Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình (trang 37)

Giải Toán lớp 5 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình trang 37 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 5.

Giải Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình (trang 37)

Video Giải Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình - Cô Hà Linh (Giáo viên VietJack)

Giải Toán lớp 5 trang 37

Giải Toán lớp 5 trang 37 Bài 1: Mỗi hình được ghép bởi mấy hình lập phương nhỏ như nhau?

Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình | Giải Toán lớp 5

Lời giải:

Hình A được ghép bởi 5 hình lập phương nhỏ như nhau.

Hình B được ghép bởi 3 hình lập phương nhỏ như nhau.

Giải Toán lớp 5 trang 37 Bài 2: Các hình dưới đây được ghép từ các hình lập phương như nhau:

Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình | Giải Toán lớp 5

Trả lời các câu hỏi:

a) Những hình nào có thể tích bằng nhau?

b) Hình nào có thể tích lớn hơn hình C?

Lời giải:

a) Hình có thể tích bằng nhau là: hình C và hình G (đều được ghép từ 10 hình lập phương); hình D và hình E (đều được ghép từ 9 hình lập phương).

b) Hình có thể tích lớn hơn hình C là: hình A (được ghép từ 16 hình lập phương).

Giải Toán lớp 5 trang 37 Bài 3: So sánh thể tích của hình A với tổng thể tích của các hình B, C và D dưới đây:

Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình | Giải Toán lớp 5

Lời giải:

Hình A gồm 21 hình lập phương như nhau.

Hình B gồm 5 hình lập phương như nhau.

Hình C gồm 12 hình lập phương như nhau.

Hình D gồm 4 hình lập phương như nhau.

Tổng các hình lập phương ghép thành hình B, C và D là: 5 + 12 + 4 = 21 (hình)

Vậy thể tích hình A bằng tổng thể tích của các hình B, C và D.

Giải Toán lớp 5 trang 37 Bài 4: Quan sát hình vẽ và cho biết quả lê hay quả xoài có thể tích lớn hơn:

Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình | Giải Toán lớp 5

Lời giải:

Phần nước dâng lên bằng thể tích của mỗi quả thả vào.

Ta thấy ở cốc có quả xoài nước dâng lên cao hơn. Do đó quả xoài có thể tích lớn hơn.

Giải Toán lớp 5 trang 37 Bài 5: Thực hành:

- Lấy ra một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật.

- Xếp các hình lập phương như nhau lấp đầy chiếc hộp.

- Đếm số hình lập phương nhỏ đã sử dụng.

- Nói: Thể tích chiếc hộp khoảng   ?   hình lập phương nhỏ.

Lời giải:

Học sinh tìm một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật và các hình lập phương nhỏ để thực hành theo hướng dẫn.

Các bài học để học tốt Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình:

Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình

Với giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình trang 38, 39 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2.

Giải vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 38

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 38 Luyện tập, thực hành 1: Mỗi hình được ghép bởi mấy hình lập phương nhỏ như nhau?

Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình

Trả lời:

..............................................................................................

..............................................................................................

Lời giải

Hình A được ghép bởi 5 hình lập phương nhỏ như nhau.

Hình B được ghép bởi 3 hình lập phương nhỏ như nhau.

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 38 Luyện tập, thực hành 2: Các hình dưới đây được ghép từ các hình lập phương như nhau:

Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình

Trả lời các câu hỏi:

a) Những hình nào có thể tích bằng nhau?

..............................................................................................

b) Hình nào có thể tích lớn hơn thể tích hình C?

..............................................................................................

Lời giải

a) Hình có thể tích bằng nhau là: hình C và hình G (đều được ghép từ 10 hình lập phương); hình D và hình E (đều được ghép từ 9 hình lập phương).

b) Hình có thể tích lớn hơn hình C là: hình A (được ghép từ 16 hình lập phương).

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 39

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 39 Luyện tập, thực hành 3: So sánh thể tích của hình A với tổng thể tích của các hình B, C và D dưới đây:

Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình

Trả lời:

..............................................................................................

..............................................................................................

Lời giải

Hình A gồm 21 hình lập phương như nhau.

Hình B gồm 5 hình lập phương như nhau.

Hình C gồm 12 hình lập phương như nhau.

Hình D gồm 4 hình lập phương như nhau.

Tổng các hình lập phương ghép thành hình B, C và D là: 5 + 12 + 4 = 21 (hình)

Vậy thể tích hình A bằng tổng thể tích của các hình B, C và D.

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 39 Luyện tập, thực hành 4: Quan sát hình vẽ và cho biết quả lê hay quả xoài có thể tích lớn hơn:

Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 62: Thể tích của một hình

Trả lời: ................................................................................................................

Lời giải

Phần nước dâng lên bằng thể tích của mỗi quả thả vào.

Ta thấy ở cốc có quả xoài nước dâng lên cao hơn. Do đó quả xoài có thể tích lớn hơn.

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 39 Vận dụng 5: Thực hành:

- Lấy ra một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật.

- Xếp các hình lập phương như nhau lấp đầy chiếc hộp.

- Đếm số hình lập phương nhỏ đã sử dụng.

- Nói: Thể tích chiếc hộp khoảng ......... hình lập phương nhỏ.

Lời giải

Học sinh tìm một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật và các hình lập phương nhỏ để thực hành theo hướng dẫn.

Thể tích chiếc hộp khoảng 16 hình lập phương nhỏ.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Lý thuyết & 15 bài tập Thể tích của một hình lớp 5 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Thể tích của một hình lớp 5.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

I. Lý thuyết

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

* Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật.

Ta nói:

- Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật.

- Thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.

* Hình A và hình B, mỗi hình gồm 4 hình lập phương.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Ta nói: Thể tích hình A bằng thể tích hình B.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

* Hình C gồm 4 hình lập phương, hình D gồm 6 hình lập phương, hình E gồm 10 hình lập phương.

Ta nói: Thể tích hình E bằng tổng thể tích các hình C và D.

II. Bài tập minh họa

Bài 1. Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

a) Hình A gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ?

b) Hình B gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ?

c) Hình nào có thể tích lớn hơn?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình vẽ để tính số hình lập phương nhỏ của mỗi hình. Hình nào có nhiều hình lập phương nhỏ hơn thì hình đó có thể tích lớn hơn.

a) Hình A có (3 × 3) × 2 = 18 hình lập phương nhỏ.

b) Hình B có 2 × 10 = 20 hình lập phương nhỏ.

c) Vì 20 > 18 nên hình B có thể tích lớn hơn.

Bài 2. Các hình dưới đây được ghép từ các hình lập phương như nhau. Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi?

a) Những hình nào có thể tích bằng nhau?

b) Hình nào có thể tích lớn hơn thể tích hình C?

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Hướng dẫn giải:

Hình A có 12 hình lập phương nhỏ.

Hình B có 9 hình lập phương nhỏ.

Hình C có 11 hình lập phương nhỏ.

Hình D có 9 hình lập phương nhỏ.

Hình E có 9 hình lập phương nhỏ.

Hình F có 12 hình lập phương nhỏ.

a) Các hình có thể tích bằng nhau là:

- Hình B, hình D, hình E (cùng được ghép bởi 12 hình lập phương nhỏ)

- Hình A, hình F (cùng được ghép bởi 9 hình lập phương nhỏ)

b) Hình có thể tích lớn hơn thể tích hình C là: hình A, hình F

Bài 3. So sánh thể tích của hình A với tổng thể tích của các hình B, C và D dưới đây:

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình vẽ ta thấy:

Hình A có (3 × 4) + (2 × 3) + 2 + 1 = 21 hình lập phương nhỏ.

Hình B có 6 hình lập phương nhỏ.

Hình C có 4 hình lập phương nhỏ.

Hình D có 3 × 4 = 12 hình lập phương nhỏ.

Tổng số hình lập phương nhỏ của các hình B, C và D là: 6 + 4 + 12 = 22 (hình)

Mà: 21 < 22

Nên: Hình A có thể tích nhỏ hơntổng thể tích của các hình B, C và D.

Bài 4. Trong các hình dưới đây, thể tích của hình nào bằng tổng thể tích của hai trong ba hình còn lại?

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Hướng dẫn giải:

Hình A có 25 hình lập phương nhỏ.

Hình B có 12 hình lập phương nhỏ.

Hình C có 13 hình lập phương nhỏ.

Hình D có 14 hình lập phương nhỏ.

Nhận thấy: 25 = 12 + 13

Nên: Thể tích hình A bằng tổng thể tích của hình B và hình C

Bài 5. Dưới đây là hình ảnh các hình hộp chữ nhật (A, B, C)

a) Để xếp đầy, mỗi hình A, B, C cần thêm bao nhiêu hình lập phương?

b) Hình nào có thể tích lớn nhất?

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Hướng dẫn giải:

a)

* Hình 1: là hình lập phương có cạnh được xếp bởi 2 hình lập phương nhỏ.

1 tầng của hình 1 xếp được 2 × 2 = 4 (hình lập phương)

2 tầng của hình 1 xếp được 4 × 2 = 8 (hình lập phương)

Nhận thấy: Hình 1 có 4 + 3 = 7 (hình lập phương)

Để xếp đầy hình 1 cần 8 - 7 = 1 (hình lập phương)

* Hình 2: là hình hộp chữ nhật có chiều dài được xếp bởi 2 hình lập phương, chiều rộng xếp bởi 2 hình lập phương, chiều cao xếp bởi 4 hình lập phương.

1 tầng của hình 1 xếp được 2 × 2 = 4 (hình lập phương)

4 tầng của hình 1 xếp được 4 × 4 = 16 (hình lập phương)

Nhận thấy: Hình 2 có 3 + 1 + 1 + 1 = 6 (hình lập phương)

Để xếp đầy hình 2 cần 16 - 6 = 10 (hình lập phương)

* Hình 3: là hình hộp chữ nhật có chiều dài được xếp bởi 6 hình lập phương, chiều rộng xếp bởi 3 hình lập phương, chiều cao xếp bởi 1 hình lập phương.

1 tầng của hình 1 xếp được 6 × 3 = 18 (hình lập phương)

Nhận thấy: Hình 3 có 3 + 3 + 1 + 1 + 1 + 1 = 10 (hình lập phương)

Để xếp đầy hình 3 cần 18 - 10 = 8 (hình lập phương)

b)

Hình 1 có 7 hình lập phương

Hình 2 có 6 hình lập phương

Hình 3 có 10 hình lập phương

Mà: 6 < 7 < 10

Do đó: Hình 3 có thể tích lớn nhất.

III. Bài tập vận dụng

Bài 1. Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

a) Hình A gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ?

b) Hình B gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ?

c) Hình nào có thể tích lớn hơn?

Bài 2. Chọn ý đúng. Hình nào có thể tích lớn hơn?

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

A. Hình A có thể tích lớn hơn B. Hình B có thể tích lớn hơn

Bài 3. Sắp xếp các hình có thể tích từ bé đến lớn.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Bài 4. Điền “bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn” thích hợp vào chỗ chấm.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

a) Thể tích của hình M ……………………… thể tích của hình N.

b) Thể tích của hình N ……………………… thể tích của hình P.

c) Thể tích của hình P ……………………… thể tích của hình M.

Bài 5. Trong các hình dưới đây, các hình nào có thể tích bằng nhau.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Bài 6. Nối các hình có thể tích bằng nhau.

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Bài 7. Trong các hình dưới đây, thể tích của hình A bằng tổng thể tích của hai hình nào?

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Bài 8. Trong các hình dưới đây, thể tích của hình A bằng tổng thể tích của hai hình nào?

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Bài 9. Dưới đây là hình ảnh các hình hộp chữ nhật (A, B, C). Để xếp đầy, mỗi hình A, B, C cần thêm bao nhiêu hình lập phương?

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Bài 10. Dưới đây là hình ảnh các hình hộp chữ nhật (A, B, C). Để xếp đầy, mỗi hình A, B, C cần thêm bao nhiêu hình lập phương?

Thể tích của một hình (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 5 hay, chi tiết khác: