Với lời giải bài tập Toán lớp 5 Bài 51: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (trang 48, 49 50) sách Kết nối tri thức hay nhất,
chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 5.
Giải Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 51: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (trang 48)
Video Giải Toán lớp 5 Bài 51: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương - Cô Thanh Nga (Giáo viên VietJack)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 4 × 4 × 6 = 96 (cm2)
Khi xếp 2 hình lập phương cạnh nhau thì mỗi hình lập phương bị che mất 1 mặt.
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: (4 × 4 × 5) × 2 = 160 (cm2)
Do đó diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật không gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương.
Vậy Mai nhận xét sai.
Các bài học để học tốt Toán lớp 5 Bài 51: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương:
Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 51: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Với giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 51: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2.
Giải vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 51: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Bài 1 trang 44 VBT Toán lớp 5 Tập 2: a) Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có độ dài cạnh là 17 cm.
b) Tính diện tích toàn phần của hình lập phương có độ dài cạnh là 1,2 cm.
Lời giải
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:
17 × 17 × 4 = 1 156 (cm²)
Đáp số: 1 156 cm²
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:
1,2 × 1,2 × 6 = 8,64 (m²)
Đáp số: 8,64 m²
Bài 2 trang 44 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Hoàn thành bảng sau:
Độ dài cạnh hình lập phương
2 cm
1,8 m
Diện tích xung quanh của hình lập phương
4 m²
Diện tích toàn phần của hình lập phương
6 dm²
Lời giải
Độ dài cạnh hình lập phương
2 cm
1 m
1,8 m
1 dm
Diện tích xung quanh của hình lập phương
16 cm2
4 m²
12,96 cm2
4 dm
Diện tích toàn phần của hình lập phương
24 cm2
6 m2
19,44 cm2
6 dm²
Bài 3 trang 44 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Từ một tấm bìa đã cho, Rô-bốt gấp được một hình lập phương không nắp như hình bên. Tính diện tích phần bìa được sử dụng.
Bài 4 trang 45 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Bu-ra-ti-nô có một khối ru-bích dạng hình lập phương cạnh 10 cm. Một bà tiên làm phép khiến cho mỗi cạnh của khối ru-bích dài gấp đôi kích thước ban đầu. Bu-ra-ti-nô nhận xét: “Cạnh của khối ru-bích tăng gấp đôi nên diện tích toàn phần cũng sẽ tăng gấp đôi.”. Hỏi nhận xét của Bu-ra-ti-nô có đúng hay không? Vì sao?
Lời giải
Cạnh của hình lập phương là 10 cm thì diện tích toàn phần của hình lập phương là:
10 × 10 × 6 = 600 (cm²)
Cạnh của hình lập phương khi tăng gấp đôi:
10 × 2 = 20 (cm)
Diện tích toàn phần mới là:
20 × 20 × 6 = 2 400 (cm²)
2400 cm² gấp 600 cm² số lần là:
2 400 : 600 = 4 (lần)
Trả lời: Nhận xét của Bu-ra-ti-nô không đúng. Vì:
Diện tích toàn phần của khối ru-bích 10 cm là 600 (cm²)
Diện tích toàn phần của khối ru-bích khi tăng gấp đôi (20 cm) là: 2 400 (cm²)
Mà 2 400 (cm²) gấp 600 (cm²) 4 lần chứ không phải 2 lần.
Bài 1 trang 45 VBT Toán lớp 5 Tập 2: a) Tính diện tích toàn phần của hình lập phương có độ dài cạnh là 2,3 m.
b) Tính diện tích toàn phần của hình lập phương có độ dài cạnh là 0,5 dm.
Lời giải
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:
2,3 × 2,3 × 6 = 31,74 (m2)
Đáp số: 31,74 m2
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:
0,5 × 0,5 × 6 = 1,5 (dm2)
Đáp số: 1,5 dm2
Bài 2 trang 45 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Một đèn ngủ có dạng hình lập phương cạnh 24 cm. Các mặt xung quanh và mặt trên cùng của đèn được bọc giấy trắng mờ. Tính phần diện tích giấy được sử dụng.
Bài 3 trang 46 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Hoàn thành bảng sau:
Hình khai triển
Khối hình gấp được
Diện tích toàn phần
Hình lập phương
Lời giải
Hình khai triển
Khối hình gấp được
Diện tích toàn phần
Hình lập phương
3,5 × 3,5 × 6 = 73,5 dm²
Hình hộp chữ nhật
24 dm²
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là:
(5 × 2) × 2 × 1 = 20 dm²
Diện tích hai mặt đáy:
2 × 2 × 2 = 4 dm²
Diện tích toàn phần là:
20 + 4 = 24 dm²
Đáp số: 24 dm²
Bài 4 trang 46 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Rô-bốt cắt ngang một chiếc bánh có dạng hình lập phương thành hai phần bằng nhau như hình bên. Rô-bốt cần phủ kem vào mặt trên cùng và những mặt xung quanh của hai phần bánh mới. Tính diện tích phần bánh cần phủ.
Lời giải
Cách 1:
Diện tích xung quanh của một cái bánh mới là:
(20 × 20) × 2 ×10 = 800 (cm²)
Diện tích mặt đáy trên một cái bánh mới là:
20 × 20 = 400 (cm²)
Diện tích phần bánh cần phủ kem của một cái bánh là:
800 + 400 = 1 200 (cm²)
Diện tích phần bánh kem cần phủ là:
1 200 × 2 = 2 400 (cm²)
Đáp số: 2 400 cm²
Cách 2:
Ta thấy diện tích phần bánh cần phủ kem bao gồm 4 mặt xung quanh của chiếc bánh có dạng hình lập phương và 2 mặt trên cùng khi chiếc bánh được cắt ra, cũng chính là 2 mặt của chiếc bánh ban đầu.
Diện tích bánh cần phủ là:
20 × 20 × 6 = 2 400 (cm2)
Đáp số: 2 400 cm2
Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
Lý thuyết & 15 bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lớp 5 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng
giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lớp 5.
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
I. Lý thuyết
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5 cm.
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
5 × 5 = 25 (cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
25 × 4 = 100 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
25 × 6 = 150 (cm2)
Đáp số: Diện tích xung quanh: 100 cm2
Diện tích toàn phần: 150 cm2
II. Bài tập minh họa
Bài 1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh bằng 8 cm.
Hướng dẫn giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
8 × 8 = 64 (cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
64 × 4 = 256 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
64 × 6 = 384 (cm2)
Đáp số: Diện tích xung quanh: 256 cm2
Diện tích toàn phần: 384 cm2
Bài 2. Hoàn thành bảng sau:
Độ dài cạnh hình lập phương
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
9 cm
55 mm
2,5 dm
9,7 m
Hướng dẫn giải:
Độ dài cạnh hình lập phương
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
9 cm
324 cm2
486 cm2
55 mm
12100 mm2
18150 mm2
2,5 dm
25 dm2
37,5 dm2
9,7 m
376,36 m2
564,54 m2
Bài 3. Một hộp quà hình lập phương cạnh 20 cm. Tính diện tích giấy có thể gói kín hộp quà đó.
Hướng dẫn giải:
Diện tích giấy để gói kín hộp quà đó bằng diện tích toàn phần của hình lập phương.
Diện tích một mặt của hộp quà đó là:
20 × 20 = 400 (cm2)
Diện tích giấy gói đó là:
400 × 6 = 2 400 (cm2)
Đáp số: 2 400 (cm2)
Bài 4. Hình A dưới đây được tạo ra bởi tám hình lập phương bằng nhau cạnh 5 cm. Tính diện tích toàn phần của hình A.
Hình A
Hướng dẫn giải:
Hình lập phương A có cạnh là:
5 + 5 = 10 (cm)
Diện tích một mặt của hình A là:
10 × 10 = 100 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình A là:
100 × 6 = 600 (cm2)
Đáp số: 600 cm2
Bài 5. Tính diện tích kính để làm bể cá không có nắp hình lập phương cạnh 1,2 m.
Hướng dẫn giải:
Vì bể cá không có nắp nên bể cá có 5 mặt
Diện tích một mặt của bể cá đó là:
1,2 × 1,2 = 1,44 (m2)
Diện tích kính để làm bể cá đó là:
1,44 × 5 = 7,2 (m2)
Đáp số: 7,2 m2
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh bằng:
a) 2,3 cm
b) 7,5 mm
c) 6,4 cm
Bài 2. Hoàn thành bảng sau:
Độ dài cạnh hình lập phương
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
5,7 cm
10 mm
9,2 dm
5 m
Bài 3. Một hình lập phương có cạnh dài 16 cm. Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: …………. cm2
Bài 4. Một hộp quà hình lập phương cạnh 10 cm. Tính diện tích giấy có thể gói kín hộp quà đó.
Bài 5. Tính diện tích kính để làm bể cá không có nắp hình lập phương cạnh 1,2 m.
Bài 6. Hình A dưới đây được tạo ra bởi bốn hình lập phương bằng nhau cạnh 7 cm. Tính diện tích toàn phần của hình A.
Hình A
Bài 7. Bác An làm một cái hộp bằng tôn (không nắp) dạng hình lập phương có cạnh 2 dm. Tính diện tích miếng tôn đó.
Bài 8. Hoa muốn phủ các mặt xung quanh và mặt trên cùng của một chiếc bánh kem có dạng hình lập phương cạnh 12 cm bằng một lớp kem mỏng. Tính diện tích phần bánh cần phủ.
Bài 9. Một hình lập phương có cạnh 6 cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 7 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó bằng bao nhiêu?
Bài 10. Một hình lập phương có cạnh 6 cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 7 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần?
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:
15 Bài tập trắc nghiệm Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lớp 5 (có lời giải)
Với 15 bài tập trắc nghiệm Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương Toán lớp 5 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ sách Kết nối tri thức
sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán lớp 5.
15 Bài tập trắc nghiệm Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lớp 5 (có lời giải)
Câu 1. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Hộp quà hình lập phương có cạnh là 5 cm. Diện tích toàn phần của hộp quà đó là:
A. 25 cm2
B. 150 cm2
C. 30 cm2
D. 100 cm2
Đáp án đúng là: B
Diện tích toàn phần hộp quà là:
5 × 5 × 6 = 150 (cm2)
Đáp số: 150 cm2
Câu 2. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Một khối gỗ dạng hình lập phương có diện tích xung quanh là 61,44 dm2. Diện tích toàn phần của khối gỗ đó là:
A. 92,16 dm2
B. 15,36 dm2
C. 40,96 dm2
D. 30,72 dm2
Đáp án đúng là: A
Diện tích một mặt khối gỗ là:
61,44 : 4 = 15,36 (dm2)
Diện tích toàn phần khối gỗ là:
15,36 × 6 = 92,16 (dm2)
Đáp số: 92,16 dm2
Câu 3. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Một hình lập phương có diện tích một mặt là 25 cm2. Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
A. 150 cm2
B. 625 cm2
C. 100 cm2
D. 2 500 cm2
Đáp án đúng là: C
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
25 × 4 = 100 (cm2)
Đáp số: 100 cm2
Câu 4. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Bà Lan dùng giấy màu dán tất cả các mặt của một hộp quả dạng hình lập phương có cạnh 15 cm. Vậy diện tích giấy màu bà Lan đã sử dụng là:
A. 90 cm2
B. 900 cm2
C. 225 cm2
D. 1 350 cm2
Đáp án đúng là: D
Diện tích giấy màu bà Lan đã sử dụng là:
15 × 15 × 6 = 1 350 (cm2)
Đáp số: 1 350 cm2
Câu 5. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 204 cm2. Tính diện tích một mặt của hình lập phương đó.
A. 51 cm2
B. 34 cm2
C. 31 cm2
D. 43 cm2
Đáp án đúng là: B
Diện tích một mặt hình lập phương là:
204 : 6 = 34 (cm2)
Đáp số: 34 cm2
Câu 6. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 252 dm2. Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
A. 42 dm2
B. 168 dm2
C. 63 dm2
D. 186 dm2
Đáp án đúng là: B
Diện tích một mặt hình lập phương là:
252 : 6 = 42 (dm2)
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
42 × 4 = 168 (dm2)
Đáp số: 168 dm2
Câu 7. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Một hình lập phương có diện tích xung quanh là 16 m2. Tính độ dài cạnh của hình lập phương đó.
A. 2 m
B. 4 m
C. 6 m
D. 8 m
Đáp án đúng là: A
Diện tích một mặt hình lập phương là:
16 : 4 = 4 (m2)
Vì 2 × 2 = 4 nên độ dài cạnh của hình lập phương là: 2 m
Đáp số: 2 m
Câu 8. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng:
A. Diện tích một mặt nhân với 2
B. Diện tích một mặt nhân với 3
C. Diện tích một mặt nhân với 4
D. Diện tích một mặt nhân với 5
Đáp án đúng là: C
Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4
Câu 9. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng:
A. Diện tích một mặt cộng với 6
B. Diện tích một mặt trừ với 6
C. Diện tích một mặt nhân với 6
D. Diện tích một mặt chia với 6
Đáp án đúng là: C
Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
Câu 10. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Muốn tìm diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta cần biết:
A. Số đo cạnh hình lập phương
B. Số đo góc hình lập phương
C. Chu vi mặt đáy hình lập phương
D. Chu vi mặt bên hình lập phương
Đáp án đúng là: A
Muốn tìm diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta cần biết số đo cạnh hình lập phương
Câu 11. Điền số thích hợp vào ô trống
Độ dài cạnh hình lập phương
13 cm
5 m
Diện tích một mặt
… cm2
… m2
Diện tích xung quanh
… cm2
… m2
Diện tích toàn phần
… cm2
… m2
Chú ý:
• Diện tích một mặt = cạnh nhân với cạnh.
• Diện tích xung quanh = diện tích một mặt nhân với 4.
• Diện tích toàn phần = diện tích một mặt nhân với 6.
Độ dài cạnh hình lập phương
13 cm
5 m
Diện tích một mặt
169 cm2
25 m2
Diện tích xung quanh
676 cm2
100 m2
Diện tích toàn phần
1 014 cm2
150 m2
Câu 12. Đúng ghi Đ, Sai ghi S.
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích hai mặt đáy của hình lập phương.
b) Diện tích các mặt của hình lập phương bằng nhau.
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích hai mặt đáy của hình lập phương.
S
b) Diện tích các mặt của hình lập phương bằng nhau.
Đ
Câu 13. Điền số thích hợp vào ô trống
Một hình lập phương có chu vi đáy là 25,2 dm. Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: ….. dm2
Độ dài cạnh hình lập phương là:
25,2 : 4 = 6,3 (dm)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
6,3 × 6,3 × 6 = 238,14 (dm2)
Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 238,14 dm2
Câu 14. Điền số thích hợp vào ô trống
Lan có một hộp quà hình lập phương có chu vi đáy là 7,2 dm. Lan muốn dùng giấy màu để dán kín các mặt của hộp quà đó. Tính diện tích giấy màu Lan cần dùng.
Bước 2: Diện tích giấy màu Lan cần dùng là: 1,8 × 1,8 × 4 = 12,96 (dm2)
Đáp số: 12,96 dm2
Như vậy, Lan đã tính sai từ bước .......
Độ dài cạnh của hộp quà là:
7,2 : 4 = 1,8 (dm)
Diện tích giấy màu Lan cần dùng là:
1,8 × 1,8 × 6 = 19,44 (dm2)
Đáp số: 19,44 dm2
Như vậy, Lan đã tính sai từ bước 2.
Câu 15. Điền số thích hợp vào ô trống
Chú Tư gò một chiếc hộp bằng nhôm không nắp dạng hình lập phương có cạnh là 23 cm. Hỏi diện tích nhôm chú Tư cần dùng để gò chiếc hộp đó bằng bao nhiêu mét vuông? (biết diện tích phần mép dẫn không đáng kể).
Bài giải
Do hộp không có nắp, nên phần tôn dùng để gò cho chiếc hộp là ..... mặt.
Diện tích tôn cần dùng là:
23 × 23 × ..... = ..... (cm2)
Đổi: ..... cm2 = ..... m2
Đáp số: ..... m2
Do hộp không có nắp, nên phần tôn dùng để gò cho chiếc hộp là 5 mặt.
Diện tích tôn cần dùng là:
23 × 23 × 5 = 2 645 (cm2)
Đổi: 2 645 cm2 = 0,2645 m2
Đáp số: 0,2645 m2
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: