược dòng” tìm về với thuở sơ khai, ngắm nhìn vạn vật, lội suối mát trong lành.

Theo dõi (trang 116 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Lòng hang Én nơi rộng nhất khoảng 110 m2.

- Trần nơi cao nhất tương đương tòa nhà 40 tầng (120 m).

Theo dõi (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Chân trần chạy quanh sông, ngồi trên bờ cát vục nước rửa mặt, hít căng không khí trong lành,…

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Hành trình khám phá: Đường đến hang → Vào trong hang → Sau hang → Cửa hang.

Câu 2 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Con dốc Ba Giàn: 

+ Đường mòn trơn, nhiều cây đổ; 

+ Có nhiều cây cổ thụ cao vút, nhiều loại côn trùng kì lạ.

- Thung lũng Rào Thương: 

+ Thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúc; 

+ Văng vẳng tiếng chim kêu đủ giọng; 

+ Lội suối nước trong vắt nhìn rõ đàn cá bơi;

+ Có đàn bướm đủ màu bay lượn.

→ Rừng nguyên sinh hoang sơ, xa lạ, hiểm trở nhưng đầy mê hoặc, hấp dẫn.

Câu 3 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Sự “sống” của đá sinh thành, biến hóa qua chiều dài lịch sử:

+ Đá bào nhẵn tạo thành bãi tắm;

+ Dải đá san hô uốn lượn;

+ Dải hóa thạch sò, ốc, san hô,… nơi vách đá.

+ Sự bào mòn, bồi đắp thành nhũ đá, măng đá, ngọc động.

- Cuộc sống của loài én hiển hiện rất rõ:

+ Én bố mẹ tấp nập đi, về, mớm mồi cho con;

+ Én anh chị rập rờn bay đôi;

+ Én non chấp chới vỗ cánh;

+ Én thiếu niên ngủ nướng;

+ Én ung dung mổ cơm.

Câu 4 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Đó là hình ảnh Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,…

Câu 5 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Ngồi bệt trên cát, tứ bề là âm thanh, ánh nắng ban mai sáng bừng lòng hang, phải ở trong lều, không có điện, rửa mặt tại sông.

- Nhưng, chậm rãi ngắm nhìn, suy tư về đá, hòa đồng với chim én, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên.

Câu 6 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Không vì cuộc sống mà tác giả miêu tả cho ta cảm thấy bình yên, ấm ấp, tràn đầy tình yêu thiên nhiên.

Câu 7 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Theo em, nó còn đánh thức tình yêu và sự biết ơn thiên nhiên, những kĩ năng sinh tồn trong điều kiện thiếu thốn.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Hang Én mang đến cho em thấy sự kì vĩ, lớn lao của tạo hóa thiên nhiên. Đường đến hang vô cùng gian nan thế nhưng lại đầy thích thú. Tuy mạo hiểm, sơ hoang nhưng mang đến những trải nghiệm thiên thiên tuyệt vời, cái mà ở thành thị không thể có. Đến hang, một không gian hùng tráng, khiến con người phải e sợ. Thế nhưng sự gần gũi, ấm áp của loài chim én, chúng không hề lo sợ trước sự hiện diện của con người, khiến em thấy thật thú vị. Thiên nhiên thật rộng lớn, hiểm nguy nhưng cũng tuyệt đẹp, kì thú.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 118 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Dấu câu lớp 6 trang 118 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 118 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Dấu câu

Câu 1 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt: Cảm giác quay trở lại quá khứ.

b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt: Chỗ rãi rộng như để đón khách.

Câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a.

- Dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

- Dấu gạch ngang: Giải thích.

Hô-oát Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.

b.

- Dấu phẩy: Phân tách giữa một từ với một bộ phận chú thích trong câu; ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 3 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại:

+ Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi,… nước biển thôi”

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt:

+ Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời”…

+ Bạn sẽ thấy những “thương hải tang điền”…

Biện pháp tu từ

Câu 4 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Một chú én tò mò: Nét tinh nghịch, dễ thương của chim én.

b. Nó thản nhiên đi lại: Hồn nhiên, trở nên gần gũi.

Câu 5 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Nhân hóa: Thân thiết, quen thuộc, gần gũi với đời sống.

b. So sánh: Nhấn mạnh sự tuyệt đẹp của tạo hóa.

c. So sánh: Nhấn mạnh sự rộng lớn, kì vĩ của hang Én.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Cửu Long Giang ta ơi

Bố cục

Xem thêm Bố cục Cửu Long Giang ta ơi

Đọc văn bản

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nhan đề lấy đoạn tên sông chảy qua lãnh thổ để đặt tên → Biểu thị tình yêu nước, ý thức chủ quyền.

- Lời gọi tha thiết, da diết dành cho quê hương.

Câu 2 trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- “Tấm bản đồ rực rỡ” gợi ra dáng vẻ của đất nước, tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng.

- Cảm xúc đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ: háo hức, say mê.

Câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Cây lao đá đổ; hương thơm ngào ngạt.

- Trưa hè ngu ngút nắng Trường Sơn;

- Thác Khôn cười trắng xóa;

- Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát;

- Sóng tỏa chân trời buồm trắng;

Câu 4 trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Hình ảnh người nông dân Nam Bộ: Nông dân Nam Bộ… không bao giờ chia cắt.

→ Sự cực nhọc cùng bùn đất để gây dựng quê hương cùng với sự đoàn kết để giữ gìn bảo vệ đất nước.

Câu 5 trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Em thích nhất hình ảnh của sông Mê Kông: Chín nhánh… lòng dừa trĩu quả. Vì nó cho em thấy được sự trù phù mà sông đem lại cho quê hương của chúng ta.

Câu 6 trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Tình yêu đó lớn dần theo năm tháng trong nhà thơ, những nhận thức về dòng sông cũng dần nhiều hơn và đặc biệt là sự biết ơn về lịch sử và truyền thống ông cha.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt (trang 122) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt trang 122 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt (trang 122) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài: Ngày tết Trung thu ở quê em.

b. Tìm ý 

- Thời gian tối ngày Tết trung thu, tại xóm nhà.

- Quang cảnh nhộn nhịp, đông vui.

- Những hoạt động: lễ rước đèn, phá cỗ

- Mọi người tham gia nhiệt tình, vui vẻ.

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Năm nay, xóm em lại tổ chức Trung thu.

- Thân bài:

+ Trước khi đêm hội trăng rằm diễn ra:

Ÿ Em hồi hộp từ lúc đi học về.

Ÿ Em sửa soạn trang phục đẹp nhất để đi.

+ Lễ rước đèn:

Ÿ Lễ rước đèn diễn ra lúc 7 rưỡi tối.

Ÿ Những anh chị đoàn viên dẫn mọi người trong xóm.

Ÿ Cảnh vật xung quanh: Vẫn con đường quen thuộc hàng ngày

Ÿ Khi rước đèn, chúng em ca hát, ríu rít kể chuyện.

+ Phá cỗ Trung Thu:

Ÿ Sau khi rước đèn thì bọn em quay trở về sân nhà văn hóa phá cỗ.

Ÿ Các mâm cỗ được bày rất nhiều loại hoa quả cùng bánh kẹo.

Ÿ Bên cạnh đó, còn có những tiết mục văn nghệ rất đa dạng.

Ÿ Em thích nhất là tiết mục múa lân.

- Kết bài: Đêm hội trăng rằm, về Tết Trung Thu – ngày em mong chờ nhất.

2. Viết bài

Mỗi năm một lần, vào ngày Tết Trung Thu, xóm em lại tổ chức đêm hội trăng rằm cho các em thiếu nhi. Chúng em lại háo hức mua những chiếc đèn lồng xinh xắn, những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh, ngửi mùi những chiếc bánh trung thu thơm phức mà chờ đợi. Đợi khi trăng tròn trĩnh, đầy đặn nhất để được cùng bạn bè đi rước đèn, phá cỗ.

Chiều hôm ấy, ngay sau khi đi học về, em liền vào nhà tắm rửa sạch sẽ và mặc lên mình chiếc váy xinh nhất để chuẩn bị đi chơi trung thu. Xong xuôi, mẹ còn tết cho em hai bím tóc vô cùng xinh xắn, lại cài thêm chiếc bờm có một cái nơ tim tím nữa. Sửa soạn xong, em liền cầm đèn ông sao lên tay, mang theo vài chiếc kẹo để vào trong túi áo, rồi ra cổng đứng chờ. Trong lúc chờ đợi, em nhìn ngắm xung quanh. Phía trên cao, mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc bánh nướng, tỏa ánh sáng trắng dìu dịu, phủ lên khắp vạn vật. Nhờ vậy mà em có thể nhìn thấy rất rõ cảnh vật xung quanh, và giúp em không hề sợ hãi khi đứng một mình trước cổng nhà. Bỗng trong không gian yên tĩnh ấy, tiếng hò reo, ca hát vang lên. 

Đến 7 giờ, các anh chị đoàn viên bắt đầu dẫn chúng em đi rước đèn. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, chúng em mang theo chiếc đèn nhỏ xinh, xếp thành hàng dài, đi vòng quanh xóm. Bạn nào cũng mang theo chiếc đèn trung thu xinh xắn, tươi cười rạng rỡ. Vẫn con đường quen thuộc ấy, nhưng hôm nay, dưới ánh trăng vàng, em cảm thấy nó sao mà đẹp khó tả. Chúng em vừa đi, vừa hát, vừa đùa nghịch nhau, ríu rít kể những câu chuyện cỏn con mà không bao giờ kết thúc của con trẻ. Rồi chúng em lại im lặng, tập trung lắng nghe câu chuyện chị Hằng chú Cuội mà năm nào cũng được nghe nhưng chẳng thấy chán. Dần dần, chúng em đi rước đèn hết một vòng quanh xóm và quay trở lại nhà văn hóa.

Đến nơi, nhìn khung cảnh xung quanh, em vô cùng ngạc nhiên. Trên phần sân của nhà văn hóa, các mâm cỗ được bày rất nhiều loại hoa quả, nào ổi, nào cam, nào táo, nào xoài. Cùng rất nhiều loại bánh kẹo, nước ngọt. Trong đó, em thích nhất là những chú chó lông xù được làm từ quả bưởi. Càng ngắm, em lại càng thán phục sự khéo léo của người nghệ nhân. Các mâm cỗ được xếp thành hình tròn, tạo thành một khoảng trống ở giữa, được trải thảm màu đỏ, đây chắc chắn sẽ là sân khấu của đêm nay rồi. Thế là, dưới sự hướng dẫn của các anh chị thanh niên, chúng em ngồi vào bàn, với sự hứng khởi, mong chờ. Chỉ một lát sau, khi chúng em đã ổn định chỗ ngồi thì MC xuất hiện. Đó là bác Hoa - phát thanh viên của xóm. Giọng của bác vô cùng hay và hấp dẫn. Sau màn giới thiệu về chương trình, bác Hoa tuyên bố mọi người bắt đầu phá cỗ. Thế là chúng em sung sướng ăn bánh kẹo. Cùng lúc ấy, chương trình văn nghệ bắt đầu Đó là những tiết mục cây nhà lá vườn do chính các bạn nhỏ, anh chị, thầy cô trong xóm biểu diễn. Nào nhảy, múa, hát, đóng kịch… vô cùng hấp dẫn. Chúng em vừa phá cỗ, vừa reo hò, cổ vũ nhiệt tình. Đến cuối cùng, tiết mục được mọi người mong chờ nhất cũng xuất hiện. Đó chính là tiết mục múa lân. Chúng em được ồ lên với những màn bay nhảy tài tình của chú lân sặc sỡ, lại được cười òa lên với những hành động ngộ nghĩnh của ông địa. Cứ thế, đêm hội trăng rằm diễn ra vô cùng vui vẻ.

Tết Trung Thu thực sự là ngày hội vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với em. Năm nào, em cũng mong thời gian trôi thật nhanh, để em lại được cùng các bạn rước đèn, phá cỗ.

3. Chỉnh sửa bài viết

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 126) Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến trang 126, 127 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 126) Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Chuyến đi du lịch ở khu K9 và Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội.

- Ngồi trên xe, chúng tôi trò chuyện với nhau rất vui và dự đoán về chuyến du lịch sắp tới. 

- Sáng ghé thăm khu di tích lịch sử K9

- Nghỉ trưa. 

- Chiều tham quan “Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam”. 

- Chuyến du lịch bổ ích đã khép lại và thu nhiều kiến thức.

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ một trải nghiệm thú vị hồi học lớp 5 là chuyến đi du lịch ở khu K9 và Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội. Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được chuyến du lịch vui vẻ và bổ ích ấy.

Buổi tối hôm ấy, tôi đã rất hồi hộp và chờ đợi chuyến du lịch ngày hôm sau. Những đồ dùng cần thiết mà cô giáo dặn tôi đã chuẩn bị rất kĩ. Hôm sau, đúng 5:30, chúng tôi bắt đầu đến trường tập trung, chiếc xe du lịch đã đến đón mọi người và cuộc hành trình đã bắt đầu.

Ngồi trên xe, chúng tôi trò chuyện với nhau rất vui và dự đoán về chuyến du lịch sắp tới. Hướng dẫn viên du lịch của lớp là chú Minh – một người rất vui tính và thân thiện. Chú đang nói cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện về địa điểm du lịch của lớp, bên cạnh đó, lớp tôi còn được thư giãn bằng một trò chơi mà chú Minh đã đưa ra, đó chính là “Lắng nghe và ghi nhớ” . Khi nghe chú thuyết trình về địa điểm du lịch, chúng tôi phải ghi nhớ, những ý chính, rồi khi được chú hỏi lại, bạn nào trả lời đúng sẽ được nhận quà. Bản thân tôi thấy đây là một trò chơi rất bổ ích, giúp chúng tôi ghi nhớ và có thêm nhiều hiểu biết về những địa điểm du lịch mà chú đã hướng dẫn.

Cuối cùng cũng đến nơi, khung cảnh ở đây thật tuyệt làm sao! Những đồi núi hùng vĩ, cây cối trên núi thì xanh tươi mượt mà, những làn gió lướt nhẹ làm cho chúng đung đưa như đang rì rầm trò chuyện. Chúng tôi được ghé thăm khu di tích lịch sử K9, ở đó có rất nhiều binh sĩ, các chú trông rất oai phong và trang trọng. Cô giáo chủ nhiệm lớp và chú Minh đã dẫn chúng tôi đến tham quan ngôi nhà xưa của Bác Hồ, ngôi nhà thật đẹp và đã được sửa sang lại. Sau khi tham quan các khu di tích lịch sử, tất cả các bạn trong lớp đều cảm thấy đói nên chúng tôi được đi ăn trưa và nghỉ ngơi. Chúng tôi được dẫn đến nhà hàng “Quê Hương” để ăn trưa, đồ ăn ở đây rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau khi ăn trưa, cả lớp được chú Minh dẫn đến một địa điểm để mua quà lưu niệm và các món đồ ăn vặt. Lúc đó, tôi đã mua một vài món quà xinh xinh để mang về tặng cho gia đình. Sau khi ăn nhẹ và mua quà, chúng tôi trở về khách sạn đã được thuê để nghỉ trưa kết thúc một buổi sáng thật vui và ý nghĩa.

Một buổi chiều đẹp trời lại đến, lớp chúng tôi lại được tham quan một địa điểm nữa đó chính là “Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Vừa đến nơi, chúng em đã được chụp một bức ảnh kỉ niệm. Vào tham quan tháp Chăm, Đền Cổ và một số ngôi nhà của người dân tộc khác. Đi một vòng quanh khu di tích, chúng tôi đã dừng chân ở một bãi cỏ trống rất xanh và rộng, trên bãi cỏ đó có những đồ dùng cần thiết để cho chúng tôi chơi – thì ra là cô giáo và chú Minh đã chuẩn bị. Mỗi tổ sẽ tham gia một trò chơi, đội nào thắng cuộc sẽ giành được những món quà. Mọi người ai cũng chơi thật hào hứng và vui vẻ.

Chẳng mấy mà đã kết thúc một ngày, chúng tôi phải trở về nhà. Trước khi lên xe, chú Minh đã chào tạm biệt và chúc lớp có thật nhiều thành tích cao trong học tập. Thế là một chuyến du lịch bổ ích đã khép lại, hôm ấy, phải rất muộn tôi mới về đến nhà. 

Tôi vừa kể cho các bạn nghe về chuyến du lịch rất vui của bản thân hồi lớp 5. Trong chuyến đi đó bản thân tôi cảm thấy mình trưởng thành và có thêm được nhiều những kiến thức bổ ích. Hi vọng rằng trong tương lai lớp chúng ta sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy.

3. Sau khi nói

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 127 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 127 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 127 - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 


Cô Tô

Hang Én

Hành trình khám phá của người kể chuyện

Đảo Cô Tô → Đảo Thanh Lân

Đường đi đến hang → Vào trong hang → Cửa hang

Những thông tin xác thực được ghi chép (địa danh, con người, số liệu,…)

- Đảo Cô Tô, đảo Thanh Luân…

- Anh hùng Châu Hòa Mãn, vợ con anh ấy.

- Dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Thương.

- Hang Én nơi rộng nhất 110 m2, nơi cao nhất 120 m

- Hô-oát Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới…

Những biện pháp nghệ thuật nổi bật

So sánh, ẩn dụ.

So sánh, nhân hóa.

2 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Tác phẩm kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng. So sánh với Cô Tô của Nguyễn Tuân:

- Giống:

+ Hành trình thăm quan đến một vùng đất.

+ Miêu tả rõ khung cảnh tiêu biểu nơi đó.

+ Kể về cuộc sống sinh hoạt, tính cách của con người nơi đây.

- Khác:

+ Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Đi sâu vào văn hóa, những đặc trưng riêng chỉ có ở vùng đất đó (hoa sen, tràm chim, đặc sản,…)

+ Cô Tô: Đi sâu vào khung cảnh thiên nhiên, lúc bão và không bão, đặc trưng của đảo biển.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác: