Soạn bài (Nói và nghe trang 30) Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - Kết nối tri thức

Soạn văn 7 (hay nhất) | No tags

Mục lục

Với soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm trang 30, 31, 32 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài (Nói và nghe trang 30) Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - Kết nối tri thức

Soạn bài: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)

Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và từ những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm. 

1. Trước khi nói 

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Tham khảo 1 số đề tài: 

+ Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ. 

+ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu. 

+ Trẻ em với việc học tập. 

+ Bạo hành trẻ em. 

b. Tập luyện 

- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét. 

2. Trình bày bài nói 

Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:

- Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị trước. 

+ Nêu vấn đề mà em quan tâm, quan điểm của em

+ Các khía cạnh của vấn đề với lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. 

+ Sử dụng các từ ngữ để liên kết các ý. 

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói, … phù hợp. 

- Sử dụng kết hợp các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, đoạn phim ngắn, … 

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính, ...  Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Một câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: "Trẻ em tiếp xúc với công nghệ: Nên hay Không nên?". Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé!

Thứ nhất, chúng ta hãy cùng bàn đến lợi ích và tác hại của các thiết bị công nghệ: 

1. Lợi ích

 Công nghệ ngày nay tiến bộ rất nhiều xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học – kỹ thuật giúp cho các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với những thành tựu công nghệ.

 Những sản phẩm công nghệ cao ngày nay như smartphone, laptop thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội, các nguồn thông tin, các kiến thức từ các trang web công nghệ trên Internet, …luôn tạo ra sự phấn khích tò mò cho trẻ, từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Vì thế mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị công nghệ với những ứng dụng học tập bổ ích và thú vị giúp trẻ tiếp thu bài một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều trường tiểu học và mầm non trên thế giới đã sử dụng iPad như một phần của chương trình giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do vậy, công nghệ phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả của ngành giáo dục hơn.

2. Tác hại

- Ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách: 

 Các bé thường hay bị thu hút sự chú ý bởi các thiết bị công nghệ nên cha mẹ Việt thường hay có thói quen cho con cái sử dụng máy tính, điện thoại hoặc ipad để con đỡ đòi hỏi và ngoan ngoãn nghe lời hơn. Thế nhưng, việc này lại gây ảnh hưởng xấu cho bé vì mỗi lần các con "ăn vạ" thì mẹ lại lấy smartphone để dỗ dành con. Khi đó trẻ sẽ sinh ra tâm lí thích đòi hỏi và các con sẽ luôn nghĩ rằng chỉ cần cứ giận dữ là bố mẹ sẽ cho sử dụng điện thoại. 

 Bên cạnh đó, nếu bố mẹ cho con dùng đồ công nghệ quá thường xuyên sẽ khiến bé sinh ra một tâm lí “gây nghiện” khó bỏ.  Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều trò chơi bạo lực, nội dung thiếu lành mạnh cho trẻ tính cách nóng nảy và khiến các bé dễ dàng bắt chước theo, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của bé.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe:

Khi trẻ dành nhiều thời gian chơi video game, sử dụng máy tính liên tục, không vận động thể thao sẽ dẫn đến tình trạng:

Ngày càng lì hơn khi ngồi hàng giờ trước các sản phẩm công nghệ

Giảm khả năng linh hoạt của tay: bé sẽ chỉ tập trung vào ngón trỏ và cái để lướt web, do vậy mà các ngón khác sẽ không hoạt động đều 

Nguy cơ béo phì, khó ngủ, trầm cảm sẽ ngày càng tăng cao hơn do ngồi lì một chỗ, lười vận động, sức khỏe của bé sẽ bị giảm sút một cách nhanh chóng.

Giảm thị lực khi trẻ xem phim, chơi điện tử trên điện thoại, ipad…

- Ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ:

 Việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ sẽ khiến trẻ không dành thời gian trò chuyện, tương tác với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến việc bé ngại giao tiếp, thiếu tự tin, phản xạ kém, khó khăn trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp thông thường.

Thứ hai, chúng ta hãy cùng đưa ra các giải pháp khắc phục:  

 Công nghệ đã cung cấp nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ mang lại một số tiêu cực không mong muốn mà chính người lớn chúng ta cần giám sát, giải thích cặn kẽ để giúp trẻ có cái nhìn tốt hơn và định hướng tới những mặt tốt hơn trong cuộc sống.

1. Cần xác định được thời gian cho trẻ dùng thiết bị công nghệ mỗi ngày: Một ngày không quá 2 tiếng. Bên cạnh đó, cần phân bổ thời gian hợp lý đến giấc ngủ, các hoạt động học tập, ăn uống và tập thể dục…của trẻ!

2. Đừng cấm mà hãy đưa ra những lựa chọn: Hãy cho trẻ xem nhưng sau đó bạn có thể cho trẻ đi chơi thể thao, chơi đồ chơi thông minh, đọc sách …và chính những niềm vui đó sẽ cho bé thấy được niềm đam mê khác để có thể thay thế được! 

3. Hãy thay đổi chính mình: Bố mẹ hãy là tấm gương cho con và từ đó trẻ sẽ luyện tập cho mình những thói quen tốt hơn khi ở cùng gia đình! Ngoài việc đi làm, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng con, lắng nghe, chia sẻ, đưa con ra ngoài để tạo cơ hội khám phá thế giới xung quanh, biết thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích giúp con giảm bớt thời gian sử dụng các sản phẩm công nghệ.  Bên cạnh việc phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các thiết bị công nghệ, thì việc đọc sách cùng con, hoặc giúp con tiếp cận với các sản phẩm đồ chơi thông minh cũng đang là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.

Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. 

3. Sau khi nói 

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:

+ Những nội dung (hoặc những điểm) còn chưa rõ trong bài trình bày. 

+ Đóng góp chính của người nói trên vấn đề đang trao đổi. 

+ Lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng. 

Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

+ Giải thích thêm những chỗ người nghe chưa rõ. 

+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

+ Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng. 

(Cánh diều) Soạn bài Trao đổi về một vấn đề

Soạn bài (Nói và nghe trang 54) Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Với soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề trang 54, 55 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài (Nói và nghe trang 54) Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Soạn bài: Trao đổi về một vấn đề trang 54 - Cô Bích Phương (Giáo viên VietJack)

1. Định hướng

a) Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học. Ví dụ:

- Trao đổi về hiện tượng thiếu tôn trọng trong giao tiếp. 

- Trao đổi về nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ bốn chữ, năm chữ. 

b) Để trao đổi về một vấn đề, các em cần chú ý:

-Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ năm chữ).

- Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi. 

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiệu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trong các ý kiến khác.

2. Thực hành

Bài tập: Trong các bài thơ “Mẹ” (Đỗ TrungLai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa”(Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?

a) Chuẩn bị (Về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh) 

-Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Tiếng gà trưa

-Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Trả lời:

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa:

- Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

- Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ với cách diễn đạt tự nhiên; điệp câu, điệp từ; hình ảnh thơ bình dị, chân thực.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong bài thơ, em thích hoặc ấn tượng với điều gì nhất?

→ Trong bài thơ em ấn tượng nhất với cách triển khai ở khổ thơ cuối cùng.

+ Điều đó đã được thể hiện ở những yếu tố nào?

→ Điều đó được thể hiện ở nội dung: tình yêu của người cháu được thể hiện thu hẹp dần, bao quát là tình yêu Tổ Quốc, tiếp đến là yêu xóm làng thân thuộc rồi đến yêu bà, yêu những gì gắn bó với bà (con gà, ổ trứng); được thể hiện ở hình thức điệp cấu trúc: vì+…

+ Vì sao em thích hoặc ấn tượng với điều đó?

→ Em thích điều đó là bởi lặp lại cấu trúc gây ấn tượng, nội dung được nhấn mạnh và đặc biệt là thể hiện được tình cảm cảm xúc của tác giả rõ nét.

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu


Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ. Ví dụ: Trong bài thơ Tiếng gà trưa, tác giả đã rất thành công khi sử dụng một số biện pháp tu từ đặc sắc.

Nội dung chính


Nêu ý kiến cụ thể của em về các biện pháp tu từ đặc sắc đã xác định ở phần mở đầu. Ví dụ: Ở khổ thơ: “Nghe xao động nắng trưa - Nghe bàn chân đỡ mỏi / Nghe gọi về tuổi thơ", nhà thơ đã dùng biện pháp "ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ." (Đinh Trọng Lạc).

Kết thúc


Khẳng định lại ý kiến của bản thân. Ví dụ: Các biện pháp tu từ đã mang lại cho bài thơ một vẻ đẹp rất đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ.

c) Nói và nghe 

Bài nói tham khảo:

Kính thưa thầy/ cô giáo và các bạn! Trong những tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu các bài thơ “Mẹ” (Đỗ TrungLai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh). Trong các bài thơ đó em thích nhất khổ thơ cuối bài “Tiếng gà trưa”:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ Quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”. 

Đoạn thơ trên là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Mục đích chiến đấu của người cháu được thể hiện rõ nét thông qua biện pháp điệp từ “vì” và điệp cấu trúc “vì+ yêu Tổ Quốc”, “vì + xóm làng thân thuộc”, “vì+ bà”, “vì+ tiếng gà”. Mục đích chiến đấu trước hết là yêu nước sau là yêu quê hương rồi mới đến gia đình. Đó là mục đích chiến đấu cao cả, thiêng liêng. Những vần thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày đó lại gây xúc động sâu sắc bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Trên đây là bài trình bày của tôi về một điều mà tôi ấn tượng nhất khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa 

Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, mục d (trang 38).

Người nói

Người nghe

- Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng. 

- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, ... 

- Xem xét lại nội dung, cách thức trả lời câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn.

- Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói bằng văn bản (ý kiến, lí lẽ, ...). 

- Tập trung chú ý theo dõi người nói; thể hiện sự mạnh dạn, cầu thị và thái độ hoà nhã, lịch sự khi trao đổi với người nói.

Bài giảng: Trao đổi về một vấn đề trang 54 - Cô Nguyễn Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 31) Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Với soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề trang 31, 32 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài (Nói và nghe trang 31) Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Soạn bài: Trao đổi về một vấn đề trang 31 Tập 2 - Cô Bích Phương (Giáo viên VietJack)

1. Định hướng

a) Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học.

b) Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ).

- Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi. 

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

-Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, tôn trọng các ý kiến khác với mình,

2. Thực hành

Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành:

(1) Sau khi học bài thơ “Những cảnh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?

(2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

a) Chuẩn bị (với đề 1). 

- Đọc kĩ bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông). 

-Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản này. 

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Hai ý kiến nêu trong đề 1 có gì giống nhau và khác nhau?

-> Hai ý kiến nếu ra đều chung hình ảnh “cánh buồm”, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa.

-> Khác nhau: ý kiến đầu tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

+ Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí?

-> Mỗi ý kiến đều có phần đúng, nhưng vẫn thiếu ý, chưa hoàn chỉnh ý.

+ Ý kiến của em như thế nào?

-> Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, đây là hình ảnh ẩn dụ, vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con, vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

+ Vì sao em hiểu như thế?

-> Em hiểu như vậy là bởi thông qua ngữ cảnh của bài thơ và xem xét các ý kiến trong chỉnh thể bài thơ.

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu: Nêu vấn đề cần trao đổi (có hại ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông).

Nội dung chính

Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình. Có thể phát biểu theo gợi ý sau: 

+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến. 

+ Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến.

+ Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra một ý kiến khác.

Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu.

c) Nói và nghe 

- Người nghe chủ trì nêu nội dung và cách thức trao đổi. 

- Người nói dựa vào dàn ý để trình bày ý kiến của mình. 

- Lắng nghe ý kiến của người khác, 

- Đưa ra ý kiến để trao đổi, thảo luận 

- Người chủ trì tổng kết lại vấn đề đã trao đổi

- Lưu ý: Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc, sử dụng điệu bộ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

Bài nói tham khảo

Kính thưa thầy/ cô và các bạn, em tên là….lớp….trường…

Trong những tiết học trước chúng ta đã cúng nhau tìm hiểu văn bản Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Vậy theo các bạn ý kiến nào đúng? Các bạn hãy lắng nghe ý kiến của mình và cùng trao đổi nhé!

Trước hết chúng ta nhận thấy cả hai ý kiến nêu ra đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Tuy nhiên ở hai ý kiến có sự khác nhau: ý kiến đầu cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Nếu chúng ta đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì ý kiến nào cũng đúng. Nhưng chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác.

Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần xem xét tới ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Chúng ta cần khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Như vậy, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Trên đây là bài trình bày của em về hai ý kiến nói về hình ảnh cánh buồm trong thơ Hoàng Trung Thông, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Người nói và người nghe cũng rút kinh nghiệm về nội dung và cách thức trao đổi về một vấn đề còn có ý kiến chưa thống nhất,

- Chú ý các lỗi trong khi trao đổi như nói không rõ ràng, lộn xộn, không tập trung nghe, chưa tôn trọng ý kiến khác với quan điểm của minh,...

-Xác định được cách chỉnh sửa các lỗi.

Bài giảng: Trao đổi về một vấn đề trang 31 Tập 2 - Cô Nguyễn Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 70) Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Với soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề trang 70, 71 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài (Nói và nghe trang 70) Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Soạn bài: Trao đổi về một vấn đề trang 70 Tập 2 - Cô Bích Phương (Giáo viên VietJack)

1. Định hướng

a. Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học

b. Để trao đổi thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi 

- Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi

- Trao đổi thảo luận trong nhóm về vấn đề đó 

- Khi trao đổi cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, tôn trọng các ý kiến khác với mình.

2. Thực hành

Bài tập (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

a. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu bài: “Người ngồi đợi trước hiên nhà”; tìm các thông tin liên quan đến vấn đề sẽ trao đổi. Ví dụ: những phẩm chất hoặc những hi sinh mất mát của người phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến; tấm gương của những người chị, người mẹ cụ thể,…

- Xem lại nội dung tìm ý và lập dàn ý trong phần Viết 

- Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có)

b. Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

Mở đầu

- Giới thiệu vấn đề đặt ra trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà: dì Bảy – hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

Nội dung chính:

- Lần lượt trình bày nội dung bài nói theo một trình tự nhất định

Ví dụ:

+ Nêu tóm tắt nội dung câu chuyện của dì Bảy

+ Phân tích những phẩm chất của nhân vật dì Bảy

+ Trình bày những suy nghĩ cảm xúc và thái độ của mình về hình ảnh người phụ nữ trong thời kì chống Mỹ cứu nước.

Kết thúc:

- Khẳng định lại phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam và nói lên những suy nghĩ của em trước nỗi đau mà họ phải chịu đựng trong chiến tranh.

c. Nói và nghe

- Dựa vào dàn ý để trình bày ý kiến của mình, trao đổi lại với các bạn về vấn đê đặt ra. Chú ý hình thức trình bày, trao đổi

- Trao đổi góp ý phần trình bày của bạn. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp khi trao đổi

Bài làm tham khảo

          Xin chào các bạn, tôi là…. Hôm nay tôi ở đây thay mặt cho nhóm 2 trình bày ý kiến của mình về vấn đề “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Như các bạn đã biết chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.

          Nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.

          Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia. 

          Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta. Trên đây là bài trình bày của tôi cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe rất mong sẽ nhận được những góp ý và nhận xét để bài làm nhóm mình hoàn thiện hơn.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Người nói và người nghe cùng rút kinh nghiệm về nội dung và cách thức trao đổi về một vấn đề còn có ý kiến chưa thống nhất.

- Chú ý các lỗi trong khi trao đổi như: không nói rõ ràng, chưa tập trung,…

- Xác định được cách chỉnh sửa các lỗi

Bài giảng: Trao đổi về một vấn đề trang 70 Tập 2 - Cô Nguyễn Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: