Soạn bài (Nói và nghe trang 38) Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất trang 38 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 38) Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Chủ đề thảo luận 

Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau?

Lời giải chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị.

Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng. Các em có thể sử dụng bảng sau để chuẩn bị ý kiến của mình:

Ý kiến của tôi

Lí do

Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau.

Việc dành nhiều thời gian để nói chuyện, tương tác giữa các thành viên trong gia đình có vẻ đơn giản nhưng với cuộc sống bận rộn như hiện nay đó là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Nói chuyện không chỉ giúp cha mẹ, con cái hiểu nhau hơn mà còn giúp giải quyết được nhiều vấn đề. 

Tham gia các hoạt động cùng nhau: làm việc nhà, học tập, vui chơi,...

Việc dành thời gian cho nhau trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống sẽ tạo thói quen chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi thứ. Chỉ có kết hợp cả vui chơi và học tập thì mới có thể tạo sự thoải mái.

Gia đình luôn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Tất cả các thành viên trong gia đình đều có quyền phát biểu ý kiến, nhận xét,... Điều đó sẽ giúp tất cả các thành viên thoải mái nêu lên suy nghĩ của mình, rút ngắn khoảng cách thế hệ. Việc được tôn trọng cũng khiến mọi người cảm thấy có động lực hơn trong việc xây dựng gia đình.

Để đảm bảo buổi thảo luận diễn ra thành công, nhóm cần thống nhất:

- Mục đích của buổi thảo luận.

- Thời gian thảo luận của nhóm.

- Dự kiến thời gian cho mỗi thành viên trình bày ý kiến.

Ngoài các dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và trải nghiệm của cá nhân, vác em có thể tham khảo từ các bài thơ, truyện đã học để có thêm lý lẽ và dẫn chứng cho ý kiến của mình.

Bước 2: Thảo luận.

Nhóm trưởng điều khiển buổi thảo luận sao cho từng thành viên đều có cơ hội phát biểu. Thư ký ghi chép nội dung cuộc thảo luận. Các thành viên lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạn và dự kiến các phản hồi của mình theo gợi ý sau:

Ý kiến của bạn

Những điều tôi muốn trao đổi với bạn

Những điều bạn trao đổi lại với tôi

Ghi chép ngắn gọn các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng và bạn đưa ra.

 

Ghi ngắn gọn những ý định trao đổi lại với bạn bằng cách tự hỏi:

Điều gì tôi muốn làm rõ hơn?

Điều gì tôi không đồng ý với bạn?

Ghi ngắn gọn các lý lẽ, bằng chứng và tạo phản hồi ý kiến của mình.

Ví dụ:
 Bạn cho rằng cha mẹ phải tạo ra sự đồng thuận giữa với con cái.

Tôi đồng ý với bạn về điều đó. Tuy nhiện bạn chưa nêu lên cách thức cụ thể để thực hiện điều đó. Hơn nữa sự đồng thuận phải đến từ hai phía, tức là con cái cũng phải tích cực trong vấn đề trao đổi với bố mẹ để tạo sự đồng thuận.

Cảm ơn về sự đóng góp của bạn. 

Có thể cách nói của chúng tôi khiến bạn hiểu lầm vì chúng tôi muốn cả cha mẹ và con cái đều phải tạo ra sự đồng thuận.

Bổ sung cách thức: trao đổi trong những bữa ăn, cuộc họp gia đình, những cuộc trò chuyện chia sẻ,...

Cuối buổi thảo luận, thư ký đọc tóm tắt những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận để nhóm quyết định giải pháp tối ưu.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 26, 27 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 26, 27 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 26, 27 - Chân trời sáng tạo

Tri thức đọc hiểu

* Thơ là gì?

- Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần... 

- Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. Số dòng trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc.

- Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn. Yếu tố miêu tả góp phần làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần. Cả hai yếu tố đều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo.

- Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết. Vì vậy, tìm hiểu một bài thơ cũng chính là khám phá những tình cảm, cảm xúc mà tác giả gửi gắm qua ngôn ngữ thơ.

Tri thức tiếng Việt

* Từ đa nghĩa và từ đồng âm

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Ví dụ: từ “đi” trong hai ví dụ sau là từ đa nghĩa:

+ Hai cha con bước đi trên cát. 

+ Xe đi, chậm rì.

- “Đi,” là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân. “Đi,” là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt.

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Những cánh buồm (trang 28) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Những cánh buồm trang 28, 29 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Những cánh buồm (trang 28) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Những cánh buồm

Bố cục

Xem thêm Bố cục Những cánh buồm

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Trả lời:

Ngày đầu tiên đi học ở lớp mẫu giáo, em đã khóc rất nhiều và nhất định không chịu học. Cô và mẹ phải dỗ mãi em mới ngồi yên. Đến giữa buổi, có thể hòa nhập được thì mẹ mới đi về, nhìn ra không thấy mẹ đâu, em đã bỏ lớp và chạy một mạch về nhà. Mẹ nhìn em hốt hoảng, lại vội vàng dẫn em đến lớp và ngồi ở cổng đợi em cho tới hết buổi học. Đã 7 năm trôi qua, em vẫn nhớ như in khoảnh khắc ấy và thấy thương mẹ vô cùng.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ "Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới"?

Trả lời:

- Trên nền thiên nhiên tươi đẹp của buổi sớm, cha dắt con đi dạo như mở ra những nốt ngân tươi vui, trong trẻo.

- Và cha lắng nghe niềm vui ngân nga trong hồn khi nghe tiếng chân con bước. Thời gian ở đây như một minh chứng vô hình cho hạnh phúc đơn sơ và rất đỗi thiêng liêng của con người.

=> Cái vẻ đẹp rực rỡ của ngoại cảnh, cái nốt ngân lặng lẽ của thời gian đều được tỏa sáng.

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." thể hiện mong muốn gì của người con?

Trả lời: 

- Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm “trăng” đầy ước mơ tuổi thơ. 

- Cậu bé ước mơ được thấy người, thấy nhà cửa, thấy cây cối ở phía chân trời xa.

=> Câu thơ thể hiện khát khao khám phá và trí tưởng tượng phong phú, đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ.

Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"?

Trả lời:

“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con” là câu thơ thể hiện tâm trạng của cha khi lắng nghe những lời lẽ ngô nghê của con trẻ:

- Người cha vô cùng hạnh phúc và như quay về tuổi trẻ khi tìm lại chính mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con.

- Gặp lại những khát vọng ấy nơi con, lòng cha nhen nhóm lên bao hi vọng. Hi vọng con sẽ mang khát vọng của con và cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời. 

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Trả lời:

Dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là:

- Một câu có ít chữ.

- Được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau

- Từ ngữ được trình bày ngắn gọn, súc tích, chỉ nêu những hình ảnh tiêu biểu.

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:

- Từ ngữ: nhà thơ sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa biểu tượng, gợi sự liên tưởng thú vị.

- Hình ảnh gần gũi, gợi sự thân thương và nhiều cảm xúc.

- Giọng điệu trìu mến, thân thương.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn:

+ Ẩn dụ (ánh mặt trời, bóng cha, bóng con, ánh nắng…)

+ Liệt kê (sẽ có cây, có cửa, có nhà…)

+ Điệp từ (điệp từ "cha", "con")

Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả:

- Tự sự: kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha.

- Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm.

→ Tác dụng: Các yếu tố này giúp tác giả thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.

Câu 4 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Tình cảm của hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách đầy chân thực qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu trả lời với tiết tấu chậm của người cha.

- Điều đó khiến em hiểu tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó chất chứa sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con.

Câu 5 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ em cảm nhận được:

- Tình cảm, cảm xúc đầy chân thật của tác giả qua từng ngôn từ, như đang sống trong hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con

- Gieo vào lòng các bạn trẻ những thế hệ sau này một khát vọng tốt đẹp cho cuộc đời.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Mây và sóng (trang 30) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Mây và sóng trang 30, 31 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Mây và sóng (trang 30) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Mây và sóng

Bố cục

Xem thêm Bố cục Mây và sóng

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời: 

Em đã dành những thời gian rảnh dỗi bên gia đình và người thân. Khi đó em cùng mọi người chơi những trò chơi như đoán chữ, trốn tìm,... để thêm gắn bó và hiểu nhau hơn. Những giây phút ấy đối với em vô cùng quý giá, nó tràn ngập sự vui vẻ, hạnh phúc và tự tin khi ở bên cạnh những người mình yêu thương.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì?

Trả lời: 

- Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ.

Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?

Trả lời: 

- Khi đọc bài thơ này, hình ảnh mẹ và con đã hiện lên trong tâm trí em.

- Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là một bài thơ là:

- Kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng.

- Lời hỏi đáp của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và cho vào ngoặc kép.

- Bài thơ không có vần luật nhưng vẫn tràn đầy âm điệu thơ.

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Ấn tượng của em về bài thơ

Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng

Ý kiến của bạn em

- Bài thơ mang kết cấu văn xuôi

- Bài thơ thể hiện tình yêu và sự gắn bó của hai mẹ con.

- Đặc biệt bài thơ đã truyền đạt được tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô bờ bến trong những trò chơi của hai mẹ con do em bé nghĩ ra.

- Nhân hóa mây, sóng, bầu trời, bến bờ

- Hình ảnh thiên nhiên lung linh kì ảo nhưng vẫn chân thực, sinh động

- Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: những trò chơi trên mấy, trong sóng tượng trung cho những thú vui hấp dẫn trong cuộc đời, “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho sự bao dung của người mẹ.

- Đồng tình

Câu 3 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Khi đọc bài thơ Mây và sóng, em hình dung ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn của trời, mây, sóng. Trên nền bức tranh ấy là hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ đang ôm đứa con ngoan vào lòng. Thiên nhiên đẹp đẽ, rộng lớn nhưng chỉ là phông nền để làm nổi bật cho tình mẫu tử. Và cái rộng lớn của thiên nhiên cũng không sao sánh bằng tình mẫu tử bao la của mẹ con cậu bé trong bài thơ.

Câu 4 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ :

- Tự sự : giúp bài thơ liền mạch theo những sự kiện và diễn biến quanh tâm trạng nhân vật cậu bé. 

- Miêu tả : giúp các sự việc, sự vật hiện lên một cách sinh động, giàu hình tượng.

Câu 5 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Bài thơ thể hiện sự trân trọng, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng của tác giả.

- Chi tiết khiến em có cảm nhận đó : tác giả liệt kê hàng loạt những trò chơi hấp dẫn của tự nhiên rồi chốt lại tất cả vẫn không thể sánh bằng tình mẹ lớn lao, cao cả.

Câu 6 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên trang 32, 33 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Chị sẽ gọi em bằng tên

Bố cục

Xem thêm Bố cục Chị sẽ gọi em bằng tên

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Người chị trong truyện có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì:

- Em trai phải học lớp giáo dục đặc biệt 

- Mỗi lần ra ngoài cùng em, cả hai đều bị người khác nhìn chằm chằm.

→ Chị có thái độ lạnh lùng và có phần ghét bỏ em

Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

- Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện đầy ngây ngô của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.

Câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Người chị khóc vì em trai không những không ghét mà còn nghĩ mình  là một người tốt.

Câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Phải thật tốt, thể hiện sự yêu thương, chia sẻ với những người thân trong gia đình.

- Bên cạnh đó, chúng ta không nên có thái dộ lạnh lùng hay xa lánh.

- Phải đồng hành với những người thân khi họ gặp khó khăn.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 34 Tập 2 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 34, 35 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 34 Tập 2 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6  Tập 2) 

Trả lời:

a.

- Ví dụ 1: Không có gợn, mắt có thể nhìn thấu suốt qua

- Ví dụ 2: Phía những vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đó; đối lập với ngoài

b. Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên không liên quan đến nhau.

c. Từ “trong” ở hai ví dụ trên là từ đồng âm.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6  Tập 2) 

Trả lời:

a.

- cánh buồm: Vật hình tấm bằng vải, cói,…căng ở cột thuyền để hứng gió, dùng sức gió đẩy thuyền đi. 

- cánh chim: bộ phận để bay của chim, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào.

- cánh cửa: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật.

- cánh tay: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.

b. Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa. Các từ “cánh trên” đều được chuyển nghĩa dựa trên cơ sở một nét nghĩa chung.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6  Tập 2) 

Trả lời:

- Mắt:

+ Nghĩa gốc: đôi mắt

+ Nghĩa chuyển: mắt na, mắt dứa…

- Chân:

+ Nghĩa gốc: đôi chân

+ Nghĩa chuyển: chân trời, chân núi…

- Cổ:

+ Nghĩa gốc: cái cổ

+ Nghĩa chuyển: cổ áo, cổ chai…

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6  Tập 2):

Trả lời

a. Câu đố này đố về con bò.

b. Từ “chín” ở đây là từ đồng âm khác nghĩa, có nghĩa là nấu chín.

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6  Tập 2):

Trả lời:

Con sâu đang bò sâu dần vào chiếc ống.

- Chú Năm cho tôi năm quả trứng gà.

Câu 6 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6  Tập 2) 

Trả lời

a. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ “không thấy”, “có” và liệt kê “nhà, cửa, cây”.

b. Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên và quê hương, đất nước.

Câu 7 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6  Tập 2)

Trả lời:

a. Các từ láy là: rực rỡ, phơi phới, trầm ngâm, thầm thì.

b. Tác dụng: Việc sử dụng từ láy góp phần diễn tả thêm sinh động hình ảnh thiên nhiên, cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

* Viết ngắn: 

Đề bài (trang 35 sgk Ngữ Văn 6  Tập 2): 

Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Bài làm tham khảo

Ước mơ là gì mà nó lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi con người đặc biệt là đối với tuổi thơ của chúng ta? Nó là những điều tốt đẹp mà chúng ta mong muốn đạt được trong thực tại. Tôi cũng có những ước mơ như thế trong suốt chiều dài tuổi thơ của mình. Tôi may mắn có một gia đình hạnh phúc và được sống trong tình yêu thương vô bờ của mẹ cha. Cha đã từng nói với tôi về trời cao, biển rộng, về những khát khao lớn lao của cuộc đời. Và tôi đã từng xin cha một chiếc “buồm trắng” để đi đến những chân trời, những bến bờ trong lời kể của cha. Lúc này, đó chính là ước mơ của tôi – ước mơ được chinh phục thiên nhiên, chinh phục những tầm cao mới. Tôi muốn được khám phá những cây, những cửa, những nhà trên khắp mọi miền đất nước yêu thương này. Cha từng nói với tôi về những mơ ước thuở bé thơ mà người chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.

Chú thích:

Từ đa nghĩa là từ được in đậm.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Con là ... (trang 35) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Con là ... trang 35 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Con là ... (trang 35) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Con là ...

Bố cục

Xem thêm Bố cục Con là ...

Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: được chia thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4 - 7 từ.

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

- Từ ngữ: gần gũi, giản dị, thân quen.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh con với "nỗi buồn", "niềm vui" và "hạnh phúc".

+ Điệp cấu trúc: cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

- Hình ảnh: độc đáo như "trời", "hạt vừng", "sợi tóc". Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.

Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Tình cảm người cha trong bài thật cụ thể và chi tiết. Đó là tình yêu âm thầm lặng lẽ dành cho người con thân yêu của mình. Với cha con vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, với cha hạnh phúc của con chính là niềm vui của mình.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (trang 36) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ trang 36 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (trang 36) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi:

- Những từ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ:

+ để lại cho tôi nhiều cảm xúc

+ làm cho tôi như thấy hình ảnh chính mình

+ khiến tôi nghĩ đến cha mình

- Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Những câu thuộc về phần mở đoạn:

+ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một trong những bài thơ để lại cho tôi nhiều cảm xúc.

+ Tác phẩm viết về tình cho con thiêng liêng bằng giọng thơ giản dị, chân thành.

=> Sở dĩ em biết đây là các câu mở đoạn vì những câu thơ này trình bày bao quát vấn đề của đoạn văn.

- Những câu thuộc về phần thân đoạn:

           Hình ảnh “cha dắt con đi" được lặp lại nhiều lần không chỉ thể hiện tình cảm đong đầy yêu thương, trìu mến của cha dành cho con mà còn gợi lên sự chở che, dẫn dắt của cha trên hành trình cùng con đi đến tương lai. Cha như cánh buồm đưa con đến những chân trời mới. Nếu hình ảnh người cha đem đến cho người đọc cảm giác về sự ân cần, che chở thì hình ảnh đứa con lại cho thấy sự yêu thương, tin cậy của con đối với cha. Lời đề nghị ngây thơ, đầy tin yêu: "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi" làm cho tôi như thấy hình ảnh chính mình với ước mơ khám phá những chân trời mới lạ.

=> Phần này trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật và những cảm nhận của tác giả.

- Câu kết của đoạn văn: Tôi tự nhắc nhở mình cần yêu thương cha nhiều hơn nữa vì tôi vẫn đang may mắn được sống trong vòng tay cha.

=> Nội dung: Câu kết đoạn thể hiện cảm xúc và bài học của tác giả rút ra từ văn bản này.

- Những từ ngữ được dùng theo kiểu:

+ Lặp lại: từ “cha con” được lặp lại ở các câu trong đoạn văn.

+ Thay thế: từ “tác phẩm” ở câu (2) thay thế cho từ “những cánh buồm” của câu (1).

=> Tác dụng: làm đoạn văn trở nên liền mạch và tạo thành khối thống nhất.

Hướng dẫn viết bài:

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

Bài viết tham khảo

      Khi đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, tôi cảm thấy vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Vào một chiều đông, nhân vật người con trong bài đã có dịp về thăm mẹ sau những tháng ngày xa cách. Khi trở về, mẹ không có nhà, người con ngồi ngoài hiên ngắm nhìn căn nhà xưa với những hình ảnh gợi nhớ về mẹ. Đó là chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn khoác hờ người rơm, đàn gà mới nở, trái na cuối vụ mẹ vẫn để dành. Những hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo nhằm thể hiện được sự vất vả, tần tảo và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. Điều đó khiến người con cảm thấy nghẹn ngào, thương mẹ nhiều hơn. Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những nét đẹp vốn có khiến cho mỗi người khi đọc đều xúc động nhớ đến người mẹ của mình. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Soạn bài Ôn tập lớp 6 trang 39 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập lớp 6 trang 39 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ôn tập lớp 6 trang 39 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ Văn 6   Tập 2):

Trả lời:

Văn bản

Nội dung chính

Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua ba văn bản

Những cánh buồm

Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tình cảm giữa cha và con được thể hiện qua biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; cách dùng từ giàu hình ảnh và cảm xúc…

Mây và sóng

Bài thơ Mây và sóng đã ngợi ta tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Tình cảm giữa mẹ và con được thể hiện qua hình ảnh giàu tính tượng trưng, hình thức đối thoại lòng trong lời kể của em bé…

Con là…

Tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con.

Tình cảm của cha dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh so sánh độc đáo.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ Văn 6   Tập 2):

Trả lời:

- Nội dung: Bài thơ diễn tả cảm xúc gì? Của ai?

- Hình thức: thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu…

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ Văn 6   Tập 2):

Trả lời:

Các văn bản trong bài học này gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

Tình cảm gia đình rất thiêng liêng. Đó là thứ tình cảm quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ Văn 6   Tập 2):

Trả lời:

 Điền những yêu cầu của kiểu đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ vào sơ đồ trong SGK.

- Kết cấu ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

Câu 5 (trang 39 SGK Ngữ Văn 6   Tập 2):

Trả lời:

Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất?

- Nêu được những quan điểm của bản thân về vấn đề cần thảo luận.

- Khi thảo luận, cần ghi chép ngắn gọn các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà bạn đưa ra.

Câu 6 (trang 39 SGK Ngữ Văn 6   Tập 2):

Trả lời:

Gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Ở đó có những người thân luôn yêu thương, bảo vệ và sẻ chia với chúng ta. Bởi vậy, con người cần phải trân trọng gia đình của mình.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay khác: