Hóa 11 Kết nối tri thức Bài 25: Ôn tập chương 6 (trang 153, 154)

Giải Hóa học 11 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 trang 153, 154 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 11 Bài 25.

Giải Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 25: Ôn tập chương 6 (trang 153, 154)

Giải Hóa học 11 trang 153

Cho bốn hợp chất sau ethanol propanal acetone acetic acid. Chất nào trong các chất trên có nhiệt độ sôi cao nhất

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 153 Hóa học 11: Cho bốn hợp chất sau: ethanol, propanal, acetone, acetic acid.

a) Chất nào trong các chất trên có nhiệt độ sôi cao nhất?

b) Trình bày cách phân biệt các chất trên bằng phương pháp hoá học.

Lời giải:

a) Trong 4 chất trên acetic acid có nhiệt độ sôi cao nhất. Do phân tử acetic acid chứa nhóm carbonyl phân cực, các phân tử carboxylic acid liên kết hydrogen với nhau tạo thành dạng dimer hoặc dạng liên phân tử.

b) Cách phân biệt: ethanol, propanal, acetone, acetic acid:

- Trích mẫu thử.

- Cho vào mỗi mẫu thử 1 mẩu quỳ tím:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → acetic acid (CH3COOH).

+ Quỳ tím không đổi màu → ethanol, propanal, acetone (nhóm I).

- Cho từng mẫu thử ở nhóm I tác dụng với Na:

+ Mẩu Na tan dần, có khí thoát ra → ethanol (C2H5OH).

Phương trình hoá học: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2.

+ Không hiện tượng → propanal, acetone (nhóm II).

- Cho từng mẫu thử ở nhóm II tác dụng với dung dịch bromine:

+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → propanal.

Phương trình hoá học:

CH3 – CH2 – CHO + Br2 + H2O → CH3 – CH2 – COOH + 2HBr.

+ Không hiện tượng → acetone.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác:

Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của các aldehyde ketone

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 2 trang 153 Hóa học 11: Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của các aldehyde, ketone có công thức phân tử C4H8O và carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2.

Lời giải:

Các aldehyde, ketone có công thức phân tử C4H8O:

- Hợp chất aldehyde:

CH3 – CH2 – CH2 – CHO: butanal;

Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của các aldehyde ketone: 2 – methylpropanal;

- Hợp chất ketone:

Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của các aldehyde ketone: butanone.

Carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2

CH3 – CH2 – CH2 – COOH: butanoic acid;

Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của các aldehyde ketone: 2 – methylpropanoic acid.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác:

Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có tên gọi dưới đây. 3-methylbutanal pentan-2-one

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 3 trang 153 Hóa học 11: Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có tên gọi dưới đây.

a) 3-methylbutanal;

b) pentan-2-one;

c) pentanoic acid;

d) 2-methylbutanoic acid.

Lời giải:

a) 3-methylbutanal:

Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có tên gọi dưới đây.  3-methylbutanal pentan-2-one

b) pentan-2-one:

Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có tên gọi dưới đây.  3-methylbutanal pentan-2-one

c) pentanoic acid: CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – COOH.

d) 2-methylbutanoic acid.

Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có tên gọi dưới đây.  3-methylbutanal pentan-2-one.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác:

Hãy viết các phương trình hoá học để chứng minh các aldehyde vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 4 trang 153 Hóa học 11: Hãy viết các phương trình hoá học để chứng minh các aldehyde vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Lời giải:

- Phương trình hoá học chứng minh aldehyde có tính oxi hoá:

CH3CHO + H2 to,Ni CH3CH2OH

- Phương trình hoá học chứng minh aldehyde có tính khử:

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH to CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác:

Xác định sản phẩm của các phản ứng sau: propanal + 2[H]; ethanal + AgNO3 + NH3 + H2O; butanone + HCN; propanone + I2 + NaOH

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 5 trang 154 Hóa học 11: Xác định sản phẩm của các phản ứng sau:

a) propanal + 2[H] →

b) ethanal + AgNO3 + NH3 + H2O →

c) butanone + HCN →

d) propanone + I2 + NaOH →

Lời giải:

Ta có các sơ đồ:

a) CH3CH2CHO +2[H] CH3CH2CH2OH;

b) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3;

c) Xác định sản phẩm của các phản ứng sau: propanal + 2[H];  ethanal + AgNO3 + NH3 + H2O; butanone + HCN; propanone + I2 + NaOH

d) CH3 – CO – CH3 + 3I2 + 4NaOH → CH3 – COONa + 3NaI + CHI3 + 3H2O.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác:

Viết phương trình phản ứng giữa propanoic acid với các chất sau Zn MgO

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 6 trang 154 Hóa học 11: Viết phương trình phản ứng giữa propanoic acid với các chất sau:

a) Zn;

b) MgO;

c) CaCO3;

d) CH3OH/ H2SO4 đặc.

Lời giải:

a) 2CH3 – CH2 – COOH + Zn → (CH3 – CH2 – COO)2Zn + H2;

b) 2CH3 – CH2 – COOH + MgO → (CH3 – CH2 – COO)2Mg + H2O;

c) 2CH3 – CH2 – COOH + CaCO3 → (CH3 – CH2 – COO)2Ca + CO2 + H2O;

d) CH3 – CH2 – COOH + CH3OH H2SO4,to CH3 – CH2 – COOCH3 + H2O.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác:

Ethyl benzoate là hợp chất chính tạo mùi thơm của quả anh đào (cherry). Hãy viết phương trình hoá học

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 7 trang 154 Hóa học 11: Ethyl benzoate là hợp chất chính tạo mùi thơm của quả anh đào (cherry). Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp ethyl benzoate từ carboxylic acid và alcohol tương ứng.

Ethyl benzoate là hợp chất chính tạo mùi thơm của quả anh đào (cherry). Hãy viết phương trình hoá học

Lời giải:

C6H5COOH + C2H5OH H2SO4,to C6H5COOC2H5 + H2O.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác:

Cho 12 g acetic acid phản ứng với 12 g ethanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 8 g ester

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 8 trang 154 Hóa học 11: Cho 12 g acetic acid phản ứng với 12 g ethanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 8 g ester. Tính hiệu suất phản ứng ester hoá.

Lời giải:

nCH3COOH=1260=0,2 (mol); nC2H5OH=12460,26(mol)

Phương trình hoá học:

CH3COOH + C2H5OH H2SO4,toCH3COOC2H5 + H2O

0,2 0,26 0,2 mol

Theo phương trình hoá học, giả sử H = 100% thì C2H5OH dư, do đó số mol ester theo lí thuyết sẽ tính theo số mol CH3COOH.

mester lý thuyết = 0,2 . 88 = 17,6 gam.

Hiệu suất phản ứng ester hoá là:

H=mester(TT)mester(LT).100%=817,6.100%=45,45%.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác:

Trong thành phần của bột vệ sinh lồng máy giặt thường có mặt nitric acid (acid chanh)

Giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 9 trang 154 Hóa học 11: Trong thành phần của bột vệ sinh lồng máy giặt thường có mặt nitric acid (acid chanh). Hãy giải thích vai trò của citric acid trong trường hợp này.

Lời giải:

Trong trường hợp này, citric acid đóng vai trò loại bỏ gỉ sét và cặn (CaCO3, MgCO3…) bám trên lồng máy giặt.

Lời giải Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6 hay khác: