Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Kết nối tri thức

Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 | No tags

Mục lục

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Kết nối tri thức

Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 32 Bài 1: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

(1) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. (2) Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. (3) Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. (4) Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.

(Tô Hoài)

a. Từ được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên là: ..........................................

b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng: ......................................................................

Trả lời:

a. Từ được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên: Choắt.

b. Việc lặp lại từ Choắt có tác dụng: cho biết các phần miêu tả là tả Dế Choắt. Đồng thời, cho thấy sự quan tâm của Dế Mèn với người bạn này.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 32 Bài 2: Chọn từ ngữ trong câu 1 của đoạn văn dưới đây điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.

(1) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. (2) Mỗi cánh ……………… giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. (3) Lớp lớp ……………… rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

(Theo Trần Hoài Dương)

Trả lời:

(1) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. (2) Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. (3) Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

(Theo Trần Hoài Dương)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 33 Bài 3: Đọc các đoạn văn trong bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 45 – 46) và điền vào bảng.

Đoạn

Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu

a

 

b

 

c

 

Trả lời:

Đoạn

Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu

a

Tiếng đàn

b

c

Chú

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 33 Bài 4: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để các câu trong đoạn văn liên kết với nhau.

hương thơm, cô, cô bé, cỏ

Cô bé ốc sên dò dẫm trên bờ cỏ một lúc thì tìm thấy vết chân của mẹ. Thấy lòng ấm áp hẳn lên, ………………… hào hứng nhích từng tí một. Chẳng mấy chốc ………………… đã cảm thấy có hương thơm của hoa hồng ở đâu đây. Cô khoan khoái hít thở không khí tràn đầy ………………… rồi cúi xuống nhấm nháp một ngọn cỏ non. Ngọt ngào quá, ốc sên sung sướng nhận ra vị ngọt tươi của ………………… đúng lúc cô nhìn thấy bóng mẹ bên ngôi nhà phủ rêu xanh.

(Theo Lê Phương Liên)

Trả lời:

Cô bé ốc sên dò dẫm trên bờ cỏ một lúc thì tìm thấy vết chân của mẹ. Thấy lòng ấm áp hẳn lên, hào hứng nhích từng tí một. Chẳng mấy chốc cô bé đã cảm thấy có hương thơm của hoa hồng ở đâu đây. Cô khoan khoái hít thở không khí tràn đầy hương thơm rồi cúi xuống nhấm nháp một ngọn cỏ non. Ngọt ngào quá, ốc sên sung sướng nhận ra vị ngọt tươi của cỏ đúng lúc cô nhìn thấy bóng mẹ bên ngôi nhà phủ rêu xanh.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 33 Bài 5: Viết 2 – 3 câu về một lễ hội, trong đó các câu liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ.

Trả lời:

Chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng là một lễ hội truyền thống để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhiều du khách thập phương. Chọi trâu không chỉ là lễ hội văn hoá lâu đời, quan trọng của người dân vạn chài mà còn là dịp thưởng thức những trận chọi trâu hấp dẫn. Cho tới ngày nay, chọi trâu trở thành biểu tượng, nét đẹp riêng mà Hải Phòng có được.

Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 34 Bài 1: Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 46) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Đoạn văn nói đến sự việc gì? Người viết có ấn tượng chung về sự việc đó thế nào?

b. Nối nội dung với phần tương ứng của đoạn văn.

Phần

 

Nội dung

Mở đầu

 

Nêu ý nghĩa của sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.

Triển khai

 

Nêu tên sự việc; thời gian, địa điểm diễn ra sự việc; ấn tượng chung về sự việc.

Kết thúc

 

Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,...)

c. Trong phần triển khai, những chi tiết nào nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết?

Những chi tiết nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết

Khung cảnh của ngày hội

 

Một số hoạt động tiêu biểu của ngày hội

 

 

 

 

d. Viết vào bảng từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về ngày hội.

Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trực tiếp

Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc gián tiếp

M: Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường.

.............................................................

.............................................................

.............................................................

M: Tôi chăm chú dõi theo quả còn bay vút lên cao, lơ lửng trên không trung.

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Trả lời:

a. Đoạn văn nói đến sự việc: nhân vật “tôi” được bố mẹ cho đi Mộc Châu tham dự Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số vào ngày 2 tháng 9 Quốc khánh.

- Người viết có ấn tượng chung: háo hức và xúc động, hiểu được giá trị của các văn hoá truyền thống.

b.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân | Kết nối tri thức

c.

Những chi tiết nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết

Khung cảnh của ngày hội

Cờ hoa, những bộ

Một số hoạt động tiêu biểu của ngày hội

Cuộc thi ném còn của những cô gái Thái

Điệu múa khèn tràn đầy sức sống của các chàng trai người Mông

Điệu múa sạp của những cô gái Mường

Điệu múa xoè uyển chuyển của những cô gái Thái

d.

– Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những từ ngữ: hứng thú; háo hức; chăm chú dõi theo; hò reo; ngạc nhiên và thán phục; nhún nhảy liên hồi; bị cuốn theo; say sưa; xúc động.

– Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những câu văn: Tôi vô cùng hứng thú với sự kiện mang đậm vẻ đẹp văn hoá này;  Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường; Đến với Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, tôi đã rất xúc động và hiểu vì sao cần phải giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 35 Bài 2: Theo em, cần lưu ý những gì khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc, cần lưu ý những điểm sau:

– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần, đó là những phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

– Nội dung chính của mỗi phần là:

+ Mở đầu: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.

+ Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc.

+ Kết thúc: Nêu ý nghĩa sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc với sự việc,...

Vận dụng

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 35 Bài 1: Nói với người thân về một việc em đã làm được trong ngày. Nêu tình cảm, cảm xúc của em khi thực hiện và hoàn thành công việc đó.

a. Trong ngày, em đã làm được việc gì?

b. Em có tình cảm, cảm xúc thế nào khi thực hiện công việc đó?

Trả lời:

a. Việc em đã làm được trong ngày: Em đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Em lấy khăn thấm ướt và lau bụi các đồ dùng; em quét nhà, lau nhà; lấy đồ đi giặt và phơi đồ ngoài hiên.

b. Sau khi thực hiện và hoàn thành công việc đó, em cảm thấy rất vui và rất hạnh phúc vì mình đã góp một phần nhỏ làm cho ngôi nhà chung của giá đình thêm sạch đẹp. Bố mẹ của em có thời gian để nghỉ ngơi thêm ngoài thời gian đi làm bên ngoài. Em yêu bố mẹ của em và hài lòng với việc làm của mình.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 36 Bài 2: Tìm đọc một cuốn sách viết về một miền đất.

- Tên cuốn sách: ...........................................................................

- Tác giả: .................................................................................

- Nội dung cuốn sách: ......................................................................    

Trả lời:

Em tìm đọc một cuốn sách viết về một miền đất qua sách báo, internet,… dựa vào ví dụ.

- Tên cuốn sách: Đất rừng phương Nam

- Tác giả: Đoàn Giỏi

- Nội dung cuốn sách: Tác phẩm nói về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ Việt Nam nửa cuối 1940, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Câu chuyện lột tả được chi tiết con người, thiên nhiên miền phương Nam. Cuốn sách được chuyển thể thành bộ phim “Đất phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn; chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên năm 2023 của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:

Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 9.

Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Video Giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Nội dung chính Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:Hội thổi cơm với sự tham gia nhiệt tình, vui vẻ, náo nhiệt của mọi người. Mỗi người tham gia thi với một chức năng, một nhiệm vụ rõ ràng, chủ động và cố gắng để giúp đội thi giành được chiến thắng.

Câu hỏi trang 43 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nói về một cuộc thi mà em đã tham gia. Điều gì của cuộc thi làm em ấn tượng nhất.

Trả lời:

Một cuộc thi em đã tham gia và rất tâm đắc là: Cuộc thi vẽ tranh hưởng ứng kỉ niệm chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. 

Trong cuộc thi, điều làm em ấn tượng nhất là: có nhiều bức tranh cùng vẽ về một chủ đề. Chiến tranh chính nghĩa thắng lợi là nhờ công lao của các chú bộ đội dũng cảm, gan dạ.

Văn bản: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,... Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chí: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

(Theo Minh Nhương)

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân lớp 5 (trang 43, 44) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Hội thổi cơm thi của làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?

Trả lời:

Hội thổi cơm thi của làng Đồng Văn bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Câu 2 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Cách lấy lửa để nấu cơm trong cuộc thi được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Cách lấy lửa để nấu cơm trong cuộc thi được miêu tả: Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,...

Câu 3 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Kể tên những việc làm đan xen cùng việc lấy lửa. Các thành viên của mỗi đội đã phối hợp với nhau như thế nào khi thực hiện những việc đó?

Trả lời:

Những việc làm đan xen cùng việc lấy lửa: vót tre thành đũa, giã thóc, giần sàng gạo, lấy nước, thổi cơm.

Khi thực hiện những việc đó, các thành viên của mỗi đội đã phối hợp với nhau chủ động, rất khéo.

Câu 4 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Xếp những bức tranh thể hiện một số hoạt động trong cuộc thi nấu cơm vào nhóm thích hợp.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân lớp 5 (trang 43, 44) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

+ Chuẩn bị nấu cơm: Bức tranh 2, 4.

+ Nấu cơm: Bức tranh 3.

+ Chấm giải cuộc thi: Bức tranh 1.

Câu 5 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài đọc? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Ca ngợi nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam.

B. Bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc.

C. Khơi dậy ý thức giữ gìn những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Trả lời:

Theo em, qua bài đọc tác giả muốn nói: B. Bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc.

Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ

Câu 1 trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

(1) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. (2) Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
(3)
Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. (4) Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.

(Tô Hoài)

Luyện từ và câu lớp 5 trang 45, 46 (Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên?

b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Từ được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên: Choắt.

b. Việc lặp lại từ choắt có tác dụng: cho biết các phần miêu tả là tả Dế Choắt. Đồng thời, cho thấy sự quan tâm của Dế Mèn với người bạn này.

Câu 2 trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn từ ngữ nào trong câu 1 của đoạn văn dưới đây thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn?

(1) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. (2) Mỗi cánh Luyện từ và câu lớp 5 trang 45, 46 (Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. (3) Lớp lớp Luyện từ và câu lớp 5 trang 45, 46 (Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

(Theo Trần Hoài Dương)

Trả lời:

(1) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. (2) Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. (3) Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

(Theo Trần Hoài Dương)

Ghi nhớ

Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ: câu sau lặp lại từ ngữ ở câu trước.

Câu 3 trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 45, 46 (Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

a. (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. (2) Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hững hờ của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. (3) Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. (4) Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. (5) Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.

(Truyện Thạch Sanh)

 

b. (1) Trong rừng, những cây sau sau đã ra lá non.
(2)  Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, chúng mang màu nâu hồng trong suốt. (3) Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. (4) Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm nhà lợp đầy những ngôi sao xanh. (5) Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu.

(Ngô Quân Miện)

Luyện từ và câu lớp 5 trang 45, 46 (Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

 

c. (1) Chú sơn ca tiếp tục vỗ cánh bay lên cao vút. (2) Chú thấy cần phải làm một chuyến đi xa để thăm tất cả mảnh đất quê hương của chú. (3) Đôi cánh nhỏ chao chát trên không dân chú đi. (4) Cảnh vật loang loáng in vào đôi mắt tinh nhanh tuyệt diệu của chú. (5) Chú xiết bao kinh ngạc vì thấy quê hương của chú, ngoài dãy đồi đầy một màu xanh và ánh nắng, còn trải ra bao la!

(Nguyễn Kiên)

Trả lời:

a. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn là: tiếng đàn.

b. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn là: lá.

c. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn là: chú.

Câu 4 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết 2 – 3 câu về một lễ hội, trong đó các câu liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ.

Trả lời:

Chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng là một lễ hội truyền thống để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhiều du khách thập phương. Chọi trâu không chỉ là lễ hội văn hoá lâu đời, quan trọng của người dân vạn chài mà còn là dịp thưởng thức những trận chọi trâu hấp dẫn. Cho tới ngày nay, chọi trâu trở thành biểu tượng, nét đẹp riêng mà Hải Phòng có được.

Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc

Câu 1 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Nhân dịp Quốc Khánh ngày 2 tháng 9, tôi được bố mẹ cho đi Mộc Châu tham dự Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số. Tôi vô cùng hứng thú với sự kiện mang đậm vẻ đẹp văn hoá này. Ngay từ sáng ngày 1 tháng 9, không khí ngày hội đã tràn ngập khắp thị trấn. Cờ hoa, những bộ trang phục truyền thống làm cho cả thị trấn trở nên rực rỡ sắc màu. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường. Mỗi dân tộc mang đến ngày hội một tiết mục trình diễn riêng. Trước cuộc thi ném còn của những cô gái Thái, tôi trở thành cổ động viên tự lúc nào không rõ. Tôi chăm chú dõi theo quả còn bay vút lên cao, lơ lửng trên không trung. Tôi và mọi người hò reo khi quả còn bất ngờ bay vèo qua vòng tròn gắn trên đầu cây tre. Điệu múa khèn tràn đầy sức sống của các chàng trai người Mông đã khiến tôi rất ngạc nhiên và thán phục. Tôi nhún nhảy liên hồi theo các động tác của họ. Tôi như bị cuốn theo bước múa sạp khéo léo, rộn ràng của những cô gái Mường. Tôi say sưa thưởng thức điệu múa xoè uyển chuyển của những cô gái Thái... Đến với Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, tôi đã rất xúc động và hiểu vì sao cần phải giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

(Lâm Phong)

a. Đoạn văn nói đến sự việc gì? Người viết có ấn tượng chung về sự việc đó thế nào?

b. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.

Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 46, 47 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Trong phần triển khai, những chi tiết nào nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết?

d. Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn nào?

Trả lời:

a. Đoạn văn nói đến sự việc: nhân vật “tôi” được bố mẹ cho đi Mộc Châu tham dự Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số vào ngày 2 tháng 9 Quốc khánh.

Người viết có ấn tượng chung: háo hức và xúc động, hiểu được giá trị của các văn hoá truyền thống.

b.

Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 46, 47 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Trong phần triển khai, những chi tiết nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết: không khí ngày hội; tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã; cuộc thi ném còn của những cô gái Thái; điệu múa khèn tràn đầy sức sống của các chàng trai người Mông; điệu múa sạp của những cô gái Mường; điệu múa xoè uyển chuyển của những cô gái Thái.

d. – Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những từ ngữ: hứng thú; háo hức; chăm chú dõi theo; hò reo; ngạc nhiên và thán phục; nhún nhảy liên hồi; bị cuốn theo; say sưa; xúc động.

– Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những câu văn: Tôi vô cùng hứng thú với sự kiện mang đậm vẻ đẹp văn hoá này;  Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường; Đến với Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, tôi đã rất xúc động và hiểu vì sao cần phải giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Câu 2 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.

G:

– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có mấy phần? Đó là những phần nào?

– Nội dung chính của mỗi phần là gì?

– Có những cách nào để thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc, cần lưu ý những điểm sau:

– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần, đó là những phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

– Nội dung chính của mỗi phần là:

+ Mở đầu: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.

+ Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc.

+ Kết thúc: Nêu ý nghĩa sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc với sự việc,...

Ghi nhớ

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần:

–  Mở đầu: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.

– Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc.

– Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc,...

* Vận dụng

Câu 1 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nói với người thân về một việc em đã làm được trong ngày. Nêu tình cảm, cảm xúc của em khi thực hiện và hoàn thành công việc đó.

Trả lời:

Việc em đã làm được trong ngày: Em đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Em lấy khăn thấm ướt và lau bụi các đồ dùng; em quét nhà, lau nhà; lấy đồ đi giặt và phơi đồ ngoài hiên.

Sau khi thực hiện và hoàn thành công việc đó, em cảm thấy rất vui và rất hạnh phúc vì mình đã góp một phần nhỏ làm cho ngôi nhà chung của giá đình thêm sạch đẹp. Bố mẹ của em có thời gian để nghỉ ngơi thêm ngoài thời gian đi làm bên ngoài. Em yêu bố mẹ của em và hài lòng với việc làm của mình.

Câu 2 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm đọc một cuốn sách viết về một miền đất (ví dụ: Phía tây Trường Sơn của Vũ Hùng, NXB Kim Đồng; Quê nội của Võ Quảng, NXB Kim Đồng;...)

Trả lời:

Cuốn sách “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm nói về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ Việt Nam nửa cuối 1940, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Câu chuyện lột tả được chi tiết con người, thiên nhiên miền phương Nam. Cuốn sách được chuyển thể thành bộ phim “Đất phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn; chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên năm 2023 của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: