Soạn bài Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ:

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

 (Ca dao)

b. Tìm ý 

- Cảm nhận chung khi đọc bài thơ: việc ghi nhớ công ơn của tổ tiên, cảm xúc trân trọng những gì ông cha ta đã làm.

- Bài thơ biểu hiện mối quan hệ giữa con cháu với tổ tiên – tình cảm gia đình.

- Biện pháp tu từ nổi bật: so sánh.

c. Lập dàn ý

- Mở đoạn: Bài ca dao là tác phẩm hay thuộc chủ đề tình cảm gia đình.

- Thân đoạn:

+ Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. 

+ Hình ảnh so sánh: cây có cội, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển giống con người nhờ có ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay.

+ Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, giản dị.

+ Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước.

- Kết đoạn: Bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

2. Viết bài

Ông cha ta từng viết:

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

3. Chỉnh sửa bài viết

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thơ lục bát

- Thơ lục bát (6 – 8) có các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

- Vần thơ lục bát: Tiếng cuối dòng 6 vần với tiếng thứ 6 dòng 8; tiếng cuối dòng 8 lại vần với tiếng cuối dòng 6 tiếp theo.

- Thanh điệu thơ lục bát: Tiếng 6, 8 là thanh bằng, tiếng 4 là thanh trắc. Riêng dòng 8, tiếng 6 và tiếng 8 không được cùng là dấu huyền hoặc cùng là thanh ngang.

- Nhịp thơ lục bát: Nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,…)

Lục bát biến thể: Không hoàn toàn tuân theo luật thơ lục bát thông thường.

Từ đồng âm và từ đa nghĩa

- Từ đồng âm là những từ có giống âm khác nghĩa.

- Từ đa nghĩa là từ có hai hay nhiều nghĩa có mối liên quan với nhau.

Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương cận giữa chúng.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Chùm ca dao về quê hương đất nước

Bố cục

Xem thêm Bố cục Chùm ca dao về quê hương đất nước

Trước khi đọc

1 (trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Với em, Hà Nội là quê hương yêu dấu vì nơi đây có những con người thân thiện ấm áp.

2 (trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Đọc văn bản

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Mỗi bài ca dao có 4 dòng, làm thành hai cặp câu lục bát – đặc điểm về số tiếng, cách sắp xếp.

Câu 2 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Bài 1:

Gió đưa / cành trúc (T) / la đà (B)

Tiếng chuông Trấn Võ (T) / canh gà (B) Thọ Xương (B),

Mịt mù / khói tỏa (T)/ ngàn sương (B)

Nhịp chày Yên Thái (T),/ mặt gương (B) Tây Hồ (B).

- Bài 2:

Đường lên / xứ Lạng (T) / bao xa (B)?

Cách một trái núi (T) / với ba (B) quãng đồng (B).

Ai ơi,/ đứng lại (T) mà trông (B):

Kìa núi thành Lạng (T),/ kìa sông (B) Tam Cờ (B).

Câu 3 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Tính chất biến thể ở bài 3:

- Hai dòng đầu có số tiếng là 8.

- Vần gieo không đúng: Sình ≠ chênh ≠ tình

- Tiếng thứ 6 dòng 8 thứ hai thanh trắc: ngã 

Câu 4 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Cụm từ mặt gương Tây Hồ sử dụng biện pháp ẩn dụ, chỉ mặt nước tróng lành có thể soi được gương của Tây Hồ, làm nên vẻ đẹp nên thơ nơi đây.

Câu 5 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Tình cảm của tác giả dân gian là sự yêu mến thiết tha, tự hào về quê hương.

- Một số bài ca dao, tục ngữ:

+ Ai đừng tệ bạc ai ơi/ Không thương sao lại thả lời bướm ong.

+ Ơn cha nặng lắm ai ơi,/ Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

+ Ai ơi giữ chí cho bền/ Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Câu 6 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Thiên nhiên xứ Huế:

- Liệt kê các địa danh nổi tiếng: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.

- Lờ đờ bóng ngả trăng chênh 

- Tiếng hò xa vọng

→ Cảnh sông nước mênh mang, rộng lớn với những điệu ho văng vẳng nặng tình, tha thiết lòng người.

Câu 7 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Qua chùm ca dao trên, em thấy được tình cảm yêu thương, trân trọng, tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Em thích nhất hình ảnh ngôi chùa Một Cột nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông sen. Đó là một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, toả hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 92 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Từ đồng âm và từ đa nghĩa lớp 6 trang 92, 93 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 92 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Từ đồng âm và từ đa nghĩa

Câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Các từ bóng đồng âm với nhau:

a. bóng: vùng không được ánh sáng chiếu tới do bị một vật che khuất, hoặc hình phản chiếu của vật ấy trên nền.

b. bóng: (bề mặt) nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.

c. bóng: quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao

Câu 2 trang 92, 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Đường (1): khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.

Đường (2): chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường.

→ Từ đồng âm.

b. Đồng (1): khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt,…

Đồng (2): đơn vị tiền tệ

→ Từ đồng âm.

Câu 3 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Cả ba trường hợp đều liên quan tới nhau vì cũng chỉ đồ vật có thân hình cầu.

Câu 4 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Cổ: bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân.

b. Cổ: chỗ eo lại ở gần phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng.

c. Cổ: thuộc về thời xa xưa, trong quan hệ với thời nay.

→ Cổ (a, c) đồng âm, cổ (a, b) đa nghĩa.

Câu 5 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nặng trong câu ca dao: có tình cảm gắn bó, không dễ dứt bỏ được.

- VD nặng nghĩa khác:

+ Mi mắt nặng trĩu vì buồn ngủ.

+ Bao gạo này nặng quá.

+ Lần này cậu sẽ bị phạt thật nặng.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Chuyện cổ nước mình

Bố cục

Xem thêm Bố cục Chuyện cổ nước mình

Trước khi đọc

1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Tấm Cám, Thạch Sanh,…

2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Em thích cô Tấm vì cô là người hiền hậu, dám đấu tranh giành lại hạnh phúc của bản thân.

Đọc văn bản

Hình dung (trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

- Qua những câu chuyện mang màu sắc cổ tích, hoang đường.

- Những bài học triết lí sống mà cha ông để lại.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Bài thơ được viết theo thể lục bát:

- Cứ một cặp câu lục bát (6 – 8) nối tiếp nhau.

- Gieo vần đúng.

- Nhịp chẵn.

Câu 2 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Tấm Cám (Thị thơm… áo cơm cửa nhà)

Đèo cãy giữa đường (Đèo cày… chẳng ra việc gì)

Sự tích trầu cau (Đậm đà… nặng sâu tình người)

Cây tre trăm đốtCây khếThạch Sanh,… (Ở hiền… tiên độ trì)

Câu 3 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Vẻ đẹp tình người: nhân hậu, sâu xa, yêu thương, hiền lành, công bằng, thông minh, độ lượng, giàu tình cảm, đa mang,…

Câu 4 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Hai dòng thơ là sự thấu hiểu tình cảm sâu lắng mà cha ông gửi gắm qua những câu chuyện cổ của tác giả. Qua những giá trị tinh thần văn hóa, ta thấy được đời sống vật chất, tình thần, tâm hồn, quan niệm nhân sinh,… của cha ông.

Câu 5 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Hai dòng thơ trên gợi ra những bài học cuộc sống mà cha ông truyền qua chuyện cổ là để dành cho thế hệ mai sau noi theo mà thực hiện: nhân ái, trí tuệ. có chính kiến riêng của bản thân,…

Câu 6 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Vì những bài học về con người, cách sống trong câu chuyện cổ vẫn luôn rạng ngời, còn nguyên giá trị đến tận bây giờ, giúp thế hệ mai sau vượt qua những khó khăn, thử thách.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Ở hai dòng thơ đâu, tác giả đã nói rõ khoảng cách thế hệ của chúng ta với cha ông. Đó là một khoảng cách không chỉ địa lí mà còn thời gian rất xa như con sông với chân trời. Thế nhưng, chuyện cổ vẫn còn luôn thiết tha để lại những bài học giá trị. Không chỉ là cách đối nhân xử thế chúng còn tô đậm những nét đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam. Và qua đó, chúng ta còn cảm nhận rõ, ghi sâu những giá trị văn hóa tinh thần của ông cha mình.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Cây tre Việt Nam - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Cây tre Việt Nam - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Cây tre Việt Nam

Bố cục

Xem thêm Bố cục Cây tre Việt Nam

Đọc văn bản

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam:

- Tre xanh nhẵn nhặn, mọc mọi nơi, dáng vươn mộc mạc, thanh cao;

- Tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc; thanh cao giản dị, chí khí.

- Tre gắn bó với con người: cánh tay của người nông dân, đồ chơi, vật dụng trong gia đình, vũ khí chiến tranh, biểu lộ tình cảm, biểu tượng con người…

Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Xanh tốt, thẳng, tươi, vững chắc, cứng cáp, dẻo dai,…

- Giản dị, thanh cao, nhũn nhặn, ngay thằng, thủy chung, can đảm, bất khuất,…

Câu 3 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Bóng tre âu yếm làng, bản, xóm thôn; thấp thoáng mái đình chùa; dựng nhà, cửa, vỡ ruộng, khai hoang,…

- Cối tre xay nắm thóc; chẻ lạt, buộc mềm.

- Đồ chơi que chuyền đánh chắt.

- Suốt một đời người: nôi tre → giường tre – sống có nhau, chết có nhau.

- Vũ khí chiến đấu trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhạc của tre – khúc nhạc đồng quê; múa sạp tre,…

- Huy hiệu măng non.

Câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Vì tre gắn bó với con người chặt chẽ trong đời sống tinh thần lẫn vật chất và đắc biệt tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Thế nên vẻ đẹp, khí chất của tre cũng là của dân tộc chúng ta.

Câu 5 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Cánh tay của người nông dân;

- Trẻ là người nhà, là đồ chơi của trẻ con, là nguồn vui tuổi già;

- Tre với người sống chết có nhau, chung thủy;

- Đồng cam cộng khổ trong lao động, chiến đấu.

Câu 6 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Vì tre vẫn lớn lên dọc đường ta đi, tạo ra bóng mát, vẫn xuất hiện trong đồ dùng hàng ngày của chúng ta như chiếu tre, ghế,… thế nên chúng vẫn gắn liền với người dân Việt Nam.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 99 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lớp 6 trang 99 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 99 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Biện pháp tu từ

Câu 1 trang 99, 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Nói đến cái chết.

b. Chỉ quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung.

c. Của cải vật chất.

Câu 2 trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. So sánh: Nhấn mạnh quá khứ đến hiện tại là khoảng cách xa nhưng nhờ câu chuyện cổ đã được nối liền lại.

b. Nhân hóa: Tre cũng có những hành động giống như con người.

Nghĩa của từ ngữ

Câu 3 trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Thành ngữ Đèo cày giữa đường: Hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

Câu 4 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Đó là sự tiếp nối giữa các thế hệ.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Khởi động viết

a. Tập gieo vần

Hãy tập gieo vần bằng cách chọn những tiếng thích hợp để đặt vào chỗ trống trong đoạn thơ dưới đây:

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi … khi xa

Ngoài thềm rơi chiếc lá …

Tiếng rơi rất mỏng như … rơi nghiêng

(Theo Trần Đăng Khoa)

Trả lời: gần / xa / là

b. Xác định đề tài: Gia đình

2. Thực hành viết

Cuộc đời khó nhọc gió sương

Cha mẹ là vầng thái dương trên cao

Tình yêu sâu đậm dạt dào

Bao giờ đền đáp công lao cho hết? 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 104) Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương trang 104, 105 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 104) Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Các ý chính:

+ Khái quát tình cảm gắn bó của con người với quê hương: tình cảm thiêng liêng.

+ Một số biểu hiện cụ thể tình cảm gắn bó của con người với quê hương:

• Những món ăn ông nấu, câu chuyện cổ mà bà kể, bạn bè cùng nhau vui đùa,…

• Cánh đồng bát ngát, lũy tre đầu làng,…

+ Ý nghĩa của tình quê hương đối với mỗi người:

• Giúp con người sống tốt hơn;

• Động lực giúp con người luôn có ý thức phấn đầu hoàn thiện bản thân;

• Động lực phát triển để đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước,…

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương – tình cảm thiêng liêng luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp sự gắn bó của con người với quê hương như khoảnh khắc quây quần bên gia đình. Những người con, người cháu xa quê luôn ngóng chờ ngày quay trở về thăm gia đình, họ hàng. Họ luôn nhớ về những món ăn ông nấu mang đậm đặc sản của quê nhà. Hay là những tre hè oi bức ngồi nghe các câu chuyện cổ mà bà kể. Hay những giây phút tinh nghịch bạn bè cùng nhau vui đùa dưới gốc cây đa sân đình… Dù có đi thật xa, trải qua nhiều khung cảnh tươi đẹp thì chúng ta không bao giờ quên được cánh đồng lúa chín bát ngát, vàng rực một vùng. Những lũy tre xanh mướt từng khóm to mọc đầu làng đã trở thành dấu hiệu nhận biết khi trở về quê nhà.

Ý nghĩa của tình quê hương đối với mỗi người là rất to lớn. Nó giúp con người sống tốt hơn, lạc quan hơn, yêu thương hơn với những con người, cảnh vật xung quanh mình. Đó còn là động lực giúp con người luôn có ý thức phấn đầu hoàn thiện bản thân. Chúng ta ra sức học tập, rèn luyện bản thân để phát triển. Và từ đó tạo ra động lực đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước. Từng hành động tốt đẹp nhỏ đều góp phần khiến cho vùng đất yêu thương của chúng ta trở nên lớn mạnh hơn.

3. Sau khi nói

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 106 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 106 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 106 - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 106 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương

2 (trang 106 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Đám ma bác giun – Trần Đăng Khoa

Bác Giun đào đất suốt ngày

Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Tóc của mẹ tôi – Phan Thị Thanh Nhàn

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xoã sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen

Tóc sâu của mẹ, tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
 Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Hành trình của bầy ong trang 106 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hành trình của bầy ong trang 106 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Hành trình của bầy ong

Bố cục

Xem thêm Bố cục Hành trình của bầy ong

Khi đọc văn bản, các em cần chú ý:

- Đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài thơ:

+ Cứ một cặp câu lục bát (6 – 8) nối tiếp nhau.

+ Gieo vần đúng.

+ Nhịp chẵn.

- Vẻ đẹp của quê hương, đất nước:

+ Thăm thẳm rừng sâu, bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban;

+ Bờ biển rừng sâu, hàng cây chắn bão;

+ Quần đảo khơi xa

- Ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”: Ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời: Nối các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác: