Toán 7 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 10 trang 102

Giải Toán 7 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 10 trang 102 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán 7.

Giải Toán 7 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 10 trang 102

Bài tập

Giải Toán 7 trang 102 Tập 2

Bài 10.20 trang 102 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 10

Bài 10.20 trang 102 Toán 7 Tập 2: Người ta làm một cái hộp có dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa với chiều dài 20 cm, chiều rộng 14 cm và chiều cao 15 cm.

a) Tính thể tích của cái hộp.

b) Tính diện tích bìa dùng để làm cái hộp.

Lời giải:

a) Thể tích của cái hộp là: 20 . 14 . 15 = 4 200 (cm3).

Vậy thể tích của cái hộp là 4 200 cm3.

b) Diện tích xung quanh của cái hộp là: 2 . (20 + 14) . 15 = 1 020 (cm2).

Diện tích hai đáy của cái hộp là: 2 . 20 . 14 = 560 (cm2).

Diện tích bìa dùng để làm hộp là: 1 020 + 560 = 1 580 (cm2).

Vậy diện tích bìa để làm hộp là 1 580 cm2.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 10 hay, chi tiết khác:

Bài 10.21 trang 102 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 10

Bài 10.21 trang 102 Toán 7 Tập 2: Tính thể tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ trong Hình 10.43.

Bài 10.21 trang 102 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

+) Xét hình hộp chữ nhật:

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 2 . (9 + 4) . 9 = 234 (đơn vị diện tích).

Diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật là: 2 . 9 . 4 = 72 (đơn vị diện tích).

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 234 + 72 = 306 (đơn vị diện tích).

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 9 . 9 . 4 = 324 (đơn vị thể tích).

+) Xét hình lăng trụ:

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ là: (5 + 12 + 13) . 20 = 600 (đơn vị diện tích).

Diện tích đáy của hình lăng trụ là: 12. 5 . 12 = 30 (đơn vị diện tích).

Diện tích toàn phần của hình lăng trụ bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình lăng trụ.

Do đó diện tích toàn phần của hình lăng trụ là: 600 + 2 . 30 = 660 (đơn vị diện tích).

Thể tích của hình lăng trụ là: 30 . 20 = 600 (đơn vị thể tích).

Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 10 hay, chi tiết khác:

Bài 10.22 trang 102 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 10

Bài 10.22 trang 102 Toán 7 Tập 2: Người ta xếp một số viên gạch dạng hình hộp chữ nhật tạo thành một khối hình lập phương cạnh 20 cm như Hình 10.44.

Bài 10.22 trang 102 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của khối gạch hình lập phương.

b) Tìm kích thước mỗi viên gạch.

Lời giải:

a) Diện tích xung quanh của khối gạch hình lập phương là: 4.202 = 1 600 (cm2).

Diện tích toàn phần của khối gạch hình lập phương là: 6.202 = 2 400 (cm2).

b) Trong Hình trên ta thấy chiều dài của viên gạch bằng một cạnh của hình lập phương nên chiều dài của viên gạch là 20 (cm).

Chiều rộng của 2 viên gạch bằng một cạnh của hình lập phương nên chiều rộng của viên gạch là 20 : 2 = 10 (cm).

Chiều cao của 4 viên gạch bằng một cạnh của hình lập phương nên chiều cao của viên gạch là 20 : 4 = 5 (cm).

Vậy viên gạch có chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 10 cm, chiều cao là 5 cm.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 10 hay, chi tiết khác:

Bài 10.23 trang 102 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 10

Bài 10.23 trang 102 Toán 7 Tập 2: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 m, chiều rộng 4 m và chiều cao 3 m. Người ta muốn lăn sơn tường và trần nhà. Hỏi diện tích cần lăn sơn là bao nhiêu mét vuông, biết rằng tổng diện tích các cửa bằng 5,8 m2?

Lời giải:

Diện tích xung quanh của căn phòng là: 2 . (5 + 4) . 3 = 54 (m2).

Diện tích trần nhà là: 5 . 4 = 20 (m2).

Diện tích cần quét sơn bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích trần nhà của căn phòng trừ đi diện tích cửa.

Suy ra diện tích cần quét sơn là: 54 + 20 - 5,8 = 68,2 (m2).

Vậy diện tích cần quét sơn là 68,2 m2.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 10 hay, chi tiết khác:

Bài 10.24 trang 102 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 10

Bài 10.24 trang 102 Toán 7 Tập 2: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật làm bằng kính (không có nắp) có chiều dài 80 cm, chiều rộng 50 cm, chiều cao 45 cm. Mực nước ban đầu trong bể cao 35 cm.

a) Tính diện tích kính dùng để làm bể cá đó.

b) Người ta cho vào bể một hòn đá trang trí chìm hẳn trong nước thì mực nước của bể dâng lên thành 37,5 cm. Tính thể tích hòn đá.

Lời giải:

a) Diện tích xung quanh của bể cá là: 2 . (80 + 50) . 45 = 11 700 (cm2).

Diện tích đáy của bể cá là: 80 . 50 = 4 000 (cm2).

Diện tích kính dùng làm bể cá bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích một đáy của bể cá.

Do đó diện tích kính dùng để làm bể cá là: 11 700 + 4 000 = 15 700 (cm2).

Vậy diện tích kính dùng để làm bể cá là 15 700 cm2.

b) Sau khi cho hòn đá vào thì mực nước tăng lên: 37,5 - 35 = 2,5 (cm).

Thể tích nước dâng lên là: 80 . 50 . 2,5 = 10 000 (cm3).

Thể tích hòn đá bằng thể tích nước dâng lên nên thể tích hòn đá bằng 10 000 (cm3).

Vậy thể tích của hòn đá bằng 10 000 cm3.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 10 hay, chi tiết khác:

Bài 10.25 trang 102 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 10

Bài 10.25 trang 102 Toán 7 Tập 2: Một chiếc cốc có dạng hình trụ, chứa đầy nước. Hỏi nếu bỏ vào cốc 5 viên đá dạng hình lập phương có cạnh 2 cm thì lượng nước trào ra ngoài là bao nhiêu?

Lời giải:

Thể tích của 5 viên đá là: 5 . 23 = 40 (cm3).

Do cốc chứa đầy nước nên lượng nước trào ra ngoài bằng thể tích của 5 viên đá.

Vậy thể tích lượng nước trào ra ngoài là 40 cm3.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 10 hay, chi tiết khác:

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 10 trang 67, 68 - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 10 trang 67, 68 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Ôn tập chương 10.

Giải SBT Toán 7 Ôn tập chương 10 trang 67, 68 - Kết nối tri thức

A. Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn phương án đúng trong các câu đã cho.

Giải SBT Toán 7 trang 67 Tập 2

Vở thực hành Toán 7 Bài tập cuối chương 10 trang 101, 102, 103 - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 10 trang 101, 102, 103 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Toán 7 Bài tập cuối chương.

Giải vở thực hành Toán 7 Bài tập cuối chương 10 trang 101, 102, 103 - Kết nối tri thức

Giải VTH Toán 7 trang 101 Tập 2

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 10 Kết nối tri thức

Với Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 10: Một số hình khối trong thực tiễn sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 10 Kết nối tri thức

Lý thuyết tổng hợp Toán 7 Chương 10

1. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (ảnh 1)

+ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, các cạnh bên song song và bằng nhau.

+ Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình vuông.

Ví dụ: Kể tên các đỉnh, cạnh, đường chéo, mặt bên, mặt đáy của hình hộp chữ nhật ABCD.GHIK và hình lập phương MNPQ.EORF (hình vẽ).

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (ảnh 2)

Hướng dẫn giải

a) Hình hộp chữ nhật:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (ảnh 3)

- Hình hộp chữ nhật ABCD.GHIK có:

+) 8 đỉnh là A, B, C, D, G, H, I, K;

+) 12 cạnh là AB, BC, CD, DA, GH, HI, IK, KG, AG, BH, CI, DK;

+) 4 đường chéo là AI, BK, CG, DH;

+) 4 mặt bên là ABHG, BHIC, CIKD, ADKG và 2 mặt đáy là ABCD, GHIK. Các mặt bên và mặt đáy là các hình chữ nhật.

b) Hình lập phương:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (ảnh 4)

- Hình lập phương MNPQ.EORF có :

+) 8 đỉnh là M, N, P, Q, E, O, R, F;

+) 12 cạnh là MN, NP, PQ, QM, EO, OR, RF, FE, ME, NO, PR, QF;

+) 4 đường chéo là MR, NF, PE, QO;

+) 4 mặt bên là MNOE, NORP, PRFQ, MEFQ và 2 mặt đáy là MNPQ, EORF. Các mặt bên và mặt đáy là các hình vuông.

2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (ảnh 6)

Chú ý: Khi tính diện tích, thể tích của một hình, các kích thước của nó phải cùng đơn vị độ dài.

3. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

–Trong hình lăng trụ đứng tam giác (tứ giác):

+ Hai mặt đáy song song với nhau.

+ Các mặt bên là những hình chữ nhật.

+ Các cạnh bên song song và bằng nhau.

–Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao của lăng trụ đứng.

–Hình hộp chữ nhật và hình lập phương cũng là các hình lăng trụ đứng tứ giác

Chú ý:Sàn nhà và trần nhà là hình ảnh của hai mặt song song.

Ví dụ: Kể tên các đỉnh, cạnh đáy, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy của các hình lăng trụ đứng sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 2)

Hướng dẫn giải

Hình a) là hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEG có:

+ Các đỉnh là A, B, C, D, E, G;

+ Các cạnh đáy là AB, BC, AC, DE, EG, DG;

+ Các cạnh bên là AD, BE, CG;

+ Các mặt bên là các hình chữ nhật ABED, BCGE, ACGD;

+ Hai mặt đáy là các tam giác ABC, DEG.

Hình b) là hình lăng trụ đứng tứ giác MNPQ.HIKL có:

+ Các đỉnh là M, N, P, Q, H, I, K, L;

+ Các cạnh đáy là MN, NP, PQ, QM, HI, IK, KL, LH;

+ Các cạnh bên là MH, NI, PK, QL;

+ Các mặt bên là các hình chữ nhật MNIH, MQLH, QPKL, PNIK;

+ Hai mặt đáy là các tứ giác MNPQ, HIKL.

4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 3)

Bài tập tổng hợp Toán 7 Chương 10

Bài 1. Trong các đồ vật sau, đồ vật nào có dạng hình hộp chữ nhật, đồ vật nào có hình lập phương?

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (ảnh 11)

Lời giải

Đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật là: quyển sách, hộp bánh quy, hộp giấy lụa.

Đồ vật có dạng hình lập phương là: Con xúc xắc, hộp quà.

Bài 2. Một bể bơi có chiều dài 20 m, chiều rộng 7 m, sâu 3 m. Hỏi người thợ phải dùng bao nhiêu viên gạch ốp lát để lát đáy và xung quanh thành bể đó? Biết rằng mỗi viên gạch có chiều dài 40 cm, rộng 25 cm và coi diện tích mạch vữa lát không đáng kể.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (ảnh 12)

Diện tích đáy bể là:

20 . 7 = 140 (m2).

Diện tích xung quanh thành bể là:

2 . (20 + 7) . 3 = 162 (m2).

Diện tích cần lát gạch là:

140 + 162 = 302 (m2).

Diện tích một viên gạch là:

40. 25 = 1 000 (cm2) = 0,1 (m2).

Số viên gạch ốp lát cần dùng là:

302 : 0,1 = 3 020 (viên)

Vậy số viên gạch ốp tường cần dùng 3 020 viên.

Bài 3. Cho một khối bê tông kích thước như hình vẽ sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (ảnh 13)

a) Tính thể tích của khối bê tông đó.

b) Người ta muốn sơn khối bê tông đó trừ mặt tiếp giáp với đất, tính chi phí sơn biết mỗi mét vuông tốn 50 000 đồng.

Hướng dẫn giải

a) Chiều dài của hình hộp chữ nhật phía dưới là:

30 + 20 = 50 (cm).

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật phía dưới là :

15 + 15 = 30 (cm).

Thể tích hình hộp chữ nhật phía dưới là:

50 . 30 . 20 = 30 000 (cm3).

Thể tích hình hộp chữ nhật phía trên là:

30 . 15 . 10 = 4 500 (cm3).

Thể tích của khối bê tông là:

30 000 + 4 500 = 34 500 (cm3).

Vậy thể tích khối bê tông là 34 500 cm3.

b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật phía dưới là:

2 . (50 + 30) . 20 = 3 200 (cm2).

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật phía trên là:

2 . (30 + 15) . 10 = 900 (cm2).

Diện tích phần tiếp giáp giữa hai hình hộp chữ nhật chính là diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật phía trên.

Do đó diện tích của các mặt nằm ngang cần sơn của khối bê tông bằng diện tích mặt đáy hình hộp chữ nhật phía dưới.

Diện tích đó là: 50 . 30 = 1 500 (cm2).

Diện tích của phần bê tông muốn sơn là:

3 200 + 900 + 1 500 = 5 600 (cm2) = 0,56 (m2).

Chi phí để sơn khối bê tông đó là:

0,56 . 50 000 = 28 000 (đồng)

Vậy muốn sơn khối bê tông cần chi phí là 28 000 đồng.

Bài 4. Một cái lều chữ A dạng hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước như hình vẽ:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 7)

a) Tính thể tích khoảng không bên trong lều.

b) Biết lều phủ bạt bốn phía (trừ mặt tiếp đất), tính diện tích vải bạt cần có để dựng lều.

Hướng dẫn giải

a) Diện tích một mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là:

12. 2 . 3 = 3 (m2)

Thể tích khoảng không bên trong lều là:

3 . 4 = 12 (m3).

Vậy thể tích khoảng không bên trong lều là 12 m3.

b) Diện tích xung quanh lăng trụ đứng tam giác là:

(2,5 + 2,5 + 3) . 4 = 32 (m2).

Diện tích tất cả các mặt của hình lăng trụ đứng tam giác là:

32+ 2 . 3 = 38(m2).

Diện tích mặt tiếp đất là: 3 . 4 = 12(m2).

Diện tích vải bạt cần có để dựng lều chính là diện tích tất cả các mặt của lăng trụ đứng tam giác trừ đi diện tích mặt tiếp đất. Do đó diện tích vải bạt cần là:

38 – 12 = 26 (m2).

Vậy diện tích vải bạt cần để dựng lều là 26 m2.

Bài 5. Cho hình lăng trụ đứng tam giác vuông có độ dài ba cạnh đáy là 6 cm, 8 cm, 10 cm. Biết diện tích xung quanh của hình lăng trụ đólà 288 cm2. Tính thể tích lăng trụ đó.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 8)

Diện tích một mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác đó là:

12. 6 . 8 = 24 (cm2).

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác đó được tính bởi:

(6 + 10 + 8) . h = 24h (cm2)

Mà diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác đó là 288 cm2 nên ta có:

24h = 288

Suy ra: h = 12 (cm).

Thể tích lăng trụ đó là:

24 . 12 = 288 (cm3)

Vậy thể tích lăng trụ đứng tam giác là 288 cm3.

Bài 6. Một khối bê tôngcó kích thước như hình vẽ:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 9)

Hãy tính chi phí để đúc khối bê tông trên. Biết chi phí để đúc 1 m3 bê tông là 1,2 triệu đồng.

Hướng dẫn giải

Diện tích mặt đáy của khối bê tông có dạng hình lăng trụ đứng tứ giác là:

12. (3 + 4) . 7 = 24,5 (dm2).

Thể tích khối bê tông đó là:

24,5 . 5 = 122,5 (dm3) = 0,1225 m3.

Chi phí để đúc khối bê tông đó là:

0,1225 . 1,2 = 0,135 (triệu đồng) = 135 000 đồng

Vậy chi phí để đúc khối bê tông đó là 135 000 đồng.

Bài 7. Cho tấm bìa có các kích thước như sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 10)

Phải gấp các cạnh nào của tấm bìa với nhau để được một hình lăng trụ đứng tứ giác? Cho biết chiều cao của tứ giác đó.

Hướng dẫn giải

Ta phải gấp các cặp cạnh sau đây với nhau để hình trên trở thành một hình lăng trụ đứng tứ giác: (1) và (2), (4) và (5), (3) và (6), (12) và (13), (9) và (10), (8) và (11), (7) và (14).

Khi đó ta có hình lăng trụ đứng tứ giác như sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 11)

Vậy chiều cao của hình lăng trụ đứng trên là: 2 cm.

Học tốt Toán 7 Chương 10

Các bài học để học tốt Chương 10 Toán lớp 7 hay khác:

15 Bài tập tổng hợp Toán 7 Chương 10 Kết nối tri thức (có lời giải)

Với 15 bài tập trắc nghiệm tổng hợp Toán lớp 7 Chương 10: Một số hình khối trong thực tiễn có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.

15 Bài tập tổng hợp Toán 7 Chương 10 Kết nối tri thức (có lời giải)

Xem thử

Chỉ 150k mua trọn bộ trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: