Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Giải Toán 6 | No tags

Mục lục

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 3:

Video Giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 15 Tập 1

Câu hỏi khởi động trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Câu hỏi khởi động trang 15 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Câu hỏi khởi động trang 16 Toán lớp 6 Tập 1: Quãng đường từ Hà Nội đến Huế dài khoảng 658 km. Quãng đường từ Huế đến TP. Hồ Chí Minh dài hơn quãng đường từ Hà Nội đến Huế khoảng 394 km.

Câu hỏi khởi động trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Quãng đường từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh dài khoảng bao nhiêu ki-lô-mét?

Lời giải:

Quãng đường từ Huế đến TP. Hồ Chí Minh dài hơn quãng đường từ Hà Nội đến Huế khoảng 394 km nên quãng đường từ Huế tới TP. Hồ Chí Minh là: 

658 + 394 = 1 052 (km)

Quãng đường từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh dài số ki-lô-mét là:

658 + 1 052 = 1 710 (km)

Vậy quãng đường từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh dài khoảng 1 710 km.

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Hoạt động 1 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Hoạt động 1 trang 15 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Hoạt động 1 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1: Hãy nêu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.

Lời giải:

Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Cụ thể là:

Hoạt động 1 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6.

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Luyện tập 1 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Luyện tập 1 trang 16 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Luyện tập 1 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1: Mẹ An mua cho An một bộ đồng phục học sinh gồm: áo sơ mi giá 125 000 đồng, áo khoác giá 140 000 đồng, quần âu giá 160 000 đồng. Tính số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An.

Lời giải:

Số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An là:

125 000 + 140 000 + 160 000 = 425 000 (đồng)

          Đáp số: 425 000 đồng

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Luyện tập 2 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Luyện tập 2 trang 16 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Luyện tập 2 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số tự nhiên x, biết: 124 + (118 – x) = 217

Lời giải:

Từ 124 + (118 – x) = 217 ta có: 

                 118 – x  = 217 – 124  

                 118 – x  = 93

                            x = 118 – 93 

                            x = 25.

Vậy x = 25. 

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Bài 1 trang 16 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 1 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1: Tính:

a) 127 + 39 + 73;

b) 135 + 360 + 65 + 40;

c) 417 – 17 – 299;

d) 981 – 781 + 29.

Lời giải:

a) 127 + 39 + 73 

= 127 + 73 + 39 (tính chất giao hoán)

= (127 + 73) + 39 (tính chất kết hợp)

= 200 + 39

= 239.

b) 135 + 360 + 65 + 40 

= 135 + 65 + 360 + 40 (tính chất giao hoán)

= (135 + 65) + (360 + 40) (tính chất kết hợp)

= 200 + 400

= 600. 

c) 417 – 17 – 299 

= (417 – 17) – 299 (tính chất kết hợp)

= 400 – 299

= 101.

d) 981 – 781 + 29 

= (981 – 781) + 29 (tính chất kết hợp)

= 200 + 29

= 229.

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Bài 2 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Bài 2 trang 16 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 2 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1: Có thể tính nhẩm tổng bằng cách tách một số hạng thành tổng của hai số hạng khác.

Ví dụ: 89 + 35 = 89 + (11 + 24) = (89 + 11) + 24 = 100 + 24 = 124.

Hãy tính nhẩm:

a) 79 + 65;

b) 996 + 45;

c) 37 + 198;

d) 3 492 + 319.

Lời giải:

a) 79 + 65 = 79 + (21 + 44) = (79 + 21) + 44 = 100 + 44 = 144.

Hoặc ta có thể làm cách khác như sau:

79 + 65 = (44 + 35) + 65 = 44 + (35 + 65) = 44 + 100 = 144.

b) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041.

c) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235.

d) 3 492 + 319 = 3 492 + (8 + 311) = (3 492 + 8) + 311 = 3 500 + 311 = 3 811. 

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Bài 3 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Bài 3 trang 17 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 3 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: Có thể tính nhẩm hiệu bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp.

Ví dụ: 427 – 98 = (427 + 2) – (98 + 2) = 429 – 100 = 329

Hãy tính nhẩm:

a) 321 – 96;

b) 1 454 – 997;

c) 561 – 195;

d) 2 572 – 994.

Lời giải:

a) 321 – 96 = (321 + 4) – (96 + 4) = 325 – 100 = 225.

b) 1 454 –  997 = (1 454 + 3) – (997 + 3) = 1 457 – 1 000 = 457.

c) 561 – 195 = (561 + 5) – (195 + 5) = 566 – 200 = 366.

d) 2 572 – 994 = (2 572 + 6) – (994 + 6) = 2 578 – 1000 = 1 578.

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Bài 4 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Bài 4 trang 17 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 4 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội – Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:

Bài 4 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

a) Hãy tính quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải phòng.

b) Hãy tính thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương; từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng.

c) Tàu dừng bao lâu ở ga Hải Dương? Ở ga Phú Thái?

d) Tính thời gian tàu thực chạy trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng.

Lời giải:

a) Quan sát bảng trên ta thấy ở cột ga Gia Lâm hàng quãng đường ghi là 5 km, cột ga Hải Dương hàng quãng đường ghi là 57 km, cột ga Hải Phòng hàng quãng đường ghi là 102 km.

Do đó ta có:

+ Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương là:

57 – 5 = 52 (km) 

+ Quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng là: 

102 – 57 = 45 (km).

Vậy quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương là 52 km và quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng là 45 km.

b) Để tính thời gian đi của tàu từ ga này đến ga khác, ta lấy thời gian đến trừ đi thời gian đi. 

Quan sát bảng đã cho ta thấy, ở cột ga Hà Nội hàng giờ đi ghi là 06:00 hay 6 giờ, ở cột ga Hải Dương hàng giờ đến là 07:15 hay 7 giờ 15 phút, ở cột ga Hải Phòng hàng giờ đến là 08:25 hay 8 giờ 25 phút. 

Khi đó ta có

+ Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương là: 

7 giờ 15 phút – 6 giờ = 1 giờ 15 phút

+ Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng là: 

8 giờ 25 phút – 6 giờ = 2 giờ 25 phút

Vậy thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương là 1 giờ 15 phút, thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng là 2 giờ 25 phút. 

c) Thời gian tàu dừng tại ga là khoảng thời gian giữa giờ đến và giờ đi tại ga đó.

Do đó:

+ Thời gian tàu dừng ở ga Hải Dương là: 

7 giờ 20 phút – 7 giờ 15 phút = 5 phút

+ Thời gian tàu dừng ở ga Phú Thái là: 

7 giờ 48 phút – 7 giờ 46 phút = 2 phút

Vậy tàu dừng 5 phút ở ga Hải Dương và dừng 2 phút ở ga Phú Thái.

d) Tính thời gian thực chạy của tàu, tức là không tính thời gian nghỉ tại ga của tàu (khoảng thời gian giữa giờ đến và giờ đi tại một ga). 

Thời gian tàu đi (kể cả thời gian dừng tại mỗi ga) từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là: 

8 giờ 25 phút – 6 giờ 16 phút = 2 giờ 9 phút

Đi từ Gia Lâm đến Hải Phòng, tàu đi qua và dừng nghỉ tại các ga: Cẩm Giàng; Hải Dương; Phú Thái; Thượng Lý.

Ở ga Cẩm Giàng tàu dừng: 6 giờ 56 phút – 6 giờ 54 phút = 2 phút

Ở ga Hải Dương tàu dừng 5 phút (theo câu c)

Ở ga Phú Thái tàu dừng 2 phút (theo câu c)

Ở ga Thượng Lý tàu dừng: 8 giờ 15 phút – 8 giờ 13 phút = 2 phút

Do đó tổng thời gian dừng nghỉ của tàu khi đi từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là: 

2 phút + 5 phút + 2 phút + 2 phút = 11 phút

Thời gian thực chạy của tàu trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là:

2 giờ 9 phút – 11 phút = 1 giờ 58 phút

Vậy thời gian thực chạy của tàu trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là 1 giờ 58 phút. 

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Bài 5 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Bài 5 trang 17 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 5 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: Một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh cần nhiều nước. Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi mỗi ngày khoảng: 450 ml qua da (mồ hôi), 550ml qua hít thở, 150 ml qua đại tiện, 350ml qua trao đổi chất, 1 500ml qua tiểu tiện.

a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mấy đi trong một ngày khoảng bao nhiêu?

b) Qua việc ăn uống, mỗi ngày cơ thể hấp thụ được khoảng 1 000 ml nước. Một người trưởng thành cần phải uống thêm khoảng bao nhiêu nước để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày?

Lời giải:

a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mấy đi trong một ngày khoảng:

450 + 550 + 150 + 350 + 1 500 = 3 000 (ml nước)

b) Lượng nước một người thành cần phải uống thêm để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày là:

3 000 – 1 000 = 2 000 (ml nước)

Đáp số: a) 3 000 ml nước

              b) 2 000 ml nước. 

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Bài 6 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Video Giải Bài 6 trang 17 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 6 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: Sử dụng máy tính cầm tay

Nút dấu cộng: Bài 6 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6; nút dấu trừ: Bài 6 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Bài 6 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Dùng máy tính cầm tay để tính:

a) 1 234 + 567

b) 413 – 256

c) 654 – 450 – 74

Lời giải:

Sử dụng máy tính cần tay ta tính được:

a) 1 234 + 567 = 1 801; 

b) 413 – 256 = 157;

c) 654 – 450 – 74 = 130. 

Lời giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay, chi tiết khác:

Sách bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên - Cánh diều

Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên - Cánh diều

Với giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 6.

Vở bài tập Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên - Cánh diều

Với giải vở bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VBT Toán 6 Bài 3.

Giải vở bài tập Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên - Cánh diều

I. Kiến thức trọng tâm

Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.

Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

I. Phép cộng

1. Phép cộng hai số tự nhiên

a + b = c

        (số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34

2. Tính chất của phép cộng các số tự nhiên

+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0. 

Tính chất

Phát biểu

Kí hiệu

Giao hoán

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 

a + b = b + a

Kết hợp


Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.


(a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0 

Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. 

a + 0 = 0 + a = a

+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c). 

Ví dụ: Tính: 65 + 97 + 35 

Lời giải:

   65 + 97 + 35 

= 65 + 35 + 97       (tính chất giao hoán)

= (65 + 35) + 97    (tính chất kết hợp)

= 100 + 97 

= 197 

II. Phép trừ

1. Phép trừ hai số tự nhiên

         a – b = c     (a  # b)

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

Ví dụ: 12 – 7 = 5; 23 – 3 = 20 

 2. Lưu ý

+ Nếu a – b = c thì a = b + c và b = a – c. 

+ Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.

Ví dụ: Tìm số tự nhiên x, biết: 125 + (237 – x) = 257. 

Lời giải:

125 + (237 – x) = 257 

           237 – x   = 257 – 125 

           237 – x   = 132

                     x    = 237 – 132 

                     x   = 105

Vậy x = 105. 

Bài tập Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Bài 1: Tính:

a) 126 + 49 + 74 + 51;

b)  515 – 15 – 219.

Lời giải:

a) 126 + 49 + 74 + 51 

= 126 + 74 + 49 + 51                 (tính chất giao hoán)

= (126 + 74) + (49 + 51)            (tính chất kết hợp)

= 200 + 100

= 300

b) 515 – 15 – 219 

= (515 – 15) – 219 

= 500 – 219 

= 281 

Bài 2: Nga đi nhà sách mua đồ dùng học tập. Nga mua sách giáo khoa hết 50 000 đồng, mua truyện tranh hết 20 000 đồng, mua bút hết 15 000 đồng. 

a) Hỏi Nga phải trả tất cả bao nhiêu tiền?

b) Nếu Nga đưa cho người bán hàng 100 000 đồng, thì Nga được trả lại bao nhiêu tiền?

Lời giải:

a) Nga mua sách giáo khoa hết 50 000 đồng, mua truyện tranh hết 20 000 đồng, mua bút hết 15 000 đồng. 

Tổng số tiền Nga phải trả là:

50 000 + 20 000 + 15 000 = 85 000 (đồng)

b) Vì số tiền Nga phải trả là 85 000 đồng và Nga đưa cho người bán hàng là 100 000 đồng nên Nga được trả lại số tiền là: 

100 000 – 85 000 = 15 000 (đồng)

Đáp số: a) 85 000 đồng;

                    b) 100 000 đồng.

Học tốt Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Các bài học để học tốt Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên Toán lớp 6 hay khác:

Bài tập trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (có đáp án) - Toán lớp 6 Cánh diều

Với 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.

Bài tập trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (có đáp án) - Toán lớp 6 Cánh diều

I. Nhận biết 

Câu 1. Tính nhanh tổng 53 + 25 + 47 + 75?

A. 200     

B. 201     

C. 300     

D. 100

Câu 2: Kết quả của phép tính: 2 346 + 3 457 là

A. 5 703

B. 5 803 

C. 5 793 

D. 5 903 

Câu 3: Phép tính x – 4 thực hiện được trong tập số tự nhiên khi:

A. x > 4 

B. x ≥ 4 

C. x = 3

D. x < 4 

Câu 4: Cho phép trừ: 367 – 59, chọn kết luận đúng.

A. 367 là số trừ 

B. 59 là số bị trừ 

C. 59 là hiệu 

D. 367 là số bị trừ

Câu 5: Kết quả của phép trừ 23 456 – 14 267 là:

A. 9 189 

B. 9 198 

C. 10 198 

D. 10 928

Câu 6: Kết quả của phép tính 117 + 39 + 83 là:

A. 339 

B. 239 

C. 139 

D. 439 

Câu 7: Cho phép tính: 2 342 + 123 = 2 465. Chọn câu sai:

A. 2 342 được gọi là số hạng 

B. 123 được gọi là số hạng

C. 2 465 là tổng

D. 2 342 gọi là tổng 

Câu 8: Một số tự nhiên a bất kì cộng với số 0 thì:

A. bằng a

B. bằng a + 1 

C. bằng a – 1 

D. bằng a + 2

Câu 9: Kết quả của phép tính 418 – 18 – 100 là:

A. 200

B. 300

C. 400

D. 100

Câu 10: Hiệu của số 12 300 và 1 200 là:

A. 11 100

B. 11 111

C. 1 100

D. 12 100

II. Thông hiểu

Câu 1: Tìm số tự nhiên x, biết: x + 125 = 145 + 126. 

A. x = 125 

B.  x = 126 

C. x = 271 

D. x = 146

Câu 2: Số thích hợp điền vào dấu * thỏa mãn:

22 456 + * = 4 567 + 22 456 

A. 22 456 

B. 4 567

C. 17 889 

D. 4 765

Câu 3: Tìm số tự nhiên x, biết: x – 124 = 567. 

A. x = 691

B. x = 443

C. x = 961 

D. x = 434

Câu 4: Số tự nhiên x thỏa mãn 124 + (118 – x) = 125 là:

A. x = 1

B. x = 367

C. x = 117

D. x = 119

Câu 5: Kết quả của phép tính 781 – 381 + 28 là

A. 328

B. 428

C. 528

D. 628 

III. Vận dụng

Câu 1: Mẹ Hoa mua đồ dùng học tập cho Hoa gồm: một tập vở giá 100 000 đồng, một hộp bút bi giá 60 000 đồng, bộ thước kẻ hết 15 000 đồng. Mẹ Hoa đưa cho người bán hàng một tờ tiền mệnh giá 200 000 đồng. Hỏi người bán hàng cần phải trả lại mẹ Hoa bao nhiêu tiền?

A. 15 000 đồng

B. 25 000 đồng

C. 35 000 đồng

D. 45 000 đồng

Câu 2: Tính tổng 215 + 217 + 219 + 221 + 223 được kết quả là: 

A. 1 095

B. 995 

C. 1 000 

D. 1 085

Câu 3: Cho phép tính: 

Bài tập trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (có đáp án) | Toán lớp 6 Cánh diều

Chữ số thích hợp điền vào dấu ? để được phép tính đúng là:

A. 1

B.

C. 3

D. 4

Câu 4: Kết quả của tổng 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + … + 19 có chữ số tận cùng là:

A. 9

B. 7

C.

D. 0

Câu 5: Thời gian học buổi sáng ở trường của Minh bắt đầu từ 8 giờ. Hôm nay, thứ Năm lớp Minh học 4 tiết, mỗi tiết dài 45 phút. Hỏi Minh tan học buổi sáng thứ Năm lúc mấy giờ, biết rằng, sau mỗi tiết học thì được nghỉ giải lao 5 phút, riêng sau tiết học thứ 2 được nghỉ giải lao 10 phút. 

A. 11 giờ

B. 11 giờ 15 phút

C. 11 giờ 20 phút

D. 11 giờ 25 phút

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: