GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Giải Giáo dục công dân 7 | No tags

Mục lục

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 1.

Giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Video Giải Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Cô Tiêu Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Giải GDCD 7 trang 6

Mở đầu

a) Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương?

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Mở đầu trang 6 Bài 1 GDCD 7:

a) Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương?

b) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống quê hương qua bức ảnh trên.

a) Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Các hình ảnh trên đề cập đến:

+ Truyền thống yêu nước (ảnh 1)

+ Trang phục truyền thống (ảnh 2)

+ Điệu múa (nghệ thuật biểu diễn) truyền thống (ảnh 3)

+ Văn hóa ẩm thực truyền thống (ảnh 4)

Yêu cầu b) Chia sẻ hiểu biết của bản thân

- Bức ảnh 1 là tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh được đặt tại vườn hoa Vạn Xuân, phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Bức tượng tôn vinh những chiến sĩ đã sẵn sàng hi sinh xương máu để giành và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

- Bức ảnh 2 là hình ảnh người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống. Trong đó nổi bật nhất là chiếc khăn đội đầu màu đỏ, mang đến cảm giác rực rỡ, ấm áp.

- Bức ảnh 3 là điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hòa. Đây là điệu múa đội lu, mô phỏng cô gái Chăm lấy nước bên bờ suối hay dâng nước lên tháp.

- Bức ảnh 4 là hình ảnh bánh khọt - món ăn truyền thống của người Nam Bộ. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân tôm, được nướng, khi ăn kèm với rau sống, ớt tươi và nước mắm pha ngọt.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh và Bến Tre?

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Câu hỏi trang 7 GDCD 7:

a) Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh và Bến Tre? Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?

b) Hãy kể tên những truyền thống ở quê hương em và chia sẻ cảm nhận của em về những truyền thống đó.

c) Truyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Trả lời:

Yêu cầu a) 

- Thông tin số 1 phản ánh về truyền thống hát dân ca quan họ của người dân Kinh Bắc.

- Thông tin số 2 phản ánh về truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Bến Tre.

- Nhận xét: những truyền thống trên đều là những truyền thống tốt đẹp, quý báu và đáng tự hào của quê hương Kinh Bắc, Bến Tre (nói riêng) và của dân tộc Việt Nam (nói chung).

Yêu cầu b) Lưu ý: học sinh tự trình bày các truyền thống của quê hương. Các em có thể tham khảo bài dưới đây:

Một số truyền thống ở quê hương Hà Nam như:

- Hội võ Liễu Đôi (xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).

- Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

- Lễ hội đền Trần Thương (xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).

- Lễ hội đền bà Đanh (thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).

Yêu cầu c) Theo em, truyền thống quê hương giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công. 

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

Trong những trường hợp trên, các bạn đã có những hoạt động gì để gìn giữ và phát huy

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Câu hỏi trang 8 GDCD 7:

a) Trong những trường hợp trên, các bạn đã có những hoạt động gì để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương.

b) Theo em, học sinh cần làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- (Thông tin số 1) Các bạn học sinh đã lập nhóm tìm hiểu lịch sử, sưu tầm hình ảnh, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử và ghi lại, chia sẻ lên cổng thông tin điện tử của trường;

- (Thông tin số 2) Bạn Hòa đã rủ mọi người cùng tham gia câu lạc bộ trang phục may, thêu truyền thống;

- (Thông tin số 3) Bình đã tham gia đội thanh niên tình nguyện, cùng với các anh chị thanh niên tình nguyện nhắc nhở du khách giữ vệ sinh môi trường trong lễ hội chùa Hương.

Yêu cầu b) Theo em, để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần:

- Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền.

- Kính trọng biết ơn những người có công với đất nước.

- Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của địa phương.

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm ảnh hưởng đến các truyền thống văn hóa dân tộc.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

Em tán thành hay không tán thành những quan điểm nào dưới đây?

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Luyện tập 1 trang 8 GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành những quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a) Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình.

b) Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.

c) Những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Trả lời:

- Em tán thành với ý kiến a). Vì: truyền thống của quê hương, đất nước là những giá trị tốt đẹp về cả vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể…đã được sáng tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó: tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình.

- Em không tán thành với ý kiến b). Vì: nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.

- Em tán thành với ý kiến c), vì: truyền thống của quê hương, đất nước bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể. Vì vậy: những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

Em hãy liệt kê những việc nên làm và không nên làm để gìn giữ và phát huy

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Luyện tập 2 trang 9 GDCD 7: Em hãy liệt kê những việc nên làm và không nên làm để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương.

Truyền thống

Nên làm

Không nên làm




Trả lời:

Lưu ý: Học sinh tự làm. Các em có thể tham khảo bài dưới đây:

Truyền thống

Nên làm

Không nên làm

Lễ hội

truyền thống

- Tự hào về truyền thống

- Tham gia lễ hội tại địa phương.

- Quét dọn đền, chùa.

- Bôi nhọ truyền thống

- Xả rác bừa bãi trong lễ hội và khuôn viên di tích.

Trang phục

dân tộc

- Tôn trọng trang phục của các dân tộc khác.

- Tìm hiểu, tham gia các câu lạc bộ về trang phục truyền thống.

- Trải nghiệm mặc thử các bộ trang phục.

- Giới thiệu tới mọi người những bộ trang phục truyền thống.

- Phân biệt, kì thị trang phục vùng miền.

- Phê phán, chê bai trang phục lỗi thời.


Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi của các bạn dưới đây?

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Luyện tập 3 trang 9 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi của các bạn dưới đây?

a) K cùng các bạn trong lớp lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của thành phố nơi mình sinh sống.

b) Trong lễ hội đầu xuân, M theo một số anh chị đi chèo kéo khách đổi tiền lẻ.

c) A vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi "Tự hào truyền thống quê hương" do trường tổ chức.

Trả lời:

- Em đồng tình với việc làm của bạn K vì K đang thực hiện những hành động tốt góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.

- Em không đồng tình với việc làm của M vì M đang thực hiện hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến cảm nhận của du khách về lễ hội truyền thống.

- Em đồng tình với hành động của bạn A. Vì: hành động của A giúp góp phần quảng bá truyền thống của quê hương tới mọi người.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

Xử lý tình huống: Phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn, trường của H tổ chức lễ

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Luyện tập 4 trang 9 GDCD 7: Xử lý tình huống:

a) Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Sau lễ dâng hương, các bạn tập trung nghe kể về những tấm gương hy sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì H lại chạy chơi, đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung.

Em có đồng tình với hành động của H không? Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H điều gì?

b) Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, trường của T tổ chức cuộc thi nấu ăn giữa các chi đội. Khi cả lớp thảo luận sẽ chọn nấu món gì, T đề xuất chọn các món ăn truyền thống của quê hương xứ Huế như bún bò, bánh bèo, nem lụi, … nhưng một số bạn lại cho rằng những món ăn bình dân như vậy không phù hợp để đi thi mà nên chọn những món ăn nước ngoài sẽ mới mẻ và phù hợp hơn.

Nếu là T, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Em không đồng tình với hành động của H.

- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn nên ngồi trật tự lắng nghe về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không chạy nhảy, đùa nghịch.

Yêu cầu b)

- Nếu là T, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như sau: những món ăn như: bún bò, bánh bèo, nem lụi… tuy là những món ăn phổ biến nhưng đó là những món mang đặc trưng của xứ Huế. Nấu các món ăn truyền thống đó trong cuộc thi cũng có nghĩa là chúng ta đang giới thiệu những món ăn đó đến với nhiều người, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và thiết kế Pôx tơ để quảng bá

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Vận dụng 1 trang 9 GDCD 7: Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và thiết kế Pôx tơ để quảng bá truyền thống đó.

Trả lời:

Lưu ý: Học sinh tự tìm hiểu và thiết kế Pô-xtơ về truyền thống của quê hương. Các em có thể tham khảo Pô-xtơ dưới đây về truyền thống yêu nước, đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền

Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và thiết kế Pôx tơ để quảng bá

Kiên quyết bảo vệ Tổ quốc!

Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và thiết kế Pôx tơ để quảng bá

Kiên quyết bảo vệ chủ quyêng biển đảo Việt Nam!

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Vận dụng 2 trang 9 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ngợi ca truyền thống quê hương để biển diễn trước lớp.

Trả lời:

- Một số làn điệu dân ca, như: trống cơm (dân ca Bắc Bộ), lý ngựa ô (dân ca Huế), cây trúc xinh (dân ca quan họ Bắc Ninh)…

- Một số điệu múa truyền thống: múa Apsara (của người Chăm)…

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hay khác:

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 7 Bài 1.

Giải SBT GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 4

Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Tự hào về truyền thống quê hương

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 7.

Trắc nghiệm GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Tự hào về truyền thống quê hương

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm GDCD 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: