Toán 8 Kết nối tri thức Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Giải Toán 8 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập Toán 8 Bài 5.

Giải Toán 8 Kết nối tri thức Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Video Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Cô Vũ Chuyên (Giáo viên VietJack)

Giải Toán 8 trang 22

Mở đầu trang 22 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Mở đầu trang 22 Toán 8 Tập 1: Cho hai khối hộp chữ nhật: khối hộp thứ nhất có ba kích thước x, 2x và 3y; khối hộp thứ hai có diện tích đáy là 2xy. Tính chiều cao (cạnh bên) của khối hộp thứ hai, biết rằng hai khối hộp có cùng thể tích.

Mở đầu trang 22 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lời giải:

Sau bài học này ta giải quyết được bài toán như sau:

Thể tích của khối hộp thứ nhất là: 2x . x . 3y = 6x2y.

Vì hai khối hộp có cùng thể tích nên khối hộp thứ hai có thể tích 6x2y.

Chiều cao của khối hộp thứ hai là: 6x2y : 2xy = 3x.

Vậy chiều cao (cạnh bên) của khối hộp thứ hai là 3x.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

HĐ1 trang 22 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

HĐ1 trang 22 Toán 8 Tập 1: Hãy nhớ lại cách chia đơn thức cho đơn thức trong trường hợp chúng có cùng một biến và hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Thực hiện phép chia 6x3 : 3x2.

b) Với a, b ∈ ℝ và b ≠ 0; m, n ∈ ℕ, hãy cho biết:

• Khi nào thì axm chia hết cho bxn.

• Nhắc lại cách thực hiện phép chia axm cho bxn.

Lời giải:

a) Ta có 6x3 : 3x2 = (6: 3)(x3 : x2) = 2x.

b) Với a, b ∈ ℝ và b ≠ 0; m, n ∈ ℕ, ta có:

• axm chia hết cho bxn khi m ≥ n.

• Thực hiện phép chia: axm : bxn = (a : b) . (xm : xn) = abxmn .

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

HĐ2 trang 23 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

HĐ2 trang 23 Toán 8 Tập 1: Với mỗi trường hợp sau, hãy đoán xem đơn thức A có chia hết cho đơn thức B không; nếu chia hết, hãy tìm thương của phép chia A cho B và giải thích cách làm:

a) A = 6x3y, B = 3x2y;

b) A = x2y, B = xy2.

Lời giải:

a) Dự đoán: Đơn thức A chia hết cho đơn thức B.

Ta có: A : B = 6x3y : 3x2y = (6 : 3)(x3 : x2)(y : y)

= 2 . x . 1 = 2x.

b) Dự đoán: Đơn thức A không chia hết cho đơn thức B.

A : B = (x2 : x)(y : y2) (đơn thức A không chia hết cho đơn thức B)

Đơn thức A không chia hết cho đơn thức B vì trong A có y không chia hết cho y2 trong B.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập 1 trang 23 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 23 Toán 8 Tập 1: Trong các phép chia sau đây, phép chia nào không là phép chia hết? Tại sao?

Tìm thương của các phép chia còn lại:

a) −15x2y2 chia cho 3x2y;

b) 6xy chia cho 2yz;

c) 4xy3 chia cho 6xy2.

Lời giải:

Phép chia 6xy chia cho 2yz không là phép chia hết vì số mũ của biến z trong đơn thức 6xy nhỏ hơn số mũ của biến z trong đơn thức 2yz.

a) Ta có: −15x2y2 : 3x2y = (−15 : 3)(x2 : x2)(y2 : y) = −5y.

Vậy thương của −15x2y2 chia cho 3x2y là −5y.

c) Ta có: 4xy3:6xy2=4:6x:xy3:y2=23y

Vậy thương của 4xy3 chia cho 6xy223y.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

Vận dụng 1 trang 23 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Vận dụng 1 trang 23 Toán 8 Tập 1: Giải bài toán mở đầu.

Cho hai khối hộp chữ nhật: khối hộp thứ nhất có ba kích thước x, 2x và 3y; khối hộp thứ hai có diện tích đáy là 2xy. Tính chiều cao (cạnh bên) của khối hộp thứ hai, biết rằng hai khối hộp có cùng thể tích.

Vận dụng 1 trang 23 Toán 8 Tập 1 (ảnh 1)

Lời giải:

Thể tích của khối hộp thứ nhất là: 2x . x . 3y = 6x2y.

Vì hai khối hộp có cùng thể tích nên khối hộp thứ hai có thể tích 6x2y.

Chiều cao của khối hộp thứ hai là: 6x2y : 2xy = 3x.

Vậy chiều cao (cạnh bên) của khối hộp thứ hai là 3x.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập 2 trang 24 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Luyện tập 2 trang 24 Toán 8 Tập 1: Làm tính chia (6x4y3 – 8x3y4 + 3x2y2) : 2xy2.

Lời giải:

Ta có (6x4y3 – 8x3y4 + 3x2y2) : 2xy2

= 6x4y3 : 2xy2 – 8x3y4 : 2xy2 + 3x2y2 : 2xy2

= 3x3y – 4x2y2 + 32x .

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

Vận dụng 2 trang 24 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Vận dụng 2 trang 24 Toán 8 Tập 1: Tìm đa thức A sao cho A . (−3xy) = 9x3y + 3xy3 – 6x2y2.

Lời giải:

Ta có A . (−3xy) = 9x3y + 3xy3 – 6x2y2.

Suy ra A = (9x3y + 3xy3 – 6x2y2) : (−3xy)

= 9x3y : (−3xy) + 3xy3 : (−3xy) – 6x2y2 : (−3xy)

= −3x2 − y2 + 2xy.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

Bài 1.30 trang 24 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Bài 1.30 trang 24 Toán 8 Tập 1:

a) Tìm đơn thức M, biết rằng 73x3y2:M=7xy2 .

b) Tìm đơn thức N sao cho N : 0,5xy2z = −xy.

Lời giải:

a) Ta có 73x3y2:M=7xy2

Suy ra M=73x3y2:7xy2=73:7x3:xy2:y2 .

Vậy M=13x2.

b) Ta có N : 0,5xy2z = −xy

Suy ra N = −xy . 0,5xy2z = −0,5(x . x)(y . y2)z = −0,5x2y3z.

Vậy N = −0,5x2y3z.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

Bài 1.31 trang 24 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Bài 1.31 trang 24 Toán 8 Tập 1: Cho đa thức A = 9xy4 – 12x2y3 + 6x3y2. Với mỗi trường hợp sau đây, xét xem A có chia hết cho đơn thức B hay không? Thực hiện phép chia trong trường hợp A chia hết cho B.

a) B = 3x2y;

b) B = −3xy2.

Lời giải:

a) Đa thức A = 9xy4 – 12x2y3 + 6x3y2 không chia hết cho đơn thức B = 3x2y vì đơn thức 9xy4 không chia hết cho 3x2y.

Do đó, đa thức A = 9xy4 – 12x2y3 + 6x3y2 không chia hết cho đơn thức B = 3x2y.

b) Đa thức A = 9xy4 – 12x2y3 + 6x3y2 chia hết cho đơn thức B = −3xy2.

Ta có: A : B = 9xy4 : (−3xy2) – 12x2y3 : (−3xy2) + 6x3y2 : (−3xy2)

                    = −3y2 + 4xy − 2x2.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

Bài 1.32 trang 24 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Giải Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Bài 1.32 trang 24 Toán 8 Tập 1: Thực hiên phép chia (7y5z2 – 14y4z3 + 2,1y3z4) : (−7y3z2).

Lời giải:

Ta có (7y5z2 – 14y4z3 + 2,1y3z4) : (−7y3z2)

= 7y5z2 : (−7y3z2) – 14y4z3 : (−7y3z2) + 2,1y3z4 : (−7y3z2)

= −y2 + 2yz – 0,3z2.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức hay, chi tiết khác:

SBT Toán 8 Kết nối tri thức Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 8 Bài 5.

Giải SBT Toán 8 Kết nối tri thức Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Vở thực hành Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Toán 8 Bài 5.

Giải vở thực hành Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức - Kết nối tri thức

B – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Phép chia đa thức cho đơn thức (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Với tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.

Phép chia đa thức cho đơn thức (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Lý thuyết Phép chia đa thức cho đơn thức

1. Chia đơn thức cho đơn thức

• Đơn thức A chia hết cho đơn thức B (B ≠ 0) khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

• Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta làm như sau:

+ Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B;

+ Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B;

+ Nhân các kết quả tìm được với nhau.

Ví dụ:

+ Đơn thức A = 5x4y2z không chia hết cho đơn thức B = x3y3 vì số mũ của y trong B là 3 lớn hơn số mũ của y trong A là 2.

+ Đơn thức M = 3x3y2z chia hết cho đơn thức N = 2x2y2 vì số mũ của biến x và y trong N đều không lớn hơn số mũ của x và y trong M. Khi đó ta có:

M : N = 3x3y2z : (2x2y2) = 32xz.

2. Chia đa thức cho đơn thức

Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu mọi hạng tử của A đều chia hết cho B.

• Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

Ví dụ:

+ Thực hiện phép chia (5x4y2 – 6x3y4 + x2y2) : 2x2y ta làm như sau:

(5x4y2 – 6x3y4 + x2y2) : 2x2y = (5x4y2) : (2x2y) + (– 6x3y4) : (2x2y) + (x2y2) : (2x2y)

                                              = 52x2y – 3xy3 + 12y.

Bài tập Phép chia đa thức cho đơn thức

Bài 1. Tìm đơn thức M, biết:

a) M = ( 43x5y3z6) : (16 x3yz4);

b) 5x2y3 : M = 12xy.

Hướng dẫn giải

a) M = (43 x5y3z6) : ( 16x3yz4)

         = (43 : (16)).(x5 : x3).(y3 : y).(z6 : z4)

         = – 8x2y2z2

Vậy M = – 8x2y2z2.

b) 5x2y3 : M =12 xy

                M  = (5x2y3) : ( 12xy)

                M = (5 : (12)).(x2 : x).(y3 : y)

                M =  – 10xy2

Vậy M =  – 10xy2.

Bài 2. Cho đa thức P = 9xy2 – 6x3y2 + 3xy. Đa thức P chia hết cho đơn thức nào dưới đây? Thực hiện phép chia trong trường hợp chia hết.

a) A = 3xy2;

b) B = 2xy.

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy hạng tử 3xy của đa thức P không chia hết cho đơn thức A = 3xy2 do số mũ của biến y trong A lớn hơn trong 3xy (mũ 2 > mũ 1). Do đó, đa thức P không chia hết cho đơn thức A.

b) Các hạng tử của P đều chia hết cho đơn thức B = 2xy. Do đó, đa thức P chia hết cho đơn thức B.

P : B = (9xy2 – 6x3y2 + 3xy) : (2xy)

         = (9xy2) : (2xy) + (– 6x3y2) : (2xy) + (3xy) : (2xy)

         = 92y – 3x2y + 32.

Bài 3. Rút gọn biểu thức sau:

8x5y6z : (– 2x3y2z) + (– 20x5y4z3 – 10x4y3z5 + 15x3z3) : (– 5x3z3).

Hướng dẫn giải

    8x5y6z : (– 2x3y2z) + (– 20x5y4z3 – 10x4y3z5 + 15x3z3) : (– 5x3z3)

= – 4x2y4 + (– 20x5y4z3) : (– 5x3z3) + (– 10x4y3z5) : (– 5x3z3) + (15x3z3) : (– 5x3z3)

= – 4x2y4 + 4x2y4 + 2xy3z2 – 3

= 2xy3z2 – 3.

Học tốt Phép chia đa thức cho đơn thức

Các bài học để học tốt Phép chia đa thức cho đơn thức Toán lớp 8 hay khác:

15 Bài tập Phép chia đa thức cho đơn thức (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 8

Với 15 bài tập trắc nghiệm Phép chia đa thức cho đơn thức Toán lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 8.

15 Bài tập Phép chia đa thức cho đơn thức (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 8

Câu 1. Giá trị của số tự nhiên thỏa mãn điều kiện gì để phép chia xn+3y6:x9yn là phép chia hết?

A. n < 6

B. n = 5

C. n > 6

D. n = 6

Câu 2. Đa thức 7x3y2z2x4y3 chia hết cho đơn thức nào dưới đây?

A. 3x4

B. 3x4

C. 2x3y

D. 2x3y

Câu 3. Thực hiện phép chia 2x4y6x2y7:2x2 ta được đa thức ax2y+by7 (a, b là hằng số). Khi đó a + b bằng

A. – 3.

B. – 4.

C. – 2.

D. – 5.

Câu 4. Giá trị của biểu thức P=3ab29a2b4:8ab2 tại a=23;b=32

A. 2316

B. 258

C. 1516

D. 218

Câu 5. Kết quả phép chia 6x4y+4x3y32xy:xy là một đa thức có bậc bằng

A. 3.

B. 4.

C. 7.

D. 9.

Câu 6. Đa thức N thỏa mãn 15x6y520x4y425x5y3=5x3y2.N là:

A. N =3x3y3+4xy2+5x2y

B. N =3x2y3+4xy+5x2y

C. N = 3x3y3+4xy2+5x2y

D. N = 3x3y3+4xy2+5xy

Câu 7. Biểu thức D=9x2y26x2y3:xy2+6x5y+2x4:2x4 sau khi rút gọn là một đa thức có bậc bằng

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8. Giá trị của biểu thức: A=xy5+xy4+xy3:xy với x = 3;

y = 4 là:

A. 28

B. 16

C. 20

D. 14

Câu 9. Chọn kết luận đúng về biểu thức:

E = 23x2y3 : 13xy + 2xy1y + 1x0; y0; y1

A. Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến x.

B. Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến y.

C. Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến.

D. Giá trị của biểu thức bằng 0.

Câu 10. Giá trị của biểu thức D =15xy2+18xy3+16y2:6y27x4y3:x4y tại x=23;y=1

A. 283

B. 32

C. 23

D. -23

Câu 11. Cho P = 75x5y245x4y3 : 3x3y252x2y42xy5 : 12xy3. Khẳng định nào sai?

A. P0, x, y0

B. P>05x2y0

C. P = 05x = 2y0

D. P nhận cả giá trị âm và dương.

Câu 12. Cho đa thức B thỏa mãn B+2x2y3.3xy=3x2y26x3y4. Đa thức B là

A. B = xy

B. B = – xy

C. B = x + 1

D. B = x2y

Câu 13. Một cửa hàng buổi sáng bán được xy bao gạo thì của hàng đó thu được số tiền là x6y5x5y4 nghìn đồng. Số tiền mỗi bao gạo của cửa hàng đó đã bán khi x = 2; y = 2 là

A. 384 nghìn đồng

B. 284 nghìn đồng

C. 120 nghìn đồng

D. 84 nghìn đồng

Câu 14. Với giá trị tự nhiên nào của n thì phép chia 14x8y49x2ny6:2x7yn là phép chia hết?

A. 72n4

B. n = 4

C. n72

D. n4

Câu 15. Cho A = x5yn – 12xn+1y4; B = 24xn-1y3. Số tự nhiên n > 0 để A ⋮ B là

A. n ∈ 3;4;5;6

B. n ∈ 4;5;6

C. n ∈ 1;2;3;4;5;6

D. n ∈ 4;5

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: