Soạn bài (Nói và nghe trang 20) Kể lại một truyền thuyết - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một truyền thuyết trang 20, 21 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 20) Kể lại một truyền thuyết - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Chọn truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh và ngôi kể thứ 3.

- Tóm tắt câu chuyện: Vua Hùng tổ chức kén rể → Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai → Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả cho gái cho → Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương → Thủy Tinh nổi giận khiến Phong Châu ngập chìm trong nước → Hai bên đánh nhau kịch liệt, Thủy Tinh đuối sức chịu thua → Hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”

Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.

Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấn chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huýt một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

3. Sau khi nói

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.

Một số yếu tố của truyền thuyết

- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục.

- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện 

- Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

- Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để trình bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia. Diễn biến của sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thánh Gióng (trang 6, 9) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thánh Gióng trang 6, 7, 8, 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thánh Gióng (trang 6, 9) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Thánh Gióng

Bố cục

Xem thêm Bố cục Thánh Gióng

Trước khi đọc

1 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Người anh hùng là người bình thường hoặc nổi tiếng có những phẩm chất cao quý hay những thành tính phi thường.

2 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

- Võ Thị Sáu bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước và có ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

- Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên.

- Chị tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương ở Đất Đỏ.

- Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị.

Đọc văn bản

Hình dung (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Chủ nhân vết chân to lớn là người cao lớn, sức mạnh phi thường hơn người bình thường.

Theo dõi (trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Đặc biệt ở chỗ một cậu bé ba tuổi yêu cầu những trang phục, vũ khí của một tráng sĩ trưởng thành, khỏe mạnh và hứa phá tan lũ giặc nếu có đủ đồ.

Hình dung (trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Bà con ai này đều vui mừng, sẵn sàng góp gạo thóc để nuôi chú bé.

Tưởng tượng (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Miếu thờ ban đầu có thể to, chắc chắn, có tượng tạc hình thánh gióng cưỡi ngựa cầm tre đi đánh giặc, luôn có đồ cúng,…

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu.

- Không gian: làng Phù Đổng, đất nước.

- Hoàn cảnh: đất nước đang chìm trong chiến tranh.

Câu 2 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Mẹ Gióng chỉ vì ướm thử vào vết chân lạ mà mang thai Gióng, sau 12 tháng thì sinh ra. Đã 3 tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, đặt đâu nằm đấy. 

Câu 3 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. Ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân của Thánh Gióng.

b. Sự đoàn kết của nhân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước.

c. Ước mơ của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh vô địch, cường tráng, oai phong đủ sức đánh tan mọi kẻ thù.

d. Ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương.

e. Thái độ ca ngợi, tôn vinh của nhân dân đối với người anh hùng.

Câu 4 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Chiến công phi thường mà Thánh Gióng đã làm nên là đánh tan quân giặc.

- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:

+ Tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc giữ nước.

+ Mang sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.

Câu 5 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Chủ đề đánh giặc cứu nước.

Câu 6 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: Hiện nay, vẫn còn đền thờ…nay gọi làng Cháy.

→ Lời kể về những dấu tích còn lại của người anh hùng để nhân dân tin rằng Thánh Gióng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Thánh Gióng là người anh hùng rất thông minh khi roi sắt gãy, Gióng đã nhổ tre bên đường để đánh giặc cho thấy sức mạnh kết hợp giữa con người với thiên nhiên. Gióng đánh giặc với mong muốn là đất nước được bình yên chứ không cần bất kì thứ gì cả, điều đó cho thấy Gióng là vị anh hùng thực sự, vì nước vì dân, sẵn sàng đứng lên chiến đấu mà không màng nguy hiểm. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 9 Tập 2 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ lớp 6 trang 9, 10 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 9 Tập 2 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Độc giả: người đọc

Tác giả: người sáng tạo ra tác phẩm, sản phẩm thơ văn,…

Kí giả: người làm nghề viết báo, nhà báo.

Từ ghép và từ láy

Câu 2 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Từ ghép: xâm phạmtài giỏilo sợgom gópmặt mũiđền đáp.

- Từ láy: vội vànghoảng hốt.

- Cơ sở xác định: 

+ Từ ghép: Giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa.

+ Từ láy: Giữa các tiếng có quan hệ về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc cả hai).

Cụm từ

Câu 3 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Cụm động từ: xâm phạm/ bờ cõi, cất/ tiếng nói, lớn/ nhanh như thổi, chạy/ nhờ.

- Cụm tính từ: chăm/ làm ăn.

- Đặt câu:

+ Nghe thấy tiếng sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên.

+ Bố mẹ Thánh Gióng là những con người chăm làm ăn.

Biện pháp tu từ

Câu 4 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong các cụm từ.

- Đặt câu: Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 10, 11, 12, 13 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Sơn Tinh, Thủy Tinh

Bố cục

Xem thêm Bố cục Sơn Tinh, Thủy Tinh

Trước khi đọc

1 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Mưa:

- Lợi ích khiến cây cối tươi tốt, nhiệt độ dịu đi.

- Mưa quá nhiều thì gây lũ lụt, đường xá trươn trượt khó đi gây tai nạn giao thông.

2. (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

- Dự báo thời tiết, cánh báo mức độ nguy hiểm.

- Hạn chế ra đường khi thời tiết xấu.

- Xây đê để ngăn lũ lụt.

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Thời gian diễn ra câu chuyện là Hùng Vương thứ mười tám.

Theo dõi (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Theo dõi (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

- Khi Thủy Tinh tức giận đã hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão, khắp nơi chìm trong biển nước.

- Sơn Tinh đã dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh được gọi là thần vì: 

- Họ đều đến từ vùng xa thẳm của tự nhiên.

- Cả hai đều có nhiều phép lạ và tài năng phi thường.

Câu 3 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Những chi tiết khiến cuộc thi tài trở nên đặc biệt:

- Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn.

- Ai cũng tài năng nên vua Hùng thách cưới để chọn được người phù hợp.

- Sơn Tinh đến trước nên cưới được vợ.

- Thủy Tinh đuổi sau, hai bên đánh nhau. Sơn Tinh chiến thắng còn Thủy Tinh hằng năm gây lũ lụt báo thù.

Câu 4 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Hai nhân vật giao tranh vì lí do cá nhân.

- Vì Sơn Tinh đã ngăn chặn một thảm họa thiên nhiên, bảo vệ sự sống nên khi chiến thắng Thủy Tinh, Sơn Tinh là một anh hùng,

Câu 5 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt Cổ. 

- Đề cao, tôn vinh những chiến công trong công cuộc chống bão và sử dụng nguồn nước hợp lí trong sinh hoạt, sản xuất.

Câu 6 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên bão lũ trên lưu vực sông Đà. Theo tác giả dân gian, nguyên nhân hiện tượng tự nhiên đó là do hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

Câu 7 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Sau khi bị thua cuộc, tôi cảm thấy thật bất công. Tất cả là do vua Hùng toàn chọn những đồ vật mà Sơn Tinh dễ dàng kiếm được. Tôi chỉ chậm chân một chút thôi mà không thể lấy được vợ.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Cả hai nhân vật đều có sự khác biệt về ngoại hình. Sơn Tinh khoác trên mình màu vàng, nâu thiên hướng gần với đất núi. Còn Thủy Tinh lại ưa màu xanh dương bao la của biển cả. Khuôn mặt của Sơn tinh thì ôn hòa, nhã nhặn. Ngược lại Thủy Tinh lại ẩn chứa sự giận dữ, nóng nảy. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 6 trang 13 Tập 2 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng việt: Dấu câu lớp 6 trang 13 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 6 trang 13 Tập 2 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Dấu câu

Câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Câu 1 dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi  vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

- Câu 2 dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa gọi gió, gió đến  hô mưa, mưa về.

Câu 2 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Đáng mong chờ nhất chính là những ngày đầu của năm mới. Đêm giao thừa em luôn thức cùng gia đình, cùng mẹ chuẩn bị đồ để lên bàn thờ chờ bố thắp hương. Đúng lúc 12 giờ, tiếng pháo hoa rộn rã khắp trời cao – thời khắc một năm cũ đã qua đi; mùi hương trầm lan tỏa khắp muôn nơi – một năm mới đã bắt đầu. Tiếng chúc mừng vui vẻ vang lên khắp ngõ xóm. Người người kéo đến nhà nhau chúc mừng năm mới an khang.

Nghĩa của từ ngữ

Câu 3 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Thủy quái: quái vật sống dưới nước.

- Thủy cư: sống ở trong nước.

- Thủy điện: nguồn điện được sản xuất từ việc lợi dụng năng lượng từ nước.

Câu 4 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Hô mưa gọi gió: Người có sức mạnh siêu nhiên, điều khiển tự nhiên.

- Oán nặng thù sâu: Sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm.

- Một số thành ngữ được tạo nên bằng tương tự: ăn gió nằm sương, đội trời đạp đất, chân cứng đá mềm,…

Biện pháp tu từ

Câu 5 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng: sự ngang tài sức, mỗi người một vẻ.

Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh đềnh trên một biển nước: nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến để thể hiện sự tức giận của Thủy Tinh.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 trang 14, 15, 16 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Ai ơi mồng 9 tháng 4

Bố cục

Xem thêm Bố cục Ai ơi mồng 9 tháng 4

Đọc văn bản

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Văn bản thuật lại sự kiện gì lễ hội Gióng.

Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin về thời gian diễn ra sự kiện và các thông tin về bối cảnh, tính chất, đặc điểm.

Câu 3 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Cố Viên: vườn cà của mẹ Thánh Gióng

- Miếu Ban: nơi Thánh Gióng được sinh ra

- Đền Mẫu: nời thờ mẹ Thánh Gióng

- Đền Thượng: nơi phụng thờ Thánh

Câu 4 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- 1/3 đến 5/4 âm lịch: chuẩn bị lễ hội

- 6/4 âm lịch: lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng

- 8/4 âm lịch: lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng

- 9/4 âm lịch: chính hội gồm múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân.

- 10/4 âm lịch: vãn hội có lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh.

- 11/4 âm lịch: lễ rửa khí giới

- 12/4 âm lịch: lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất.

Câu 5 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng: việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc.

- Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc.

- 28 cô tướng: 28 đạo quân thù.

- 80 phù giá: quân ta.

- Dăm ba bé trai cầm roi rồng: đạo quân mục đồng.

- Cảnh chia nhau đồ tế: xin lộc để được may mắn.

- Ngày 12 lễ rước cờ: báo tin thắng trận.

Câu 6 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Đây là một di sản vô giá trị của văn hóa dân tộc, là dịp để dân tộc cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thiêng liêng và trần thế,…

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (trang 16) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện trang 16 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (trang 16) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài: Thuyết minh thuật lại lễ hội Gióng.

b. Tìm ý 

- Thời gian: Được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

- Địa điểm: Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

- Hoạt động chính:

+ Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. 

+ Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật.

+ Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng.

+ Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội.

- Ý nghĩa của sự kiện: 

+ Một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền.

+ Liên kết cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng.

- Thân bài:

+ Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. 

+ Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật.

+ Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng.

+ Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội.

- Kết bài: 

+ Một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền.

+ Liên kết cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

2. Viết bài

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.

Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3. Chỉnh sửa bài viết

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 21 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 21 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 21 - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

STT

Các yếu tố

Đăc điểm

1

Chủ đề

Cuộc đời và chiến công của những người anh hùng; giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật

2

Nhân vật

Những người anh hùng lập nên chiến công phi thường

3

Cốt truyện

Tuyến tính, gắn hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục của nhân vật.

4

Lời kể

Cô đọng, trang trọng, ngợi ca

5

Yếu tố kì ảo

Đậm nét nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa 

2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

So sánh di bản thời Lí với Thánh Gióng trong SGK: 

- Thời Lí: Từ nay ông Gióng ra đi đánh giặc từ làng Phù Đổng rồi cũng trở về Sóc Sơn như trước, nhưng lại phải ghé qua Hồ Tây “ăn cơm nắm, cởi áo tắm mát và bỏ quên một đoạn roi sắt ở đó”.

- SGK: Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc…Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, bèn phong là Phù Đồng Thiên Vương, và lập miếu thờ ngay ở quê nhà.

3 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Tinh anh dấu được khí kiền khôn,

Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.

Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,

Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.

Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,

Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn.

Tự điển trời nam ngôi đệ nhất,

Âm phò quốc thế vững bằng non.

Lê Thánh Tông (Hồng Đức Quốc âm thi tập)

SƠN TINH, THUỶ TINH

… Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.

Cá voi quác mồm to muốn đớp,

Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.

Càng cua lởm chởm giơ như mác;

Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.

Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc

Niệm chú, đất nẩy vù lên cao.

Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.

Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,

Đạp long đất núi, gầm xông xáo,…

Nguyễn Nhược Pháp

4 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Vì Thánh Gióng tượng trưng cho tinh thần chiến thắng chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ nên phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy (trang 22) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy trang 22 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy (trang 22) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Bánh chưng, bánh giầy

Bố cục

Xem thêm Bố cục Bánh chưng, bánh giầy

Khi đọc văn bản, các em cần chú ý:

- Hoàn cảnh và sự kiện được kể: Hùng Vương đời thứ 6 muốn truyền ngôi, tổ chức cuộc thi tài để chọn người xứng đáng.

- Những đặc điểm chính của Lang Liêu:

+ Mẹ mất sớm do vua cha ghẻ lạnh → thiệt thòi so với anh em.

+ Chăm chỉ lo việc đồng áng.

- Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi:

+ Truyền thống văn hoá ẩm thực trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

+ Sự biết ơn với thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên và tôn kính với đất trời.

+ Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác: