Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Giải Toán 6 | No tags

Mục lục

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 6:

Video Giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 26 Tập 1

Câu hỏi khởi động trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Câu hỏi khởi động trang 26 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Câu hỏi khởi động trang 26 Toán lớp 6 Tập 1: Khi tính giá trị của một biểu thức, ta không được làm tùy tiện mà phải tính theo đúng quy ước thứ tự thực hiện các phép tính.

Câu hỏi khởi động trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Lời giải:

Khi tính giá trị của một biểu thức, ta không được làm tùy tiện mà phải tính theo đúng quy ước thứ tự thực hiện các phép tính.

Vậy qua bài thứ tự thực hiện các phép tính, ta thấy khi thực hiện phép tính có phép nhân và phép cộng, ta thực hiện phép nhân trước.

Khi đó ta thực hiện phép tính: 3 + 4 x 2 = 3 + 8 = 11

Vậy bạn nữ làm đúng và bạn nam làm sai (vì bạn nam không tuân thủ thứ tự thực hiện phép tính).

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Hoạt động 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Hoạt động 1 trang 26 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Hoạt động 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1: Hai bạn Lan và Y Đam San tính giá trị của biểu thức 100 : 10 . 2 như sau:

Bạn:  Hoạt động 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

100 : 10 . 2

= 10 . 2 

= 20

Bạn: Hoạt động 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

100 : 10 . 2

= 100 : 20

= 5

Hỏi bạn nào làm đúng?

Lời giải:

Quan sát cách làm của hai bạn Lan và Y Đam San, ta thấy 

+) Bạn Y Đam San thực hiện phép tính từ trái sang phải

+) Bạn Lan thực hiện từ phải sang trái

Mà chúng ta đã được học ở Tiểu học, khi thực hiện phép tính chỉ có phép nhân và chia, chúng ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải. 

Vậy bạn Y Đam San làm đúng, còn bạn Lan làm sai.

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Luyện tập 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Luyện tập 1 trang 26 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Luyện tập 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) 507 – 159 – 59

b) 180 : 6 : 3

Lời giải:

a) 507 – 159 – 59 = 348 – 59 = 289. (Biểu thức chỉ chứa phép trừ nên ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải)

b) 180 : 6 : 3 = 30 : 3 = 10. (Biểu thức chỉ chứa phép chia nên ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải)

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Hoạt động 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Hoạt động 2 trang 27 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Hoạt động 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1: Hai bạn A Lềnh và Su Ni tính giá trị của biểu thức 28 – 4. 3 như sau:

Bạn:  Hoạt động 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

28 – 4 . 3

= 24 . 3

= 72

Bạn: Hoạt động 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

28 – 4 . 3 

= 28 – 12

= 16

Hỏi bạn nào làm đúng?

Lời giải:

Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.

Do đó bạn Su Ni làm đúng và bạn A Lềnh làm sai. 

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Luyện tập 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Luyện tập 2 trang 27 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Luyện tập 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức: 18 – 4 . 3 : 6 + 12.

Lời giải:

Ta có: 18 – 4 . 3 : 6 + 12 

= 18 – 12 : 6 + 12     

= 18 – 2 + 12 

= 16 + 12 = 28 

(Áp dụng theo thứ tự thực hiện phép tính)

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Hoạt động 3 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Hoạt động 3 trang 27 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Hoạt động 3 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1: Ba bạn H’Maryam (đọc là Hơ Ma-ri-am), Đức và Phương tính giá trị của biểu thức 5 + 2.32  như sau:

Bạn  Hoạt động 3 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

 5 + 2.32

= 7.32

= 7.9 = 63

Bạn Hoạt động 3 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

 5+2.32

= 5 + 62

= 112 = 121

Bạn Hoạt động 3 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

 5 + 2.32

= 5 + 2.9

= 5 + 18 = 23

Hỏi bạn nào làm đúng?

Lời giải:

Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thưc hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

Vậy bạn Phương thực hiện đúng.

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Luyện tập 3 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Luyện tập 3 trang 27 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Luyện tập 3 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức: 43 : 8.32-52+ 9 .

Lời giải:

Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thưc hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

Ta có: 43 : 8 . 32– 52 + 9 

= 64 : 8 . 9 – 25 + 9 

= 8 . 9 – 25 + 9 

= 72 – 25 + 9 

= 47 + 9 = 56. 

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Hoạt động 4 trang 28 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Hoạt động 4 trang 28 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Hoạt động 4 trang 28 Toán lớp 6 Tập 1: Hai bạn A Lềnh và Su Ni tính giá trị của biểu thức (30 + 5) : 5 như sau:

Bạn  Hoạt động 4 trang 28 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

(30 + 5) : 5

= 35 : 5

= 7

Bạn Hoạt động 4 trang 28 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

(30 + 5) : 5

= 30 + 1

= 31

Hỏi bạn nào làm đúng?

Lời giải:

Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

Do đó bạn Su Ni làm sai và bạn A Lềnh làm đúng. 

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Luyện tập 4 trang 28 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Luyện tập 4 trang 28 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Luyện tập 4 trang 28 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức: 15 + (39 : 3 – 8) . 4.

Lời giải:

Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

Ta có: 

15 + (39 : 3 – 8) . 4

= 15 + (13 – 8) . 4 

= 15 + 5 . 4 

= 15 + 20 = 35. 

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Hoạt động 5 trang 28 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Hoạt động 5 trang 28 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Hoạt động 5 trang 28 Toán lớp 6 Tập 1: Thầy giáo hướng dẫn học sinh tính giá trị của biểu thức

180 : {9 + 3 . [30 – (5 – 2)]} như sau:

180 : {9 + 3 . [30 – (5 – 2)]} =180 : {9 + 3 . [30 – 3]}

                                              = 180 : {9 + 3 . 27}

                                              = 180 : {9 + 81}

                                              = 180 : 90 

                                               = 2

Quan sát các bước làm của thầy giáo và nhận xét thứ tự thực hiện các phép tính.

Lời giải:

Quan sát các bước làm của thầy giáo, ta thấy

Trong biểu thức chứa các dấu ngoặc ( ), [ ], { } thì thầy thực hiện theo thứ tự các phép tính trong ngoặc như sau: ( ) → [ ] → { } (trong ngoặc tròn trước, rồi đến ngoặc vuông và cuối cùng là ngoặc nhọn).

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Luyện tập 5 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Luyện tập 5 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Luyện tập 5 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức: 35 – {5 .[(16 + 12) : 4 + 3] – 2 . 10}.

Lời giải:

Áp dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện phép tính, ta có: 

   35 – {5 . [(16 + 12) : 4 + 3] – 2 . 10}

= 35 – {5 . [28 : 4 + 3] – 2 . 10}

= 35 – [5 . (7 + 3) – 2 . 10]

= 35 – (5 . 10 – 2 . 10)

= 35 – (50 – 20) 

= 35 – 30 = 5. 

Chú ý: Khi thực hiện các phép tính, sau khi thực hiện xong trong ngoặc thì ta có thể thay hoặc không thay dấu ngoặc thành dấu ngoặc nhỏ hơn, chẳng hạn:

Khi tính phép tính 2 . [2 + (3 + 3)] ta có thể trình bày như sau:

Cách 1: 2 . [2 + (3 + 3)] = 2 . [2 + 6] = 2 . 8 = 16

Cách 2: 2 . [2 + (3 + 3)] = 2 . (2 + 6) = 2 . 8 = 16.

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 1 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 1 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) 2 370 – 179 + 21;

b) 100 : 5 . 4;

c) 396 : 18 : 2.

Lời giải:

a) 2 370 – 179 + 21 

= 2 191 + 21 

= 2 212. 

b) 100 : 5 . 4

= 20 . 4 

= 80.

c) 396 : 18 : 2 

= 22 : 2 = 11.

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 2 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 2 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 2 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) 143 – 12 . 5;

b) 27 . 8 – 6 : 3;

c) 36 – 12 : 4 . 3 + 17.

Lời giải:

a) 143 – 12 . 5 

= 143 – 60 = 83.

b) 27 . 8 – 6 : 3 

= 216 – 2 = 214.

c) 36 – 12 : 4 . 3 + 17 

= 36 – 3 . 3 + 17 

= 36 – 9 + 17 

= 27 + 17 = 44.  

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 3 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 3 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 3 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) 32 . 53 + 92

b) 83 : 42 – 52

c) 33 . 92 – 52 . 9 + 18 : 6.

Lời giải:

a) 32 . 53 + 92 

= 9 . 125 + 81 

= 1 125 + 81 = 1206.

b) 83 : 42 – 52 

= 512 : 16 – 25

= 32 – 25 = 7.

c) 33 . 92 – 52 . 9 + 18 : 6

= 27 . 81 – 25 . 9 + 3

= 2 187 – 225 + 3

= 1 962 + 3 = 1 965.

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 4 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 4 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 4 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) 32 – 6 . (8 – 23) + 18;

b) (3 . 5 – 9)3 . (1 + 2 . 3)2 + 42.

Lời giải:

a) 32 – 6 . (8 – 23) + 18 

= 32 – 6 . ( 8 – 8) + 18 

= 32 – 6 . 0 + 18 

= 32 – 0 + 18 

= 32 + 18 = 50. 

b) (3 . 5  – 9)3 . (1 + 2 . 3)2 + 42 

= (15 – 9)3 . (1 + 6)2 + 16 

= 63 . 72 + 16

= 216 . 49 + 16

= 10 584 + 16 

= 10 600. 

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 5 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 5 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 5 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) 9 234 : [3 . 3 . (1 + 83)];

b) 76 – {2 . [2 . 52 – (31 – 2 . 3)]} + 3 . 25.

Lời giải:

a) 9 234 : [3 . 3 . (1 + 83)]

= 9 234 : [3 . 3 . (1 + 512)]

= 9 234 : (3 . 3 . 513)

= 9 234 : (9 . 513)

= 9 234 : 4 617

= 2.

b) 76 – {2 . [2 . 52 – (31 – 2 . 3)]} + 3 . 25

= 76 – {2 . [2 . 25 – (31 – 6)]} + 3 . 25 

= 76 – [2 . (2. 25 – 25)] + 3 . 25

= 76 – [2 . (50 – 25)] + 3. 25

= 76 – (2 . 25) + 3. 25 

= 76 – 50 + 75 

= 26 + 75 = 101.

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 6 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 6 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 6 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Trên 1 cm2 mặt lá có khoảng 30 000 lỗ khí. (Nguồn: Sinh học 6, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010). Tính tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2.

Lời giải:

Bài toán này chúng ta có thể giải theo các cách sau đây:

Cách 1. 

Trên 1 cm2 mặt lá có khoảng 30 000 lỗ khí.

Do đó, số lỗ khí trên chiếc lá có diện tích 7 cm2 là: 

30 000 . 7 = 210 000 (lỗ khí)

Số lỗ khí trên chiếc lá có diện tích 15 cm2 là: 

30 000 . 15 = 450 000 (lỗ khí)

Tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2 là: 

210 000 + 450 000 = 660 000 (lỗ khí)

Vậy tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2 là 660 000 lỗ khí. 

Cách 2. 

Tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2.

30 000 . (7 + 15) = 660 000 (lỗ khí).

Vậy tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2 là 660 000 lỗ khí. 

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 7 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 7 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 7 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Anh Sơn vào siêu thị mua 2 chiếc áo phông giá 125 000 đồng/chiếc; 3 chiếc quần soóc giá 95 000 đồng/chiếc; 5 chiếc khăn mặt giá 17 000 đồng/chiếc. Anh đã trả bằng hai phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 100 000 đồng. Anh Sơn còn phải trả thêm bao nhiêu tiền?

Lời giải:

Bài toán này chúng ta có thể giải theo các cách sau đây:

Cách 1. 

Anh Sơn mua 2 chiếc áo phông hết số tiền là: 

125 000 . 2 = 250 000 (đồng)

Anh Sơn mua 3 chiếc quần soóc hết số tiền là: 

95 000 . 3 = 285 000 (đồng)

Anh Sơn mua 5 chiếc khăn mặt hết số tiền là: 

17 000 . 5 = 85 000 (đồng)

Anh Sơn mua tất cả hết số tiền là:

250 000 + 285 000 + 85 000 = 620 000 (đồng)

Anh Sơn đã trả bằng hai phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 100 000 đồng.

Do đó anh Sơn còn phải trả thêm số tiền là: 

620 000 – 100 000 . 2 = 420 000 (đồng)

Vậy anh Sơn còn phải trả thêm 420 000 đồng. 

Cách 2. (làm gộp)

Tổng số tiền anh Sơn phải trả khi đi mua hàng là:

125 000 . 2 +  95 000 . 3 + 17 000 . 5  = 620 000 (đồng)

Anh Sơn đã trả bằng hai phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 100 000 đồng.

Số tiền anh Sơn phải trả thêm là:

620 000  100 000 . 2 =  420 000 (đồng)

Vậy anh Sơn còn phải trả thêm 420 000 đồng. 

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 8 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 8 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 8 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Cô Hạnh mua 30 quyển vở, 30 chiếc bút bi, hai hộp bút chì mỗi hộp có 12 chiếc. Tổng số tiền cô phải thanh toán là 396 000 đồng. Cô chỉ nhớ giá của một quyển vở là 7 500 đồng, giá của một chiếc bút bi là 2 500 đồng. Hãy tính giúp cô Hạnh xem một chiếc bút chì giá bao nhiêu tiền.

Lời giải:

Số tiền cô Hạnh phải trả để mua 30 quyển vở là:

7 500 . 30 = 225 000 (đồng)

Số tiền cô Hạnh phải trả để mua 30 chiếc bút bi là: 

2 500 . 30 = 75 000 (đồng)

Một hộp bút chì có 12 chiếc nên hai hộp bút chì có số chiếc là: 

12 . 2 = 24 (chiếc)

Số tiền cô Hạnh phải trả để mua hai hộp bút chì là:

396 000 – 225 000 – 75 000 = 96 000 (đồng)

Một chiếc bút chì có giá tiền là: 

96 000 : 24 = 4 000 (đồng)

Vậy một chiếc bút chì có giá là 4 000 đồng.  

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Bài 9 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Video Giải Bài 9 trang 29 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)

Bài 9 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Một trường trung học cơ sở tổ chức cho lớp 6D gồm 40 học sinh đi tham quan học tập ngoại khóa. Toàn bộ chi phí chuyến đi sẽ chia đều cho mỗi học sinh. Đến ngày đi, 4 học sinh của lớp 6D không tham gia được. Vì vậy, mỗi bạn tham gia còn lại phải đóng thêm 25 000 đồng so với dự kiến chi phí ban đầu. Tổng chi phí cho chuyến đi là bao nhiêu?

Lời giải:

Số học sinh đi du lịch là:

40  4 = 36 (học sinh)

Tổng số tiền các bạn phải đóng thêm là: 

25 000 . 36 = 900 000 (đồng)

Số tiền các bạn phải đóng thêm chính là tổng số tiền phải đóng của 4 học sinh không đi, do đó, theo dự kiến, mỗi bạn phải đóng số tiền là: 

900 000 : 4 = 225 000 (đồng)

Tổng chi phí cho chuyến đi là:

225 000 . 40 =  9 000 000 (đồng)

Vậy tổng chi phí cho chuyến đi là 9 000 000 đồng. 

Lời giải Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay, chi tiết khác:

Sách bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính - Cánh diều

Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính - Cánh diều

Với giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 6.

Vở bài tập Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính - Cánh diều

Với giải vở bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VBT Toán 6 Bài 6.

Giải vở bài tập Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính - Cánh diều

I. Kiến thức trọng tâm

Thứ tự thực hiện các phép tính (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.

Thứ tự thực hiện các phép tính (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính

I. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc

+ Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có các phép tính nhân và chia), ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. 

Ví dụ: 

36 : 6 . 3 = 6 . 3 = 18 

49 + 12 – 10 = 61 – 10 = 51

+ Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.

Ví dụ:

18 – 4 . 3 : 6 + 15 = 18 – 12 : 6 + 15 = 18 – 2 + 15 = 16 + 15 = 31

+ Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

Lũy thừa → Nhân, chia → Cộng, trừ

Ví dụ:

43 : 8 . 3 – 52 + 6 

= 64 : 8 . 5 – 25 + 6 

= 8 . 5 – 25 + 6 

= 40 – 25 + 6 

= 15 + 6 

= 21 

II. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc

+ Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

Ví dụ: 

28 + (36 : 3 – 7) . 5 

= 28 + (12 – 7) . 5 

= 28 + 5 . 5 

= 28 + 25 

= 53

+ Nếu biểu thức chứa các dấu ngoặc ( ), [ ], { } thì thứ tự thực hiện các phép tính như sau: ( ) → [ ] → { }

Ví dụ: 

40 + {6 . [(12 + 28) : 4 + 7] – 2 . 5}

= 40 + {6 . [40 : 4 + 7] – 2 . 5}

= 40 + {6 . [10 + 7] – 2 . 5}

= 40 + {6 . 17 – 2 . 5}

= 40 + {102 – 10}

= 40 + 92 

= 132

Bài tập Thứ tự thực hiện các phép tính

Bài 1:Thực hiện phép tính

a) 5 . 22– 18 : 32;     

b) 75 – (3 . 52– 4 . 23);     

c) 50 – {2 + [30 – (5 – 1)22 }.

Lời giải:

a) Ta có: 5 . 22– 18 : 32 = 5 . 4 – 18 : 9 = 20 – 2 = 18.

b) Ta có: 75 – (3 . 52– 4 . 23) = 75 – (3 . 25 – 4 . 8)

     = 75 – (75 – 32) = 75 – 43 = 32.

c) Ta có: 50 – {2 + [30 – (5 – 1)2] . 2} 

= 50 – {2 + [30 – 42] . 2}

= 50 – {2 + [30 – 16] . 2}

= 50 – {2 + 14 . 2}

= 50 – {2 + 28} 

= 50 – 30 = 20.

Bài 2:Thực hiên các phép tính sau:

a) (72005 + 72004) : 72004;     

b) (62007– 62006) : 62006.

Lời giải:

a) Ta có: (72005 + 72004) : 72004

= (72005 : 72004) + (72004 : 72004)    

= 72005 - 2004 + 72004 - 2004 = 71 + 70 

= 7 + 1 = 8.

b) Ta có: (62007– 62006) : 62006

= (62007 : 62006) – (62006 : 62006)

= 62007 - 2006– 62006 - 2006

= 61 – 60

= 6 – 1 = 5. 

Bài tập tự luyện

Bài 1: Kết quả của phép tính: 80 – (5.42 – 4.23) là

A. 32;

B. –32;

C. –400;

D. 40.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Thực hiện phép tính theo thứ tự: trong ngoặc trước – ngoài ngoặc sau; nhân, chia trước – cộng, trừ sau.

80 – (5.42 – 4.23) = 80 – (5.16 – 4.8)

= 80 – (80 – 32)

= 80 – 48

= 32.

Bài 2: Kết quả của phép tính: 6012042332

A. 32;

B. 21;

C. –141;

D. 40.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

6012042332 = 60 – (120 – 92)

= 60 – (120 – 81)

= 60 – 39

= 21.

Bài 3: Kết quả của phép tính: (17.135 + 28.17 + 45.17) : 17 là

A. 32;

B. 21;

C. 40;

D. 208.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

(17.135 + 28.17 + 45.17) : 17 = (17.135 : 17) + (28.17 : 17) + (45.17 : 17)

= 135 + 28 + 45

= (135 + 45) + 28

= 180 + 28

= 208.

Bài 4: Kết quả của phép tính: (56 : 53 + 32.32) – (23 + 52) là

A. 203;

B. 214;

C. 173;

D. 150.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

(56 : 53 + 32.32) – (23 + 52) = (53 + 34) – (8 + 25)

= (125 + 81) – 33

= 206 – 33

= 173.

Bài 5: Giá trị của biểu thức (62019 – 62018) : 62018

A. 5;

B. 6;

C. 62;

D. 62 – 1.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

(62019 – 62018) : 62018 = (62019 : 62018) – (62018 : 62018)

= 6 – 1

= 5.

Bài 6: Giá trị của biểu thức 234:3.4742+5

A. 3;

B. 4;

C. 5;

D. 2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

234:3.4742+5234:3.4721

= 234 : (3.36)

= 234 : 78

= 3.

Bài 7: Giá trị của biểu thức 12:450:125+25.4

A. 5;

B. 6;

C. 7;

D. 8.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

12:450:125+25.412:450:125+100

= 12 : (450 : 225)

= 12 : 2

= 6.

Bài 8: Giá trị của biểu thức 2.733:32:22+99100

A. 90;

B. 95;

C. 99;

D. 100.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

2.733:32:22+991002.73:22+99100

= 2.(4 : 22 + 99) - 100

= 2.(1 + 99) - 100

= 2.100 – 100

= 100.

Bài 9: Dùng năm chữ số 3, dấu các phép tính và dấu ngoặc (nếu cần). Cách viết nào dưới đây cho kết quả là 5?

A. (3.3 – 3 – 3) : 3.

B. (3.3 + 3 – 3) : 3.

C. (3 + 3 + 3 + 3) : 3.

D. 3 + 3 : 3 + 3 : 3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có:

+) (3.3 – 3 – 3) : 3 = 1;

+) (3.3 + 3 – 3) : 3 = 3;

+) (3 + 3 + 3 + 3) : 3 = 4;

+)  3 + 3 : 3 + 3 : 3  = 5.

Bài 10: Giá trị của biểu thức 6888:56112.152+13.72+13.28

A. 1600;

B. 1060;

C. 1604;

D. 1460.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

6888:56112.152+13.72+13.28 = (123 - 121).152 + 13.(72 + 28)

= 2.152 + 13.100

= 304 + 1300

= 1604.

Học tốt Thứ tự thực hiện các phép tính

Các bài học để học tốt Thứ tự thực hiện các phép tính Toán lớp 6 hay khác:

Bài tập trắc nghiệm Thứ tự thực hiện các phép tính (có đáp án) - Toán lớp 6 Cánh diều

Với 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.

Bài tập trắc nghiệm Thứ tự thực hiện các phép tính (có đáp án) - Toán lớp 6 Cánh diều

I. Nhận biết 

Câu 1: Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có phép tính nhân và chia), ta thực hiện: 

A. cộng trước rồi đến trừ

B. nhân trước rồi đến chia

C. theo thứ tự từ trái sang phải

D. theo thứ tự từ phải sang trái

Câu 2: Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện theo thứ tự nào? 

A. Cộng và trừ trước, rồi đến nhân và chia

B. Nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ

C. Theo thứ tự từ trái sang phải

D. Theo thứ tự từ phải sang trái

Câu 3: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?

A. Cộng và trừ → Nhân và chia → Lũy thừa

B. Nhân và chia → Lũy thừa → Cộng và trừ

C. Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây đúng với biểu thức có dấu ngoặc?

A. [ ] → ( ) → {}

B. ( ) → [ ] → {}

C. {} → [ ] → ( )

D. [ ] → {} → ( )

Câu 5: Kết quả của phép tính 3 . 2 + 4 + 5 – 7 + 10 là 

A. 36 

B. 26

C. 18 

D.

Câu 6: Tính giá trị của biểu thức: 12 . 6 – 8 : 2 

A. 68

B. 32

C. 86

D. 23

Câu 7: Kết quả của biểu thức 3 . 103 + 2 . 102 – 5 . 10 là:

A. 27 350 

B. 0

C. 80

D. 3 150

Câu 8: Kết quả của phép tính 24 – 50 : 25 + 13 . 7 là:

A. 100     

B. 95     

C. 105     

D. 80

Câu 9: Tính giá trị biểu thức: [(22 – 2) : 2]2 + 2.
 A. 10 000

B. 194 481

C. 102

D. 1 000

Câu 10: Tính giá trị biểu thức: 2 . 3 . 4 . 5 : 6.

A. 10

B. 20

C. 30

D. 40 

II. Thông hiểu

Câu 1: Giá trị của biểu thức 2 . [(195 + 35 : 7) : 8 + 195] – 400 bằng

A. 140     

B. 60     

C. 80     

D. 40

Câu 2: Kết quả của phép tính 3. 6 – [131 – (15 – 9)2] là:

A. 319     

B. 931     

C. 193     

D. 391

Câu 3: Thực hiện phép tính (103 + 104 + 1252) : 53 ta được kết quả?

A. 132     

B. 312     

C. 213     

D. 215

Câu 4: Tính giá trị của biểu thức A = a2 – 2ab + b2 khi a = 3, b = 1.

A. 4

B. 2

C. 22

D.

Câu 5. Kết quả của biểu thức: 26 + 2 . {12 + 2 . [3 . (5 – 2) + 1] + 1} + 1 là

A. 99

B. 133

C. 131

D. 313

III. Vận dụng 

Câu 1: Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn 2. x – 3. x = 145 – 255 : 51.

A. x = 20     

B. x = 30     

C. x = 40     

D. x = 80

Câu 2: Số tự nhiên x thỏa mãn 5(x + 15) = 53.

A. x = 9     

B. x = 10     

C. x = 11     

D. x = 12

Câu 3: Tìm giá trị của x thỏa mãn 165 – (35 : x + 3) . 19 = 13.

A. x = 7     

B. x = 8     

C. x = 9     

D. x = 10

Câu 4: Câu nào dưới đây là đúng khi nào về kết quả của biểu thức:

B = 18 . {420 : 6 + [150 – (68 . 2 – 2. 5)]}.

A. Kết quả có chữ số tận cùng là 3

B. Kết quả là số lớn hơn 2 000

C. Kết quả là số lớn hơn 3 000

D. Kết quả là số lẻ

Câu 5: Bạn Hằng vào nhà sách mua đồ dùng học tập các loại như sau: 20 quyển vở; 2 hộp bút, mỗi hộp 20 chiếc; 2 hộp màu sáp và một bộ thước kẻ. Tổng số tiền Hằng phải thanh toán là 275 000 đồng. Hằng chỉ nhớ giá tiền của một quyển vở là 5 000 đồng, giá của một chiếc bút là 3 000 đồng và bộ thước kẻ giá 15 000 đồng. Hãy tính giúp Hằng xem giá một hộp màu sáp là bao nhiêu tiền.

A. 15 000 đồng

B. 20 000 đồng

C. 25 000 đồng

D. 30 000 đồng

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: