Địa Lí lớp 6 Cánh diều Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Giải Địa Lí 6 | No tags

Mục lục

Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 10.

Giải Địa Lí lớp 6 Cánh diều Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu hỏi giữa bài

Giải Địa Lí 6 trang 141

Tại sao các quá trình nội sinh lại làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề

Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu hỏi trang 141 Địa Lí lớp 6: Tại sao các quá trình nội sinh lại làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề?

Lời giải:

Các quá trình nội sinh do nguồn năng lượng từ trong lòng Trái Đất tác động khiến các mảng kiến tạo dịch chuyển, làm cho bề mặt địa hình bị nhô lên hoặc hạ xuống, gồ ghề. thể hiện ở quá trình tạo núi.

Lời giải bài tập Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi hay, chi tiết khác:

Hãy cho biết quá trình ngoại sinh có gì khác so với quá trình nội sinh

Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu hỏi 1 trang 142 Địa Lí lớp 6: Hãy cho biết quá trình ngoại sinh có gì khác so với quá trình nội sinh.

Lời giải:

- Nội sinh:

+ Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

+ Tác động của nội sinh làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.

- Ngoại sinh:

+ Là lực sinh ra từ bên ngoài Trái Đất.

+ Tác động của ngoại sinh khiến bề mặt Trái Đất bị san bằng, làm địa hình bằng phẳng hơn.

- Nội sinh và ngoại sinh là hai lực đối nghịch nhau, nhưng xảy ra đồng thời cùng lúc.

Lời giải bài tập Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi hay, chi tiết khác:

Hãy quan sát hình 10.2, hãy trình bày hiện tượng tạo núi là kết quả

Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu hỏi 2 trang 142 Địa Lí lớp 6: Hãy quan sát hình 10.2, hãy trình bày hiện tượng tạo núi là kết quả của các quá trình nội sinh và ngoại sinh.

Hãy quan sát hình 10.2, hãy trình bày hiện tượng tạo núi là kết quả

Hình 10.2: Mô phỏng hiện tượng tạo núi.

Lời giải:

Quan sát hình 10.2 ta thấy:

- Bên trong lòng Trái Đất sinh ra lực khiến cho bề mặt Trái Đất nhô lên tạo thành núi.

- Bên ngoài bề mặt Trái Đất, ngoại lực phá hủy, bóc mòn đất đá ở đỉnh và sườn núi, rồi vận chuyển đất đá bồi tụ cho những vùng thấp lõm.

- Từ đó, núi có sườn dốc dần trở thành núi có sườn thoải hơn, mềm mại hơn.

Lời giải bài tập Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi hay, chi tiết khác:

Trong hai hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do quá trình nội sinh

Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 142 Địa Lí lớp 6: Trong hai hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do quá trình nội sinh, hiện tượng nào do quá trình ngoại sinh?

- Mưa lớn gây ra đá lở ở miền núi.

- Động đất gây ra đá lở ở miền núi.

Lời giải:

- Ngoại sinh: Mưa lớn gây ra đá lở ở miền núi.

- Nội sinh: Động đất gây ra đá lở ở miền núi.

Lời giải bài tập Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi hay, chi tiết khác:

Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh? Vì sao

Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 142 Địa Lí lớp 6: Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh? Vì sao?

Lời giải:

Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc ngoại sinh vì đây là kết quả của quá trình tác động do nước vào địa hình. Nước mưa lũ đã bào mòn đất đá từ trên thượng nguồn, rồi vận chuyển theo dòng nước xuống tới hạ nguồn, khi tốc độ dòng chảy yếu đi, đất đá không bị đẩy trôi nữa sẽ bồi tụ lại thành bãi bồi ven sông.

Lời giải bài tập Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Cánh diều

Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập Địa Lí 6 Bài 10 dễ dàng.

Giải Địa lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu hỏi giữa bài

SBT Địa Lí 6 Cánh diều Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

SBT Địa Lí 6 Cánh diều Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Với soạn, giải sách bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa Lí 6.

Lý thuyết Địa Lí 6 Cánh diều Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Lý thuyết Địa Lí 6 Cánh diều Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi hay nhất, ngắn gọn sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1. Quá trình nội sinh

- Khái niệm: Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

- Nguyên nhân: Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất.

+ Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ.

+ Năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,...

- Biểu hiện: Quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,...

- Kết quả: Hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

2. Quá trình ngoại sinh

- Khái niệm: Là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất.

- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ Mặt Trời.

- Biểu hiện

+ Phá huỷ đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ cho khác.

+ Thông qua nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.

- Kết quả

+ Làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất.

+ Hình thành nên các dạng địa hình độc đáo.

+ Xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

3. Hiện tượng tạo núi

Quá trình tạo núi là kết quà tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lực sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Cánh diều Bài 10 (có đáp án): Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Cánh diều Bài 10 (có đáp án): Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1: Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn.

B. Phong hoá.

C. Xâm thực.

D. Nâng lên.

Câu 2: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.

B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.

C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 

D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 3: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. Năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. Năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. Năng lượng của bức xạ mặt trời.

D. Năng lượng từ biển và đại dương.

Câu 4: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Câu 5: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.

B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. 

C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.

D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Câu 6: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?

A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá.

B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn.  

C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển.

D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. Động đất, núi lửa, sóng thần.

B. Hoạt động vận động kiến tạo.

C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. Sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 8: Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là

A. Hỗ trợ nhau.

B. Lần lượt.

C. Giống nhau.

D. Đối nghịch.

Câu 9: Vận động tạo núi là vận động

A. Nâng lên - hạ xuống.

B. Phong hóa - sinh học.

C. Uốn nếp - đứt gãy.

D. Bóc mòn - vận chuyển.

Câu 10: Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

A. Nâng lên, hạ xuống.

B. Uốn nét, đứt gãy.

C. Động đất, núi lửa.

D. Mài mòn, bồi tụ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: