Soạn bài (Nói và nghe trang 70) Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống trang 70, 71 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 70) Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Mở đầu: Giới thiệu về bạo lực học đường

- Triển khai:

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

• Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

• Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

• Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

• Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

• Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

• Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

• Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

• Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

• Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

• Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

+ Hậu quả của bạo lực học đường:

*Với người bị bạo lực:

• Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

• Làm cho gia đình họ bị đau thương.

• Làm cho xã hội bất ổn.

*Với người gây ra bạo lực:

• Phát triển không toàn diện.

• Mọi người chê trách.

• Mất hết tương lai, sự nghiệp.

+ Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

• Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.

• Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

• Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

- Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. 

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. Đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị.

Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường.

Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp với các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?

Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.

3. Sau khi nói

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 53 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 53 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 53 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Văn bản nghị luận là loại văn bản dùng chủ yếu để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận

- Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.

- Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biển ở đầu câu. Tác dụng nêu thông tin (thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức,…) của sự việc được nói đến trong câu và có chức năng liên kết câu trong đoạn.

Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thể hiện một ý, có thế dùng nhiều từ khác nhau, nhiều cấu trúc câu khác nhau và phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Xem người ta kìa - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Xem người ta kìa trang 54, 55, 56 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Xem người ta kìa - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Xem người ta kìa !

Bố cục

Xem thêm Bố cục Xem người ta kìa !

Trước khi đọc

1 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em cảm thấy ngưỡng mộ bạn ý. 

2 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình bởi nó giúp ta phân biệt người đó với mọi người khác.

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Qua kể chuyện để nêu ra vấn đề cần bàn luận.

Theo dõi (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Đó là vì muốn con mình thông minh, giỏi giang, được tin yêu, tôn trọng, thành đạt,…

Theo dõi (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

- Vạn vật trên rừng dưới biển muôn màu muôn vẻ.

- Mỗi người đều có ngoại hình khác nhau, sở thích khác nhau.

Suy luận (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Mong muốn truyền đạt thông điệp tới mọi người bằng những câu hỏi khích lệ.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Mẹ mong con làm sao để bằng người, không thua kém, không làm xấu mặt gia đình, không để ai phải phàn nàn.

Câu 2 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. Đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề: Từ Giờ đây, mẹ tôi đã… đến …ước mong điều đó?

b. Đoạn văn là lời diễn giải có lí của người viết về vấn đề: Từ Mẹ tôi không phải không có lí… đến …mười phân vẹn mười

c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: Từ Từ khi biết nhìn nhận… đến …đáng quý trong mỗi con người

Câu 3 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau để nhận ra giá trị riêng biệt, độc đáo ở mỗi con người.

Câu 4 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Mặc dù trên đời này, mỗi người là một cá thể riêng biệt, nhưng giữa mọi người vẫn có những điểm giống nhau. 

Câu 5 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Vạn vật trên rừng dưới biển muôn màu muôn vẻ.

- Mỗi người đều có ngoại hình khác nhau, sở thích khác nhau.

→ Bằng chứng phải cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp

Câu 6 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Em có đồng ý vì ai cũng có quyền thể hiện cái riêng của mình, nó sẽ giúp ta phân biệt người đó với mọi người khác.

Câu 7 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Vấn đề cần bàn bạc, lí lẽ của người viết, bằng chứng để chứng minh.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Ai cũng có cái riêng của mình. Nó chính là ưu điểm vượt trội so với những người khác. Khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế. Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 6 trang 56 Tập 2 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng việt: Trạng ngữ lớp 6 trang 56, 57 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 6 trang 56 Tập 2 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Trạng ngữ

Câu 1 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ – trạng ngữ chỉ thời gian

b. giờ đây – trạng ngữ chỉ thời gian

c. dù có ý định tốt đẹp – trạng ngữ chỉ điều kiện

Câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Nếu bỏ trạng ngữ:

a. Thông tin về sự việc chung chung

b. Mất đi tính phổ quát

c. Không biết được điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu

Câu 3 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. Trong khu vườn,…

b. Cuối tuần,…

c. Sau sự việc hôm qua,…

Nghĩa của từ ngữ

Câu 4 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. Chung sức chung lòng: đoàn kết, nhất trí

b. Mười phân vẹn mười: toàn vẹn, không có khiếm khuyết

Câu 5 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. thua em kém chị: thua kém mọi người nói chung

b. mỗi người một vẻ: mỗi người có những điểm riêng, khác biệt

c. nghịch như quỷ: vô cùng nghịch ngợm, nghịch một cách tai quái

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Hai loại khác biệt - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Hai loại khác biệt trang 58, 59, 60, 61 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hai loại khác biệt - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Hai loại khác biệt

Bố cục

Xem thêm Bố cục Hai loại khác biệt

Trước khi đọc

1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Em cò vì em không muốn giống như mọi người.

2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Đó là những người thực sự giỏi hơn mọi người vượt bậc mà không cố tỏ ra là mình hơn người khác.

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Nhằm để học sinh thể hiện cá tính, khác biệt của mình.

Theo dõi (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Nhiều người chọn cách tương tự – họ sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính.

Theo dõi (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

- Ăn mặc như bình thường.

- Giơ tay phát biểu, trả lời các câu hỏi.

Suy luận (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

J nghiêm túc trong giờ học.

Theo dõi (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Khác biệt chia làm hai loại → Vô nghĩa và có nghĩa → Nhận ra chọn vô nghĩa vì không quan tâm đến việc tìm kiếm ý nghĩa → J thì chọn loại có nghĩa, mọi người khâm phục.

Theo dõi (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Khác biệt có nghĩa đem đến những khác biệt thật sự.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Rút ra bài học mới là điều quan trọng vì:

- Bỏ đi lời bàn luận thì ý nghĩa câu chuyện không còn rõ.

- Tên văn bản được rút ra từ bài học.

Câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Một bên (số đông các bạn trong lớp) tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,... 

- Một bên (duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày khi đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của GV, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc,...

Câu 3 trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận → VB không mang tính chất bình giá nặng nề, vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.

Câu 4 trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Em đồng tình vì nhờ đó ta mới phát hiện ra những người thực sự giỏi hơn mọi người vượt bậc mà không cố tỏ ra là mình hơn người khác.

Câu 5 trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước. 

- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,...

Câu 6 trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Không riêng gì các bạn trẻ, mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa mà trở thành một điều có ý cho xã hội. Không phải bộ trang phục ngày hôm nay nó khác so với ngày hôm qua là chúng ta trở thành khác biệt. Nó thể hiện trong hành động, cách cư xử,… Ví dụ như chúng ta chăm chỉ giơ tay phát biểu nhiều hơn, làm việc quan tâm đến môi trường xanh nhiều hơn,…

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 6 trang 61 Tập 2 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng việt: Lựa chọn từ ngữ lớp 6 trang 61, 62 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 6 trang 61 Tập 2 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Lựa chọn từ ngữ

Câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. Không thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được vì:

- Từ kiểu thường dùng để nói về hành động của con người hoặc một dạng riêng của đổi tượng.

- Từ vẻ thường dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người.

b. Từ khuất phù hợp hơn bởi nhắc đến cái chết của mẹ, người con thể hiện cách nói giảm, nhằm giấu bớt nỗi đau mất mát.

c. Từ xúc động là sự lựa chọn phù hợp nhất bởi đó là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Xúc động biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với cảm động hay xúc cảm.

Câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. phản ứng

b. hoàn hảo

c. quan sát

d. nỗ lực

Lựa chọn cấu trúc câu

Câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. Đó là thành phần trạng ngữ chỉ thời gian và nếu bỏ thì câu không nói rõ hành động đó xảy ra vào lúc nào.

b. Không thể sử dụng câu biến đổi vì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế.

c. Không thể sử dụng câu biến đổi vì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế.

Câu 4 trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. 

- Câu gốc có hai vế, vế đẩu nêu băn khoăn vế một điều chưa rõ, vế sau đưa ra một dự đoán nhằm giải thích cho điều chưa rõ ở trên. 

- Câu thay đổi biến lời giải thích lại xuất hiện trước điều băn khoăn → không hợp lí.

b. 

- Câu gốc thể hiện quan hệ tăng tiến điều quá nghiêm trọng“căn bệnh” hết cách chữa.

- Câu thay đổi cấu trúc đã đảo ngược tương quan này, và đó là điều không ổn.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Bài tập làm văn - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Bài tập làm văn trang 63, 66 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Bài tập làm văn - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Bài tập làm văn

Bố cục

Xem thêm Bố cục Bài tập làm văn

Đọc văn bản

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Có thể là do một trong những nguyên nhân sau: 

- Học yếu về môn Văn, không tự tin khi làm bài

- Đề văn hơi khó.

- Thường có thói quen cậy dựa, không tự lực,...

Câu 2 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Vì hồi trước bố của bố chưa bao giờ làm điều này cả, nhưng vì con trai của mình, bố Ni-cô-la sẽ giúp và là lần cuối cùng giúp.

Câu 3 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Vì nếu không biết rõ người bạn ấy thì sẽ không ai làm được bài văn đó.

Câu 4 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Vì mỗi người bạn, cậu chỉ nêu một đặc điểm nổi bật nhất và như thế rất khó để viết. 

Câu 5 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Em có đồng ý vì chỉ có làm bài bằng sự suy nghĩ, bằng cảm xúc, trải nghiệm của bản thân thì mới bộc lộ được năng lực thực sự của mình.

Câu 6 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Đầu tiên lựa chọn một người thân thiết, gần gũi, thấu hiểu nhất → nhớ lại những đặc điểm riêng, những kỉ niệm,…

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm trang 66 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài: Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay.

b. Tìm ý 

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. 

- Những khía cạnh cần bàn bạc:

+ Hiện trạng

+ Nguyên nhân

+ Hậu quả

+ Cách khắc phục

- Bài học rút ra: Đây là một hành vi không tốt.

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường

- Thân bài:

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

• Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

• Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

• Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

• Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

• Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

• Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

• Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

• Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

• Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

• Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

+ Hậu quả của bạo lực học đường:

*Với người bị bạo lực:

• Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

• Làm cho gia đình họ bị đau thương.

• Làm cho xã hội bất ổn.

* Với người gây ra bạo lực:

• Phát triển không toàn diện.

• Mọi người chê trách.

• Mất hết tương lai, sự nghiệp.

+ Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

• Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.

• Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

• Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

2. Viết bài

Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. 

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. Đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị.

Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường.

Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp với các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?

Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.

3. Chỉnh sửa bài viết

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng

- Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng ngắn nhất:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 71 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 71, 72 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 71 - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

a. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo trong mỗi một con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú; giúp phân biệt người này với người khác. 

b. Vì nó sẽ làm cho người trở nên gần gũi với nhau hơn, sát lại gần nhau hơn, và càng làm cho mỗi con người tự hoàn thiện mình hơn.

2 (trang 71, 72 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Những vấn đề cần xác định

Đoạn (a)

Đoạn (b)

Nội dung của đoạn văn là gì?

Bác hàng xóm muốn giúp Ni-cô-la làm bài tập

Đa số mọi người chọn sự khác biệt vô nghĩa

Mục đích của đoạn văn (kể chuyện, bộc lộ cảm xúc, miêu tả, thuyết phục, thuyết minh) là gì?

Kể lại sự việc cũng như bộc lộ thái độ khó chịu của bố khi thấy sự giúp đỡ từ hàng xóm.

Thuyết phục rằng khác biệt vô nghĩa không đem đến sự khác biệt thực thụ

Văn bản có đoạn văn được trích thuộc loại nào (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin)?

Văn bản văn học

Văn bản nghị luận

3 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

- Xem người ta kìa!: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.

- Hai loại khác biệt: Khác biệt thực sự sẽ tạo ra ý nghĩa khiến bản thân phát triển và giúp cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn.

4 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 2): 

Đề tài nào phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận là c và e bởi bài viết sẽ phản ánh được thái độ, cách nhìn của người viết về vấn đề được đặt ra.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tiếng cười không muốn nghe - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tiếng cười không muốn nghe trang 73 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tiếng cười không muốn nghe - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Tiếng cười không muốn nghe

Bố cục

Xem thêm Bố cục Tiếng cười không muốn nghe

Khi đọc văn bản, các em cần chú ý:

- Sự vô lí của hành động cười nhạo: Cười vì người khác không giống mình (ngoại hình, hoàn cảnh,…) → tự đề cao bản thân.

- Mục đích chính mà văn bản hướng tới: Cần biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để biết yêu thường, đồng cảm và chia sẻ.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác: