Toán 7 Cánh diều Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Giải Toán 7 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán Hình 7 Bài 2.

Giải Toán 7 Cánh diều Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Video Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cô Ngô Thị Vân (Giáo viên VietJack)

Hoạt động khởi động

Giải Toán 7 trang 81 Tập 1

Khởi động trang 81 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Khởi động trang 81 Toán lớp 7 Tập 1: Trong thực tiễn ta thường gặp những đồ vật có dạng hình khối như Hình 18 và Hình 19.

 Khởi động trang 81 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Những hình khối có dạng như trên được gọi là hình gì?

Lời giải:

Sau bài học này chúng ta có thể giải quyết câu hỏi trên như sau:

Hình 18 là hình lăng trụ đứng tam giác.

Hình 19 là hình lăng trụ đứng tứ giác.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Hoạt động 1 trang 81 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Hoạt động 1 trang 81 Toán lớp 7 Tập 1: Thực hiện các hoạt động sau: 

a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông 2 hình tam giác và 3 hình chữ nhật với vị trí và các kích thước như ở Hình 20;

b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để nhận được hình khối như ở Hình 21. Những hình khối như thế gọi là hình lăng trụ đứng tam giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tam giác).

Hoạt động 1 trang 81 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

c) Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 21 và nêu số mặt, số cạnh, số đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó.

Lời giải:

a); b) Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn.

c) Hình lăng trụ đứng tam giác ở Hình 21 có 5 mặt, 9 cạnh và 6 đỉnh.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Hoạt động 2 trang 82 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Hoạt động 2 trang 82 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22 và đọc tên các mặt, các cạnh, các đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó.

 Hoạt động 2 trang 82 Toán 7 Tập 1 Cánh diều của lăng trụ đứng tam giác đó

Lời giải:

Các mặt của hình lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22 là: ABC; A'B'C'; AA'B'B; AA'C'C; BB'C'C.

Các cạnh của hình lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22 là: AB; AC; BC; A'B'; A'C'; B'C'; AA'; BB'; CC'.

Các đỉnh của hình lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22 là: A; B; C; A'; B'; C'.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Hoạt động 3 trang 82 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Hoạt động 3 trang 82 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' ở Hình 23 và cho biết:

 Hoạt động 3 trang 82 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

a) Đáy dưới ABC và đáy trên A'B'C' là hình gì?

b) Mặt bên AA'C'C là hình gì?

c) So sánh độ dài hai cạnh bên AA' và CC'.

Lời giải:

a) Đáy dưới ABC và đáy trên A'B'C' là hình tam giác.

b) Mặt bên AA'C'C là hình chữ nhật.

c) Độ dài cạnh bên AA' và CC' bằng nhau.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Hoạt động 4 trang 82 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Hoạt động 4 trang 82 Toán lớp 7 Tập 1: Thực hiện các hoạt động sau:

a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông 2 hình tứ giác và 4 hình chữ nhật với các vị trí và kích thước như ở Hình 24.

b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô đậm) và gấp để nhận được hình khối như ở Hình 25. Những hình khối như thế gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tứ giác).

Hoạt động 4 trang 82 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

c) Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 25 và nêu số mặt, số cạnh và số đỉnh của lăng trụ đứng tứ giác đó.

Lời giải:

a); b) Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn.

c) Hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 25 có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Hoạt động 5 trang 83 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Hoạt động 5 trang 83 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 26 và đọc tên các mặt, các cạnh, các đỉnh của lăng trụ đứng tứ giác đó.

 Hoạt động 5 trang 83 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Lời giải:

Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 26: 

Tên các mặt là: ABCD; A'B'C'D'; AA'B'B; BB'C'C; CC'D'D; DD'A'A.

Tên các cạnh là: AB; BC; CD; DA; A'B'; B'C'; C'D'; D'A'; AA'; BB'; CC'; DD'.

 Các đỉnh: A; B; C; D; A'; B'; C'; D'.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Hoạt động 6 trang 83 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Hoạt động 6 trang 83 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát lăng trụ đứng tam giác ABCD. A’B’C’D’ ở Hình 27 và cho biết: 

 Hoạt động 6 trang 83 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

a) Đáy dưới ABCD và đáy trên A'B'C'D' là hình gì?

b) Mặt bên AA'D'D là hình gì?

c) So sánh độ dài hai cạnh bên AA' và DD'.

Lời giải:

a) Đáy dưới ABCD và đáy trên A'B'C'D' là hình tứ giác.

b) Mặt bên AA'D'D là hình chữ nhật.

c) Độ dài hai cạnh bên AA' và DD' bằng nhau.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Hoạt động 7 trang 84 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Hoạt động 7 trang 84 Toán lớp 7 Tập 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có diện tích mặt ABCD là S, cạnh AA' có độ dài bằng h (Hình 28).

Hoạt động 7 trang 84 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Tính thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' theo S và h.

Lời giải:

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' là: V = S.h.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Hoạt động 8 trang 84 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Hoạt động 8 trang 84 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' (Hình 31).

Hoạt động 8 trang 84 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Trải mặt bên AA'C'C thành hình chữ nhật AA'MN. Trải mặt bên BB'C'C thành hình chữ nhật BB'QP.

a) Tính diện tích hình chữ nhật MNPQ.

b) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với tích của chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' và chiều cao của hình lăng trụ đó.

c) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'.

Lời giải:

a) Độ dài PN là: 

PN = PB + BA + AN = BC + AB + CA = a + c + b (đơn vị độ dài).

Hay PN = a + b + c (đơn vị độ dài).

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: 

NP.MN = (a + b + c).h (đơn vị diện tích)       (1).

b) Chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là: 

BC + CA + AB = a + b + c (đơn vị độ dài)

Tích của chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' và chiều cao của hình lăng trụ đó là: (a + b + c).h        (2).

Từ (1) và (2) ta có diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng với tích chu vi đáy với chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'.

c) Diện tích của hình chữ nhật BCC'B' là: 

SBCC'B' = BC.CC' = a.h (đơn vị diện tích) 

Diện tích của hình chữ nhật ACC'A' là: 

SACC'A' = AC.CC' = b.h (đơn vị diện tích) 

Diện tích của hình chữ nhật ABB'A' là: 

SABB'A' = AB.AA' = c.h (đơn vị diện tích) 

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là:

Sxq = SBCC'B' + SACC'A' + SABB'A' = a.h + b.h + c.h = (a + b + c).h (đơn vị diện tích)

Vậy diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng với diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 85 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Bài 1 trang 85 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 22, Hình 26 và tìm số thích hợp cho ? trong bảng sau: 

Bài 1 trang 85 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Lời giải:

 

Hình lăng trụ đứng tam giác

Hình lăng trụ đứng tứ giác

Số mặt

5

6

Số đỉnh

6

8

Số cạnh

9

12

Số mặt đáy

2

2

Số mặt bên

3

4

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Bài 2 trang 86 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Bài 2 trang 86 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 29, Hình 30 và chọn chữ Đ (đúng), S (sai) thích hợp cho ? trong bảng sau: 

Bài 2 trang 86 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Lời giải:

 

Hình lăng trụ đứng tam giác

Hình lăng trụ đứng tứ giác

Các mặt đáy song song với nhau.

Đ

Đ

Các mặt đáy là tam giác.

Đ

S

Các mặt đáy là tứ giác.

S

Đ

Mặt bên là hình chữ nhật.

Đ

Đ

Thể tích bằng diện tích đáy nhân với độ dài cạnh bên.

Đ

Đ

Diện tích xung quang bằng chu vi đáy nhân với độ dài cạnh bên.

Đ

Đ

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Bài 3 trang 86 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

Giải Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Bài 3 trang 86 Toán lớp 7 Tập 1: Cho các hình lăng trụ đứng ở Hình 33a Hình 33b: 

Bài 3 trang 86 Toán 7 Tập 1 Cánh diều

(i) Hình nào trong các hình 33a, 33b là hình lăng trụ đứng tam giác? Hình lăng trụ đứng tứ giác?

(ii) Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 33.

(iii) Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác có ở Hình 33.

Lời giải:

(i) Trong hình 33a, 33b ta thấy hình 33b là hình lăng trụ đứng tam giác, hình 33a là hình lăng trụ đứng tứ giác.

(ii)

+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 33b) 

Chu vi đáy là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm)

Diện tích xung quanh là: Sxq = 12.6 = 72 (cm2)

+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (Hình 33a) 

Chu vi đáy là: 3 + 4 + 5 + 8 = 20 (cm)

Diện tích xung quanh là: Sxq = 20.5 = 100 (cm2).

(iii) 

+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 33b)

Diện tích đáy là: S = 12.3.4 = 6 (cm2)

Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là: V = S.h = 6.6 = 36 (cm3)

+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (hình 33a)

Diện tích đáy là: S = (4+8).52 = 30 (cm2)

Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V = S.h = 30.5 = 150 (cm3).

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay, chi tiết khác:

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 2.

Giải sách bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Giải SBT Toán 7 trang 92 Tập 1

Vở bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

Với giải vở bài tập Toán lớp 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VBT Toán 7 Bài 2.

Giải vở bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều

I. Kiến thức trọng tâm

Giải VBT Toán 7 trang 81 Tập 1

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) - Cánh diều

Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) - Cánh diều

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

1. Hình lăng trụ đứng tam giác

- Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.

- Hai mặt đáy cùng là tam giác và song song với nhau; Mỗi mặt bên là hình chữ nhật;

- Các cạnh bên bằng nhau;

- Chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác là độ dài cạnh bên.

Ví dụ:

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' có:

- Đáy dưới là tam giác ABC, đáy trên là tam giác A'B'C';

Các mặt bên là các hình chữ nhật: AA'B'B, BB'C'C, CC'A'A;

- Các cạnh:

+ Cạnh đáy: AB, BC, CA, A'B', B'C', C'A'

+ Cạnh bên: AA', BB', CC';

- Các đỉnh: A, B, C, A', B', C'.

- Chiều cao là độ dài một cạnh bên: AA' hoặc BB' hoặc CC'.

2. Hình lăng trụ đứng tứ giác

- Lăng trụ đứng tứ giác có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

- Hai mặt đáy cùng là tứ giác và song song với nhau. Mỗi mặt bên là hình chữ nhật.

- Các cạnh bên bằng nhau.

- Chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác là độ dài một cạnh bên.

Ví dụ:

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A'B'C'D' có:

- Đáy dưới là tứ giác ABCD, đáy trên là tứ giác A'B'C'D';

Các mặt bên là các hình chữ nhật: AA'B'B, BB'C'C, CC'D'D, DD'A'A;

- Các cạnh:

+ Cạnh đáy: AB, BC, CD, DA, A'B', B'C', C'D', D'A'

+ Các cạnh bên: AA', BB', CC', DD' bằng nhau.

- Các đỉnh: A, B, C, D, A', B', C', D'.

- Chiều cao là độ dài một cạnh bên: AA' hoặc BB' hoặc CC' hoặc DD'.

Chú ý: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương cũng là lăng trụ đứng tứ giác.

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

3. Thể tích và diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

- Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.

Tức là: V = S . h, trong đó V là thể tích, S là diện tích đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác.

- Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.

Tức là: V = S . h, trong đó V là thể tích, S là diện tích đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác.

- Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.

Tức là Sxq = C . h, trong đó Sxq là diện tích xung quanh, C là chu vi đáy, h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác hay của hình lăng trụ đứng tứ giác.

Ví dụ:

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

a) Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'.

Sxq = C . h, trong đó C là chu vi của tam giác ABC (hoặc tam giác A'B'C'), h là độ dài cạnh bên AA' (hoặc BB, hoặc CC').

V = S . h, trong đó S là diện tích tam giác ABC (hoặc A'B'C'), h là độ dài cạnh bên AA' (hoặc BB' hoặc CC').

b) Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A'B'C'D':

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Sxq = C . h, trong đó C là chu vi của tứ giác ABCD (hoặc tứ giác A'B'C'D'), h là độ dài cạnh bên AA' (hoặc BB, hoặc CC', hoặc DD').

V = S . h, trong đó S là diện tích tứ giác ABCD (hoặc A'B'C'D'), h là độ dài cạnh bên AA' (hoặc BB' hoặc CC', hoặc DD').

Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 1: Hãy kể tên các đỉnh, cạnh, mặt, chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác sau:

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF có:

- Các đỉnh: A, B, C, D, E, F.

- Các cạnh:

+ Cạnh đáy: AB, BC, CA, DE, EF, FD;

+ Cạnh bên: AD, BE, CF;

- Các mặt : Đáy dưới là tam giác ABC, đáy trên là tam giác DEF;

Các mặt bên là các hình chữ nhật: ADEB, BEFC, CFDA;

- Chiều cao là độ dài một cạnh bên: AD hoặc BE hoặc CF.

Bài 2: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác biết, đáy của nó là tam giác vuông và các kích thước như hình vẽ (đơn vị của các cạnh là cm).

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

Ta tính chu vi đáy là tam giác ABC: C = 3 + 4 + 5 = 12 (cm), chiều cao h = 6 cm.

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF là:

Sxq = C . h = 12 . 6 = 72 (cm2).

Ta tính diện tích đáy S=1234=6 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF là:

V = S.h = 6 . 6 = 36 (cm3).

Bài 3: Tính diện tích xung quanh và thể tích của lăng trụ đứng tứ giác, biết đáy của nó là hình chữ nhật (độ dài các cạnh đơn vị cm).

Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

Ta tính chu vi đáy C = 2(1 + 3 ) = 8 (cm), chiều cao h = 5 cm

Diện tích của hình lăng trụ đứng tứ giác này là: Sxq = C . h = 8 . 5 = 40 (cm2).

Ta tính diện tích đáy S = 1 . 3 = 3 (cm2)

Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V = S . h = 3 . 5 = 15 (cm3).

Học tốt Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Các bài học để học tốt Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác Toán lớp 7 hay khác:

15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) - Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Với 15 bài tập trắc nghiệm Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.

15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) - Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Câu 1. Hình lăng trụ đứng tam giác có bao nhiêu mặt?

A. 9 mặt;

B. 8 mặt;

C. 5 mặt;

D. 6 mặt.

Câu 2. Số cạnh của hình lăng trụ đứng tam giác là?

A. 9 cạnh;

B. 8 cạnh;

C. 5 cạnh;

D. 6 cạnh.

Câu 3. Chọn phương án sai

A. Hình hộp chữ nhật là hình lăng trụ đứng tứ giác;

B. Hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác;

C. Hình tam giác là hình lăng trụ đứng tam giác;

D. Đáp án A và B đúng.

Câu 4. Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác được tính như nào? Biết S là diện tích đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác.

A. V = S.h;

B. V = 2.S.h;

C. V = S. h2;

D. V = 2.S.h2.

Câu 5. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác được tính như thế nào? Biết C là chu vi đáy, h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác.

A. Sxq=12C.h;

B. Sxq=2Ch;

C. Sxq = C.h;

D. Sxq = 2C.h.

Câu 6. Cho hình lăng trụ đứng tam giác với hai đáy là hai tam giác và các kích thước như hình vẽ.

15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác đó bằng?

A. 7 200 cm2;

B. 6 900 cm2;

C. 6 250 cm2;

D. 7 900 cm2.

Câu 7. Mỗi hình lăng trụ đứng tứ giác có bao nhiêu đỉnh?

A. 6 đỉnh;

B. 12 đỉnh;

C. 8 đỉnh;

D. 9 đỉnh.

Câu 8. Các mặt bên của hình lăng trụ tứ giác là hình gì?

A. hình tam giác;

B. hình bình hành;

C. hình vuông;

D. hình chữ nhật.

Câu 9. Các mặt bên của hình lăng trụ tứ giác là hình gì?

A. hình tam giác;

B. hình bình hành;

C. hình vuông;

D. hình chữ nhật.

Câu 10. Mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là hình:

A. hình tam giác;

B. hình bình hành;

C. hình vuông;

D. hình chữ nhật.

Câu 11. Chọn đáp án đúng. Hình lăng trụ đứng tam giác có:

A. 5 mặt, 9 cạnh, 12 đỉnh;

B. 6 mặt, 12 cạnh, 6 đỉnh;

C. 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh;

D. 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

Câu 12. Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác có các kích thước như hình vẽ dưới đây là?

15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

A. V = 80 cm3;

B. V = 18 cm3;

C. V = 19 cm3;

D. V = 90 cm3.

Câu 13. Trong các hình sau hình nào không phải hình lăng trụ tứ giác?

A. 15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

B. 15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

C. 15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

D. 15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Câu 14. Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác vuông và có các kích thước như hình dưới đây là?

15 Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

A. 52 cm2;

B. 60 cm2;

C. 72 cm2;

D. 54 cm2.

Hướng dẫn giải

Câu 15. Hình lăng trụ đứng tam giác có các cạnh bên:

A. bằng nhau;

B. vuông góc nhau;

C. cắt nhau;

D. không bằng nhau.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác: