Soạn bài (Nói và nghe trang 30) Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn văn 7 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm trang 30 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 30) Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)

Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và từ những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm. 

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Tham khảo 1 số đề tài: 

+ Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ. 

+ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu. 

+ Trẻ em với việc học tập. 

+ Bạo hành trẻ em. 

b. Tập luyện 

- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét. 

2. Trình bày bài nói

Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:

- Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị trước. 

+ Nêu vấn đề mà em quan tâm, quan điểm của em

+ Các khía cạnh của vấn đề với lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. 

+ Sử dụng các từ ngữ để liên kết các ý. 

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói, … phù hợp. 

- Sử dụng kết hợp các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, đoạn phim ngắn, … 

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Người lớn đã từng là trẻ em, nhưng trẻ em thì chưa từng làm người lớn”, dù là trong sinh hoạt hằng ngày, học tập, vui chơi hay đời sống tinh thần, thì con trẻ cũng rất cần nhận được sự lắng nghe và chia sẻ từ bố mẹ. Thực tế cho thấy rất nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa thực sự lắng nghe con, vẫn chưa thực sự thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con trẻ.

Bản thân mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã là một cá thể riêng biệt, mỗi con sẽ có những tính cách và thói quen, tố chất khác nhau. Bởi vậy, cách dạy dỗ đối vói mỗi đứa trẻ cũng khác nhau. Bố mẹ không thể áp sở thích, đường hướng học tập của trẻ này lên trẻ khác. Bó mẹ cũng không thể để một đứa trẻ thích vận động ngồi một chỗ làm thơ, hay bắt một đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật phải học tốt về các con số. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện với con, thì vô tình cha mẹ đang kìm hãm những ước mơ của con. Khi cha mẹ thật sự lắng nghe thì trẻ em sẽ dần dần học được cách chia sẻ những khúc mắc, hy vọng và mong muốn của mình với cha mẹ. Dù cha mẹ có trò chuyện tán gẫu với con về bất cứ vấn đề gì thì đó cũng là một cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ. Kỳ thực, con trẻ suy nghĩ vô cùng đơn giản, chúng chỉ muốn hằng ngày cha mẹ quan tâm tới mình nhiều hơn, trò chuyện với mình nhiều hơn. Cho dù đó chỉ là một số chuyện vặt. 

Tuy nhiên, cũng có những lúc vì gánh nặng mưu sinh mà cha mẹ lại sao nhãng đi việc trò chuyện thấu hiểu với chúng ta. Những lúc như vậy, thay vì trách cứ cha mẹ chúng ta hãy tiến lại gần trò chuyện, tâm tình với cha mẹ. Điều đó vừa giúp cha mẹ giải tỏa bớt áp lục, đồng thời cũng giúp họ hiểu được suy nghĩa của chúng ta hơn.

Tôi tin rằng nếu chúng ta mở lòng thì cha mẹ sẽ luôn sẵn lòng lắng nghe chúng ta.

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:

+ Những nội dung (hoặc những điểm) còn chưa rõ trong bài trình bày. 

+ Đóng góp chính của người nói trên vấn đề đang trao đổi. 

+ Lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng. 

Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

+ Giải thích thêm những chỗ người nghe chưa rõ. 

+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

+ Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng. 

Bài giảng: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - Cô Đỗ Thị Hồng Hoa (Giáo viên VietJack)

(Cánh diều) Soạn bài Trao đổi về một vấn đề

Soạn bài (Nói và nghe trang 54) Trao đổi về một vấn đề - Ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề trang 54 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 54) Trao đổi về một vấn đề - Ngắn nhất Cánh diều

1. Định hướng

- Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, ta nên thường xuyên trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học.

- Những lưu ý khi trao đổi về một vấn đề:

+ Lựa chọn vấn đề cần trao đổi

+ Xác định nội dung các ý kiến cần trao đổi

+ Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó

+ Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác.

Bài tập: Trong các bài thơ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?

Bài viết tham khảo

Trong ba bài thơ trên, em thích nhất bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Bài thơ kể về cảm xúc của người con trước sự ngày càng già đi của mẹ mình. Qua việc so sánh, đối chiếu hình ảnh mẹ và hình ảnh cây cau càng làm nổi bật sự già đi, yếu đi của mẹ trong sự xót xa, tiếc nuối vì không làm được gì của người con. Người mẹ đã dành cả cuộc đời làm lụng, vất vả, đảm bảo cho con có cuộc sống vui vẻ, đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Vì vậy, trước sự già đi của mẹ, người con cảm thấy xót xa, buồn bã vì mình chưa làm được nhiều điều cho mẹ, chưa báo hiếu cho mẹ được trọn vẹn. Vậy mà mẹ ngày càng già yếu đi, mọi biểu hiện đều in hằn trên vóc dáng, ngoại hình của mẹ. Sự bất lực của người con như thốt ra thành lời, hỏi trời, hỏi mình nhưng đáp án là không thể thỏa mãn. Qua cách diễn đạt ấy, ta có thể cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ của mình đó là tình yêu thương, trân trọng, nâng niu và mong muốn mẹ có thể sống thật lâu, thật hạnh phúc. Bài thơ cho ta thấy tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, thắm thiết thể hiện qua sự xót xa, tiếc nuối của người con.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 31) Trao đổi về một vấn đề - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề trang 31, 32 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 31) Trao đổi về một vấn đề - ngắn nhất Cánh diều

1. Định hướng

Những lưu ý khi thảo luận vấn đề là:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi

- Xác định các ý kiến khác nhau về vấn đề cần trao đổi

- Chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ ý kiến của mình

- Khi trao đổi, cần tôn trong các ý kiến khác biệt.

2. Thực hành

Đề 2: Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

Ý kiến tham khảo

Theo em, cả hai ý kiến trên đều đúng. Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go vừa ca ngời tình mẫu tử thiêng liêng, vừa ca ngợi trí tưởng tượng ngây thơ, trong sáng của các em nhỏ.

- Ý thứ nhất được thể hiện qua câu nói: “Mẹ mình đang đợi mình ở nhà.”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Nó thể hiện ý chí kiên định của người con. Dù bên ngoài kia có biết bao cám dỗ, bao cuộc vui thật hay, thú vị, người con vẫn không quên rằng mẹ vẫn ở nhà đợi mình, vẫn yêu thương và hết mực chăm lo cho mình. Đó là tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã đánh bại những cuộc vui tầm thường ngoài kia.

- Ý thứ hai được thể hiện rõ nét qua cuộc đối thoại giữa con và người trên đám mây, người trong sóng và giữa hai mẹ con. Trí tưởng tượng là vô hạn, người con nhìn lên bầu trời, thấy những đám mây đang trôi, tưởng tượng nó đang nô đùa và muốn được chơi cùng, hay nhìn thấy sóng biển, em cũng muốn được đi ra ngoài khơi xa, ngắm nhìn thế giới ngoài kia. Nhưng vì không muốn rời xa mẹ mình, em đã nghĩ đến một trò chơi khác, cái mà không phải rời xa mẹ và vẫn có thể thỏa mãn bản thân. Ngay cả những trò chơi hay những cuộc hội thoại, đó đều là sự tưởng tượng chứa đầy sự ngây thơ, vô tư của đứa trẻ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 70) Trao đổi về một vấn đề - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề trang 70, 71 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 70) Trao đổi về một vấn đề - ngắn nhất Cánh diều

Bài tập: Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Bài nói tham khảo

Như chúng ta đã biết, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã được biết đến là người giàu đức hi sinh, thủy chung, nghĩa tình, đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đức tính này của người phụ nữ lại được thể hiện rõ. Ta có thể thấy rõ đều này qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

Người phụ nữ Việt Nam hiện nên là một người với tấm lòng thủy chung, son sắt, nghĩa tình được hội tụ trong nhân vật dì Bảy trong truyện. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Không chỉ vậy, dù hoàn cảnh bất hạnh nhưng người phụ nữ vẫn thể hiện đức tính giàu đức hy sinh của mình. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Dì dành cả thanh xuân để chờ đợi và cả cuộc đời cô độc để sống trong tình yêu đã sớm chết của mình.

Người phụ nữ Việt Nam chính là đẹp như vậy, họ thủy chung son sắt và giàu đức hy sinh như vậy. Nó khiến người đọc không khỏi xót xa, nể phục và kính trọng họ. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: