Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 36, 37, 38, 39 Ôn tập giữa học kì 1 - Kết nối tri thức

Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 | No tags

Mục lục

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 36, 37, 38, 39 Ôn tập giữa học kì 1 - Kết nối tri thức

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 36, 37, 38, 39 Ôn tập giữa học kì 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 2.

Tiết 1 – 2

Câu 1. (trang 36 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Nối tên bài đọc tương ứng với nội dung của nó.

Ôn tập giữa học kì 1

Trả lời

Ôn tập giữa học kì 1

Câu 2. (trang 36 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Đọc lại những bài đọc trên.

Hướng dẫn

Học sinh đọc lại các bài đọc trên, chú ý đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ.

Tiết 3 – 4

Câu 3. (trang 36 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Viết từ ngữ gọi tên đồ vật vào chỗ trống.

a. 

Bắt đầu bằng tr

Đồ vật ở trường 

Dùng để báo giờ học 


.............................


b. 

Bắt đầu bằng ch

Đồ vật trong nhà

Dùng để quét nhà



....................................


c. 

Chứa vần ang

Đồ vật trong lớp 

Dùng để viết



.....................................

      d. 

Chứa vần an

Đồ vật ở góc học tập

Dùng để đặt sách vở để viết



.........................................

Trả lời

      a. 

Bắt đầu bằng tr

Đồ vật ở trường 

Dùng để báo giờ học 



cái trống

b. 

Bắt đầu bằng ch

Đồ vật trong nhà

Dùng để quét nhà



cái chổi

c. 

Chứa vần ang

Đồ vật trong lớp 

Dùng để viết



cái bảng

d. 

Chứa vần an

Đồ vật ở góc học tập

Dùng để đặt sách vở để viết



cái bàn

Câu 4. (Trang 37 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Viết tên đồ vật dưới hình vẽ

Ôn tập giữa học kì 1

M: cái kéo

.............

.............

Ôn tập giữa học kì 1

.............

.............

.............

Trả lời

Ôn tập giữa học kì 1

cái kéo

khăn mặt

đồng hồ

Ôn tập giữa học kì 1

cái thìa

chì màu

cái đĩa

Câu 5. (trang 37 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Viết 2 câu nêu công dụng của 2 đồ vật ở bài tập 4.

Trả lời

   Cái kéo dùng để cắt giấy.

   Đồng hồ dùng để xem giờ.

Câu 6. (Trang 37 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Nối các từ ngữ để tạo câu nêu đặc điểm.

Ôn tập giữa học kì 1

Trả lời

Ôn tập giữa học kì 1

Tiết 5 – 6

Câu 7. (trang 37 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Nối câu ở cột A với kiểu câu phù hợp ở cột B.

Ôn tập giữa học kì 1

Trả lời

Ôn tập giữa học kì 1

Câu 8. (trang 38 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống.

Ăn gì trước?

Hai anh em vừa ăn bánh vừa trò chuyện:

Anh: - Nếu cái bánh này hình chiếc ô tô, em sẽ ăn phần nào trước ☐

Em: - Em sẽ ăn bốn cái bánh xe ạ ☐

Anh: - Tại sao vậy ☐

Em: - Em phải ăn bánh xe trước để cái xe không chạy được nữa ☐ Nếu ăn các bộ phận khác, anh nghĩ cái xe chịu đứng yên cho em ăn nó hay sao?

(Trung Nguyên sưu tầm)

Trả lời

Ăn gì trước?

Hai anh em vừa ăn bánh vừa trò chuyện:

Anh: - Nếu cái bánh này hình chiếc ô tô, em sẽ ăn phần nào trước?

Em: - Em sẽ ăn bốn cái bánh xe ạ.

Anh: - Tại sao vậy?

Em: - Em phải ăn bánh xe trước để cái xe không chạy được nữa. Nếu ăn các bộ phận khác, anh nghĩ cái xe chịu đứng yên cho em ăn nó hay sao?

Tiết 7 – 8

Câu 9. (Trang 38 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Chọn kể một câu chuyện mà em thích.

Hướng dẫn

Học sinh chọn một câu chuyện yêu thích sau đó kể lại cho cả lớp nghe.

Truyện Chú đỗ con 

Truyện Cậu bé ham học. 

Truyện Niềm vui của Bi và Bống. 

Truyện Em có xinh không? 

Tiết 9 – 10

Câu 10. (trang 38 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Dựa vào bài đọc Câu chuyện bó đũa, đánh dấu ✔ vào ô trống trước đáp án đúng.

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em trong câu chuyện như thế nào?

☐ hòa thuận

☐ không thay đổi

☐ không hòa thuận

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con?

☐ Gọi các con lại và khuyên bảo

☐Thử thách các con bằng việc bẻ bó đũa

☐ Cho các con tiền

c. Vì sao bốn người con không bẻ được bó đũa?

☐ Vì họ cầm cả bó đũa để bẻ.

☐ Vì họ không đủ sức khỏe.

☐ Vì bó đũa rất cứng

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

☐ Cầm cả bó đũa để bẻ

☐ Cởi bó đũa ra và bẻ từng cái một

☐ Lấy dao chặt bó đũa

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

☐ cần phải đoàn kết

☐ cần phải bẻ đũa

☐ nên chia lẻ ra

g. Nối từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B.

Ôn tập giữa học kì 1

h. Nối những chiếc kẹo với túi phù hợp.

Ôn tập giữa học kì 1

Trả lời

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em trong câu chuyện như thế nào?

☐ hòa thuận

☐ không thay đổi

☑không hòa thuận

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con?

☐ Gọi các con lại và khuyên bảo

☑ Thử thách các con bằng việc bẻ bó đũa

☐ Cho các con tiền

c. Vì sao bốn người con không bẻ được bó đũa?

☑ Vì họ cầm cả bó đũa để bẻ.

☐ Vì họ không đủ sức khỏe.

☐ Vì bó đũa rất cứng

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

☐ Cầm cả bó đũa để bẻ

☑ Cởi bó đũa ra và bẻ từng cái một

☐ Lấy dao chặt bó đũa

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

☑ cần phải đoàn kết

☐ cần phải bẻ đũa

☐ nên chia lẻ ra

g. Nối từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B.

Ôn tập giữa học kì 1

h. Nối những chiếc kẹo với túi phù hợp.

Ôn tập giữa học kì 1

Câu 11. (Trang 39 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1): Viết 3 – 4 câu giới thiệu về đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.

Trả lời

Vào ngày sinh nhật, em được tặng rất nhiều quà như: bộ lắp ghép, ba lô, quần áo, nhưng em thích nhất chiếc ô tô điều khiển từ xa do mẹ em tặng. Chiếc ô tô có màu đỏ, hai bên xe có hai gương nhỏ, bánh xe màu đen giống như chiếc bánh quy đen. Cứ mỗi chiều đi học về là em lại chơi chiếc ô tô này. Ô tô giúp em thoải mái sau giờ học. Em sẽ giữ gìn chiếc ô tô cẩn thận.

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 2:

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 Ôn tập giữa học kì 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1.

Ôn tập: Tiết 1, 2 trang 71, 72

Câu 1 trang 71 Tiếng Việt lớp 2: Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung của bài. 

Tiết 1, 2 trang 71, 72

Trả lời:

Đáp án: 

1 – c 

2 – a

3 – e

4 – d

5 – b

Câu 2 trang 72 Tiếng Việt lớp 2: Chọn đọc 1 bài và trả lời câu hỏi. 

Tiết 1, 2 trang 71, 72

Trả lời:

- Tôi là học sinh lớp 2: Vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm vì các bạn cảm thấy háo hức / cảm thấy muốn được gặp lại thầy cô, bạn bè, … 

- Niềm vui của Bi và Bống: Bi và Bống không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ tặng cho nhau vì cả hai đều luôn nghĩ đến nhau, người này muốn người kia vui. 

- Em có xinh không? : Cuối cùng, voi em nhận thấy bản thân xinh nhất khi là chính mình. 

- Cầu thủ dự bị: Theo cách hiểu của gấu, cầu thủ dự bị là người chơi được cho cả hai đội. 

- Cô giáo lớp em: Em thích khổ thơ thứ hai vì khổ thơ này tả một khung cảnh rất đẹp. 

- Cái trống trường em: trong những ngày hè, trống trường buồn vì nhớ các bạn học sinh. 

Ôn tập: Tiết 3, 4 trang 73, 74

Câu 3 trang 73 Tiếng Việt lớp 2: Nghe – viết: Cô giáo lớp em  (2 khổ thơ đầu) 

Trả lời:

Cô giáo lớp em

 Sáng nào em đến lớp 

 Cũng thấy cô đến rồi 

 Đáp lời “Chào cô ạ!” 

 Cô mỉm cười thật tươi. 


Cô dạy em tập viết 

Gió đưa thoảng hương nhài 

Nắng ghé vào cửa lớp 

Xem chúng em học bài.

Câu 4 trang 73 Tiếng Việt lớp 2: Trò chơi: Đoán từ

Tiết 3, 4 trang 73, 74

Trả lời:

a. trống 

b. chổi 

c. bảng 

d. bàn 

Câu 5 trang 73 Tiếng Việt lớp 2: Viết tên đồ vật trong mỗi hình

Tiết 3, 4 trang 73, 74

Trả lời:

Tên các đồ vật: 

Cái kéo 

Khăn mặt 

Đồng hồ 

Cái muỗng / cái thìa

Hộp bút màu 

Cái đĩa

Câu 6 trang 73 Tiếng Việt lớp 2: Hỏi – đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5. 

Trả lời:

Cái kéo dùng để cắt giấy, cắt vải,…

Khăn mặt dùng để rửa mặt. 

Đồng hồ dùng xem giờ. 

Cái muỗng / cái thìa dùng để ăn uống. 

Hộp bút màu dùng để vẽ. 

Cái đĩa dùng để đựng thức ăn. 

Câu 7 trang 74 Tiếng Việt lớp 2: Ghép các từ ngữ để tạo 4 câu nêu đặc điểm. 

Tiết 3, 4 trang 73, 74

Trả lời:

- Đôi mắt của bé to tròn, đen láy. 

- Những vì sao lấp lánh trong đêm. 

- Cầu vồng rực rỡ sau cơn mưa. 

- Tóc bà đã bạc. 

Ôn tập: Tiết 5, 6 trang 74

Câu 8 trang 74 Tiếng Việt lớp 2: Đóng vai, nói và đáp lời trong các tình huống sau: 

a. Nhờ bạn nhặt giúp cái bút bị rơi. 

b. Khen bạn viết chữ đẹp. 

c. An ủi bạn khi bạn bị ốm nên phải nghỉ học. 

d. Chúc mừng sinh nhật bạn.  

Trả lời:

a. Nhờ bạn nhặt giúp cái bút bị rơi. 

+ Cậu nhặt giúp tớ cái bút được không? - ừ, đợi tớ chút. 

+ Cậu nhặt hộ tớ cái bút với! – Tớ sẽ nhặt giúp cậu. 

b. Khen bạn viết chữ đẹp. 

+ Bạn viết đẹp thật đấy! – Cảm ơn bạn.

+ Chữ của bạn thật tuyệt! – Thế à? Tớ tập viết thường xuyên đấy. 

c. An ủi bạn khi bạn bị ốm nên phải nghỉ học. 

+ Cậu cố gắng nghỉ ngơi ở nhà, bao giờ khỏe lại đi học nhé. – Cảm ơn cậu. 

+ Cậu cố gắng mau khỏe nhé. – Cảm ơn cậu nhiều nha. 

d. Chúc mừng sinh nhật bạn.  

+ Chúc mừng sinh nhật cậu. – Cảm ơn cậu nhiều. 

+ Mừng sinh nhật cậu! Chúc cậu tuổi mới học tốt nhé! – Cảm ơn cậu. 

Câu 9 trang 74 Tiếng Việt lớp 2: Mỗi câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B? 

Tiết 5, 6 trang 74

Trả lời:

Tiết 5, 6 trang 74

Câu 10 trang 74 Tiếng Việt lớp 2: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông: 

Tiết 5, 6 trang 74Tiết 5, 6 trang 74

Trả lời:

Ăn gì trước?

Tiết 5, 6 trang 74

Ôn tập: Tiết 7, 8 trang 75

Câu 11 trang 75 Tiếng Việt lớp 2: Nhìn tranh và nói tên câu chuyện. Chọn kể một câu chuyện em thích. 

Tiết 7, 8 trang 75

Trả lời:

- Tranh 1: Truyện Chú đỗ con 

- Tranh 2: Truyện Cậu bé ham học. 

- Tranh 3: Truyện Niềm vui của Bi và Bống. 

- Tranh 4: Truyện Em có xinh không? 

Câu 12 trang 75 Tiếng Việt lớp 2: Cùng bạn hỏi - đáp về những câu chuyện em và bạn vừa kể. 

Trả lời:

+ Truyện Niềm vui của Bi và Bống có mấy nhân vật? – Co hai nhân vật đó là Bi và Bống. 

+ Bạn có thích câu chuyện này không? Vì sao? – Tớ thích câu chuyện này vì nó rất có ý nghĩa. 

Ôn tập: Tiết 9, 10 trang 76, 77

Câu 13 trang 76 Tiếng Việt lớp 2: Đọc câu chuyện sau: 

Tiết 9, 10 trang 76, 77

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu: 

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em như thế nào? 

Tiết 9, 10 trang 76, 77

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con? 

c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa. 

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? 

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì? 

g. tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với ý nghĩa của nó ở cột B. 

Tiết 9, 10 trang 76, 77

h. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. 

Tiết 9, 10 trang 76, 77

Trả lời:

a. Phương án 3: không hòa thuận. 

b. Người cha thử thách các con bằng việc bẻ bó đũa. 

c. Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì họ đều cầm cả bó đũa để bẻ. 

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách tách rời từng chiếc đũa và bẻ từng chiếc một. 

e. Người cha muốn khuyên các con đoàn kết, phải yêu thương, gắn bó với nhau như vậy mới tạo ra sức mạnh. 

g. 

Tiết 9, 10 trang 76, 77

h. 

- Từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi. 

- Từ chỉ hoạt động: gọi, đặt, bẻ, nói. 

Câu 14 trang 77 Tiếng Việt lớp 2: Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình. 

Trả lời:

Mùa hè nóng bức đã đến. Hôm nay, bố em đi làm về, mang theo một cái quạt máy. Quạt máy có cái đế tròn, một trụ thẳng đứng để đỡ, bên trên có 3 cánh quạt bằng nhựa và một lồng bảo vệ. Mỗi khi cánh quạt quay vù vù là bao nhiêu cái nóng trong nhà bị xua đi hết. Có cái quạt máy, em ngồi học bài thấy mát mẻ và rất dễ chịu. 

Tham khảo giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2: