Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54)

Giải Toán lớp 5 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Toán lớp 5 Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54, 55, 56, 57) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 5.

Giải Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54)

Video Giải Toán lớp 5 Bài 53: Thể tích của hình lập phương - Cô Thanh Nga (Giáo viên VietJack)

Toán lớp 5 trang 55, 56 Tập 2 Hoạt động

Giải Toán lớp 5 trang 55 Tập 2

Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 55 Bài 1: Số?

Độ dài cạnh hình lập phương

10 cm

2,5 dm

0,4 m

Thể tích của hình lập phương

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5 cm3

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5 dm3

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5 m3

Lời giải:

Độ dài cạnh hình lập phương

10 cm

2,5 dm

0,4 m

Thể tích của hình lập phương

1 000 cm3

15,625 dm3

0,064 m3

Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 55 Bài 2: Một chiếc bánh bông lan hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 12 cm, chiều cao 6 cm.

a) Tính thể tích của chiếc bánh đó.

b) Rô-bốt đã cắt một miếng bánh hình lập phương cạnh 6 cm của chiếc bánh đó để mời Mi. Tính thể tích phần bánh còn lại.

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5

Lời giải:

a) Thể tích của chiếc bánh đó là:

12 × 12 × 6 = 864 (cm3)

b) Thể tích miếng bánh hình lập phương là:

6 × 6 × 6 = 216 (cm3)

Thể tích phần bánh còn lại là:

864 – 216 = 648 (cm3)

Đáp số: a) 864 cm3;

b) 648 cm3.

Giải Toán lớp 5 trang 56 Tập 2

Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 56 Bài 3: Chọn câu trả lời đúng.

Mai và Rô-bốt xếp được hai hình từ các hình lập phương nhỏ như hình sau.

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5

a) Mai cần bỏ đi bao nhiêu hình lập phương nhỏ để nhận được hình như của Rô-bốt?

A. 12 hình   B. 10 hình   C. 8 hình   D. 6 hình

b) Nếu mỗi hình lập phương nhỏ có cạnh 2 cm thì thể tích hình của Rô-bốt là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?

A. 96 cm3   B. 72 cm3   C. 64 cm3   D. 32 cm3

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: B

Mai cần bỏ đi 10 hình lập phương nhỏ để nhận được hình như của Rô-bốt.

b) Đáp án đúng là: C

Thể tích mỗi hình lập phương nhỏ là: 2 × 2 × 2 = 8 (cm3)

Thể tích hình của Rô-bốt là: 8 × 8 = 64 (cm3)

Đáp số: 64 cm3.

Toán lớp 5 trang 56, 57 Tập 2 Luyện tập

Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 56 Bài 1: Chọn câu trả lời đúng.

Khối ru-bích của Việt có dạng hình lập phương cạnh 6 cm. Thể tích của khối ru-bích đó là:

A. 36 cm2   B. 216 cm2   C. 36 cm3   D. 216 cm3

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thể tích của khối ru-bích đó là: 6 × 6 × 6 = 216 (cm3)

Đáp số: 216 cm3.

Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 56 Bài 2: Hoàn thành bảng sau.

Đồ vật dạng hình lập phương

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5 Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5

Thể tích của đồ vật

?

?

Lời giải:

Đồ vật dạng hình lập phương

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5 Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5

Thể tích của đồ vật

27 cm3

3,375 dm3

Giải Toán lớp 5 trang 57 Tập 2

Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 57 Bài 3:

a) Quan sát hình vẽ và cho biết 2 khối hình nào ghép được thành hình lập phương.

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5

b) Biết mỗi hình lập phương nhỏ trong mỗi hình trên có cạnh 2 cm. Hãy tính thể tích của hình lập phương lớn ghép được ở câu a.

Lời giải:

a) Ghép khối hình A và C ta được hình lập phương.

b) Hình lập phương ở câu a ghép được từ số khối lập phương nhỏ là:

4 × 4 × 4 = 64 (khối)

Thể tích của một khối lập phương nhỏ là:

2 × 2 × 2 = 8 (cm3)

Thể tích của hình lập phương lớn ghép được ở câu a là:

8 × 64 = 512 (cm3)

Đáp số: 512 cm3.

Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 57 Bài 4: Rô-bốt làm một tháp chất lỏng như hình dưới đây. Hỏi phần chất lỏng nào có thể tích lớn nhất và thể tích đó bằng bao nhiêu?

Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương (trang 54) | Giải Toán lớp 5

Lời giải:

Các phần chất lỏng là các khối hình hộp có cùng diện tích đáy. Do đó phần chất lỏng nào có chiều cao lớn nhất thì thể tích lớn nhất.

Có: 15 cm > 12 cm > 10 cm.

Vậy nước là phần chất lỏng có thể tích lớn nhất.

Thể tích nước là: 15 × 15 × 15 = 3 375 (cm3).

Các bài học để học tốt Toán lớp 5 Bài 53: Thể tích của hình lập phương:

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

Với giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 53: Thể tích của hình lập phương sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2.

Giải vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 50, 51 Bài 53 Tiết 1

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 50 Tập 2

Bài 1 trang 50 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Hoàn thành bảng sau.

Độ dài cạnh hình lập phương

5 cm

1,2 dm

0,6 m

Thể tích của hình lập phương

Lời giải

Độ dài cạnh hình lập phương

5 cm

1,2 dm

0,6 m

Thể tích của hình lập phương

125 cm3

1,728 dm3

0,216 m3

Bài 2 trang 50 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

a) Nam cần dùng thêm bao nhiêu hình lập phương nhỏ để nhận được hình như của Việt?

A. 6 hình

B. 12 hình

C. 15 hình

D. 16 hình

b) Nếu mỗi hình lập phương nhỏ có cạnh 2 cm thì thể tích hình của Việt là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?

A. 27 cm3

B. 54 cm3

C. 108 cm3

D. 216 cm3

Lời giải

a) Đáp án đúng là: C

b) Đáp án đúng là: D

Thể tích mỗi hình lập phương nhỏ là:

2 × 2 × 2 = 8 (cm3)

Thể tích hình của Rô-bốt là:

8 × 27 = 216 (cm3)

Bài 3 trang 50 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Ngăn trên cùng của tủ sách có dạng hình lập phương cạnh 3 dm.

a) Tính thể tích của ngăn tủ đó.

b) Mai đã xếp một hộp quà có dạng hình lập phương cạnh 20 cm vào trong ngăn tủ. Tính thể tích phần còn trống trong ngăn tủ đó.

Lời giải

Bài giải

a) Thể tích ngăn tủ là:

3 × 3 × 3 = 27 (dm3)

Đổi 27 dm3 = 27 000 cm3

b) Thể tích hộp quà là:

20 × 20 × 20 = 8 000 (cm3)

Thể tích còn trống là:

27 000 – 8 000 = 19 000 (cm3)

Đáp số: a) 27 000 cm3

b) 19 000 cm3

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 51 Tập 2

Bài 4 trang 51 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Nam có một bình đựng 19 l nước và một số hộp nhựa dạng hình lập phương cạnh 20 cm. Hỏi với lượng nước trong bình thì Nam có thể đổ đầy nhiều nhất bao nhiêu hộp nhựa như vậy? Biết 1 l = 1 dm3.

Lời giải

Thể tích nước trong mỗi hộp nhựa là:

20 × 20 × 20 = 8 000 (cm3)

Đổi: 19 l = 19 dm3

8 000 cm3 = 8 dm3

Số hộp nhựa được đổ đầy nước là:

19 : 8 = 2 (hộp) (dư 3 dm3)

Đáp số: 2 hộp nhựa

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 51, 52 Bài 53 Tiết 2

Bài 1 trang 51 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Hoàn thành bảng sau:

Hình lập phương

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

Thể tích của hình lập phương

Lời giải

Hình lập phương

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

Thể tích của hình lập phương

512 cm3

32,768 m3

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 52 Tập 2

Bài 2 trang 52 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Ghế ngồi của Rô-bốt là một chiếc hộp đựng đồ có dạng hình lập phương cạnh 40 cm. Thể tích của chiếc ghế đó là:

A. 1 600 cm3

B. 16 dm3

C. 6 400 cm3

D. 64 dm3

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Thể tích ghế ngồi của Rô-bốt là: 40 × 40 × 40 = 64 000 cm3 = 64 dm3

Bài 3 trang 52 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

a) Các khối dưới đây được ghép bởi các hình lập phương nhỏ như nhau.

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

Trong các khối trên, 2 khối ghép với nhau để được hình lập phương là ………

b) Biết mỗi hình lập phương nhỏ trong hình trên có cạnh 0,5 dm. Thể tích của hình lập phương lớn ghép được ở câu a là ……………………………………

Lời giải

a) Trong các khối trên, 2 khối ghép với nhau để được hình lập phương là A và D.

b) Trong hình A có: 9 × 3 = 27 (hình)

Thể tích hình lập phương nhỏ là:

0,5 × 0,5 × 0,5 = 0,125 (dm3)

Thể tích hình lập phương lớn là:

0,125 × 27 = 3,375 (dm3)

Đáp số: 3,375 dm3

Bài 4 trang 52 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Biết lượng nước trong bình A vừa đủ để đổ đầy bình B.

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 53: Thể tích của hình lập phương

Tính chiều cao của lượng nước chứa trong bình A.

Lời giải

Bài giải

Thể tích bình B là:

20 × 20 × 20 = 8 000 (cm3)

Chiều cao lượng nước chứa trong bình A là:

8 000 : 25 : 20 = 16 (cm)

Đáp số: 16 cm

Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thể tích hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Lý thuyết & 15 bài tập Thể tích hình lập phương lớp 5 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Thể tích hình lập phương lớp 5.

Thể tích hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

I. Lý thuyết

Muốn tính thể tích hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh (cùng một đơn vị đo)

Thể tích hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

V = a × a × a

Trong đó: V là thể tích của hình

a là độ dài cạnh hình lập phương

Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương cạnh 4 cm.

Thể tích hình lập phương đó là:

4 × 4 × 4 = 64 (cm3)

Đáp số: 64 cm3

II. Bài tập minh họa

Bài 1. Tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh a:

a) a = 3 cm

b) a = 3,5 dm

c) a = 23m

d) a = 0,9 m

Hướng dẫn giải:

a)

Thể tích hình lập phương đó là: 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)

b)

Thể tích hình lập phương đó là: 3,5 × 3,5 × 3,5 = 42,875 (dm3)

c)

Thể tích hình lập phương đó là: 23 × 23 × 23 = 827 (m3)

d)

Thể tích hình lập phương đó là: 0,9 × 0,9 × 0,9 = 0,729 (m3)

Bài 2. Hoàn thành bảng sau:

Hình lập phương

A

B

C

D

Độ dài cạnh

3 m

2,5 m

Diện tích một mặt

16 cm2

Diện tích toàn phần

600 dm2

Thể tích

Hướng dẫn giải:

Hình lập phương

A

B

C

D

Độ dài cạnh

3 m

4 cm

10 dm

2,5 m

Diện tích một mặt

9 m2

16 cm2

100 dm2

6,25 m2

Diện tích toàn phần

54 m2

96 cm2

600 dm2

37,5 m2

Thể tích

27 m3

64 cm3

1 000 dm3

15,625 m3

Bài 3. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 8 m, chiều cao 6 m. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng kích thước của hình hộp chữ nhật. Tính thể tích của hình lập phương đó.

Hướng dẫn giải:

Hình lập phương đó có cạnh là:

(10 + 8 + 6) : 3 = 8 (m)

Thể tích của hình lập phương đó là:

8 × 8 × 8 = 512 (m3)

Đáp số: 512 m3

Bài 4. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 0,6 m. Mỗi đề-xi-mét của khối kim loại cân nặng 12 kg. Hỏi khối kim loại đó cân năng bao nhiêu ki-lô-gam?

Hướng dẫn giải:

Thể tích của khối kim loại đó là:

0,6 × 0,6 × 0,6 = 0,216 (m3)

Đổi: 0,216 m3 = 216 dm3

Cân nặng của khối kim loại đó là:

216 × 12 = 2 592 (kg)

Đáp số: 2 592 kg

Bài 5. Một bể nước hình lập phương cạnh 1 m. Số nước chứa trong bể bằng 25 thể tích bể. Người ta đổ các thùng nước vào bể, mỗi thùng chứa 30 lít nước. Hỏi cần phải đổ bao nhiêu thùng nước nữa thì đầy bể?

Hướng dẫn giải:

Thể tích của bể nước là:

1 × 1 × 1 = 1 (m3)

Đổi: 1 m3 = 1 000 dm3

Lượng nước có trong bể là:

1 000 x 25 = 400 (dm3)

Lượng nước cần đổ thêm để đầy bể là:

1 000 – 400 = 600 (dm3)

Cần phải đổ số thùng nước thì đầy bể là:

600 : 30 = 20 (thùng)

Đáp số: 20 thùng

III. Bài tập vận dụng

Bài 1. Tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh a:

a) a = 5 cm

b) a = 4,9 dm

c) a = 13 m

Bài 2. Hoàn thành bảng sau:

Hình lập phương

A

B

C

D

Độ dài cạnh

0,5 cm

Diện tích một mặt

0,16 m2

6 dm2

Diện tích toàn phần

6 dm2

Thể tích

Bài 3. Hình lập phương có diện tích một mặt bằng 36 dm2. Vậy thể tích của hình lập phương đó là: ………….. dm3

Bài 4. Tính thể tích của các đồ vật có dạng hình lập phương sau:

Thể tích hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Bài 5. Thể tích của khối lập phương tăng bao nhiêu lần nếu cạnh của khối lập phương đó tăng lên 2 lần?

Bài 6. Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 0,96 m2. Vậy thể tích của hình lập phương đó là: ………….. dm3

Bài 7. Hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 dm, chiều rộng 20 dm, chiều cao 10 dm. Biết diện tích một mặt của hình lập phương bằng diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Tính thể tích của hình lập phương.

Bài 8. Một bể thủy tinh chứa đầy nước hình lập phương cạnh 0,8 m. Người ta bỏ vào thùng một khối sắt hình lập phương cạnh 0,2 m thì nước trào ra.

a) Hỏi lượng nước trong bể bị trào ra là bao nhiêu lít?

b) Sau đó người ta lấy khối sắt ra thì mực nước trong thùng cao bao nhiêu?

Bài 9. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 20 cm. Người ta cắt đi một phần gỗ có dạng hình lập phương cạnh 5 cm.

a) Tính thể tích phần gỗ còn lại.

b) Biết mỗi xăng-ti-mét khối loại gỗ này nặng 0,8 g. Hỏi phần gỗ còn lại nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 10. Thể tích khối lập phương bằng 8 thì diện tích toàn phần của hình lập phương đó bằng bao nhiêu?

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:

15 Bài tập trắc nghiệm Thể tích của hình lập phương lớp 5 (có lời giải)

Với 15 bài tập trắc nghiệm Thể tích của hình lập phương Toán lớp 5 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán lớp 5.

15 Bài tập trắc nghiệm Thể tích của hình lập phương lớp 5 (có lời giải)

Câu 1. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Thể tích của hình lập phương cạnh bằng b là:

A. (b + b) × 6         

B. b × 4                   

C. b × 6

D. b × b × b

Câu 2. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Một khối kim loại dạng hình lập phương có cạnh là 12 cm. Vậy thể tích của khối kim loại đó là:

A. 1 728 dm3          

B. 144 cm3

C. 1 728 cm3

D. 144 dm3

Câu 3. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Một hộp quà dạng hình lập phương có chu vi đáy bằng 8 dm. Vậy thể tích của hộp quà đó là:

A. 64 dm3               

B. 8 dm3

C. 80 dm3                   

D. 125 dm3

Câu 4. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

An muốn xếp các khối ru-bích có cạnh là 8 cm vào một hộp giấy dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài là 32 cm, chiều rộng là 24 cm và chiều cao là 16 cm. Vậy An xếp được nhiều nhất số khối ru-bích là:

A. 96 khối

B. 48 khối               

C. 24 khối                  

D. 12 khối

Câu 5. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Một khối rubik có dạng hình lập phương cạnh 0,6 dm. Thể tích khối rubik đó là:

A. 0,216 dm3          

B. 0,36 dm3

C. 0,216 cm3

D. 0,36 cm3

Câu 6. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Hòa làm một cái tháp từ 3 khối lập phương có cạnh 4 cm. Thể tích cái tháp là:

A. 64 cm3

B. 21,3 cm3

C. 192 cm3

D. 129 cm3

Câu 7. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Hoa chuẩn bị một hộp quà dạng hình lập phương. Biết rằng chu vi một mặt là 30 cm. Cạnh của hình lập phương có độ dài là:

A. 15 cm                

B. 7,5 cm                

C. 5 cm

D. 5,7 cm

Câu 8. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Thể tích của hộp quà hình lập phương có chu vi một mặt bằng 30 cm là:

A. 56,25 cm3          

B. 225 cm3

C. 421,875 cm3          

D. 185,193 cm3

Câu 9. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Thể tích hình lập phương có diện tích một mặt bằng 16 cm2 là:

A. 64 cm3               

B. 34 cm3                

C. 58 cm3                   

D. 48 cm3

Câu 10. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Một khối kim loại hình lập phương có độ dài cạnh là 0,5 m. Thể tích của khối kim loại đó là …dm3. Số cần điền là:

A. 0,125

B. 125                     

C. 0,25

D. 250

Câu 11. Điền số thích hợp vào ô trống

Độ dài cạnh hình lập phương

20 dm

16 cm

0,4 m

Thể tích hình lập phương

..... dm3

..... cm3

..... m3

 Câu 12. Đúng ghi Đ, Sai ghi S:

a) Cho hình lập phương có V là thể tích, cạnh bằng a. Khi đó: V = a + a + a

 

b) Muốn tính thể tích của hình lập phương: Ta tính tổng hai kích thước bằng nhau (bằng độ dài một cạnh) rồi nhân với 2.

 

Câu 13. Điền số thích hợp vào ô trống

Một khối thạch cao dạng hình lập phương có cạnh là 28 cm. Người ta cắt đi một phần thạch cao dạng hình lập phương có cạnh bằng 12  cạnh của khối thạch cao đó. Vậy thể tích phần thạch cao còn lại là:

Bạn hải đã thực hiện giải bài toán theo các bước:

Bước 1: Thể tích khối thạch cao ban đầu là: 28 × 28 × 28 = 21 952 (cm3)

Bước 2: Thể tích khối thạch cao đã cắt đi là: 21 952 × 12= 10 976 (cm3)

Bước 3: Thể tích phần thạch cao còn lại là: 21 952 – 10 976 = 10 976 (cm3)

Đáp số: 10 976 cm3

Theo em, bạn Hải đã thực hiện giải sai ở bước …

Câu 14. Điền số thích hợp vào ô trống

Việt xếp các 8 khối lập phương nhỏ cạnh 2,1 cm thành một khối lập phương lớn. Vậy thể tích khối lập phương lớn là ........ cm3.

Câu 15. Điền vào chỗ chấm.

Một hộp quà hình lập phương có cạnh dài 30 cm. Người ta xếp vào hộp các khối lập phương nhỏ, mỗi khối lập phương nhỏ có cạnh dài 5 cm. Hỏi có thể xếp bao nhiêu khối lập phương nhỏ vào hộp quà này nếu không để trống chỗ nào?

Bài giải

Thể tích khối lập phương nhỏ là:

..... × ..... × ..... = ..... (cm3)

Thể tích hộp quà là:

..... × ..... × ..... = ..... (cm3)

Số khối lập phương nhỏ xếp vào hộp quà là:

..... : ..... = ..... (khối)

Đáp số: ..... khối

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: