Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Giải Hóa học 12 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 12 Bài 15.

Giải Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Giải Hóa học 12 trang 81

Sau khi khai thác quặng, cần thực hiện quá trình tách kim loại để thu được kim loại tinh khiết

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 81 Hóa học 12: Sau khi khai thác quặng, cần thực hiện quá trình tách kim loại để thu được kim loại tinh khiết. Có những phương pháp nào để tách kim loại?

Lời giải:

Một số phương pháp tách kim loại:

+ Phương pháp nhiệt luyện.

+ Phương pháp thuỷ luyện.

+ Phương pháp điện phân.

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Tìm hiểu và nêu trạng thái tự nhiên của một số kim loại

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Thảo luận 1 trang 81 Hóa học 12: Tìm hiểu và nêu trạng thái tự nhiên của một số kim loại.

Lời giải:

Trong tự nhiên, chỉ có một số ít kim loại tồn tại ở dạng đơn chất (như vàng, bạc, platinum …), hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất trong các quặng, mỏ.

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Xác định chất oxi hoá, chất khử trong các phản ứng ở Ví dụ 1

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Thảo luận 2 trang 82 Hóa học 12: Xác định chất oxi hoá, chất khử trong các phản ứng ở Ví dụ 1.

Ví dụ 1:

ZnO + C to  Zn + CO

Fe2O3 + 3CO to  2Fe + 3CO2

Lời giải:

- Xét phản ứng:

Zn+2O + C0 toZn0 + C+2O

Số oxi hoá của C tăng từ 0 lên +2 nên C đóng vai trò là chất khử; số oxi hoá của Zn giảm từ +2 xuống 0 nên ZnO đóng vai trò là chất oxi hoá.

- Xét phản ứng:

Fe+32O3+ 3C+2O to2Fe0 + 3C+4O2

Số oxi hoá của C tăng từ +2 lên +4 nên CO đóng vai trò là chất khử; số oxi hoá của Fe giảm từ +3 xuống 0 nên Fe2O3 đóng vai trò là chất oxi hoá.

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Trình bày cách tách Cu từ Cu(OH)2 bằng phương pháp nhiệt luyện. Viết phương trình hoá học

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 82 Hóa học 12: Trình bày cách tách Cu từ Cu(OH)2 bằng phương pháp nhiệt luyện. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Lời giải:

Bước 1: Nhiệt phân Cu(OH)2 thu được CuO:

Cu(OH)2 to CuO + H2O

Bước 2: Dùng CO hoặc C khử CuO thu được kim loại Cu:

CO + CuO to Cu + CO2

Hoặc C + 2CuO → 2Cu + CO2

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Hãy so sánh phương pháp nhiệt luyện và phương pháp thuỷ luyện.Phương pháp nào thường dùng

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Thảo luận 3 trang 83 Hóa học 12: Hãy so sánh phương pháp nhiệt luyện và phương pháp thuỷ luyện. Phương pháp nào thường dùng trong phòng thí nghiệm để tách kim loại? Giải thích.

Lời giải:

 

Phương pháp thuỷ luyện

Phương pháp nhiệt luyện

Giống nhau

- Đều dùng để tách kim loại và đều thực hiện bằng cách khử những ion của kim loại hoạt động yếu.

Khác nhau

Hoà tan kim loại hoặc hợp chất của những kim loại hoạt động yếu trong dung dịch thích hợp để tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó, các ion kim loại được khử bằng kim loại hoạt động mạnh hơn.

Khử những ion của kim loại hoạt động yếu và trung bình trong các oxide của chúng ở nhiệt độ cao bằng chất khử C, CO,…

Phương pháp thường dùng trong phòng thí nghiệm để tách kim loại là phương pháp thuỷ luyện do phương pháp này dễ thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Có thể điện phân dung dịch muối của bạc để tách kim loại này được không? Viết phương trình hoá học

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Thảo luận 4 trang 83 Hóa học 12: Có thể điện phân dung dịch muối của bạc để tách kim loại này được không? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có).

Lời giải:

Bạc là kim loại có mức độ hoạt động yếu nên có thể dùng phương pháp điện phân dung dịch muối của bạc để tách kim loại này.

Ví dụ điện phân dung dịch AgNO3

Tại anode (cực dương): 2H2OO2+4H++4e

Tại cathode (cực âm):Ag++1eAg

Phương trình hoá học của phản ứng điện phân:

4AgNO3+2H2Ođpdd4Ag+O2+4HNO3

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Tìm hiểu về một số làng nghề tái chế kim loại phổ biến Al, Fe, Cu ở Việt Nam

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Thảo luận 5 trang 84 Hóa học 12: Tìm hiểu về một số làng nghề tái chế kim loại phổ biến Al, Fe, Cu ở Việt Nam. Nêu thực trạng về môi trường tại làng nghề đó.

Lời giải:

Ở Việt Nam, tái chế kim loại ở các làng nghề đa phần là tái chế kim loại thủ công. Tái chế kim loại thủ công được hiểu là chế tạo theo quy trình đơn giản bằng các công cụ thô sơ tại hộ gia đình hay các cơ sở sản xuất nhỏ. Vì vậy, người sản xuất thường không có đủ điều kiện đầu tư đồng bộ để đảm bảo hiệu quả, chất lượng và an toàn. Từ đó, hoạt động tái chế kim loại thủ công thường tác động tiêu cực đến môi trường và con người.

Một số ảnh hưởng của quy trình tái chế kim loại thủ công đối với môi trường và sức khoẻ người dân ở một số làng nghề tái chế được thể hiện dưới các hình ảnh sau:

Tìm hiểu về một số làng nghề tái chế kim loại phổ biến Al, Fe, Cu ở Việt Nam

Tìm hiểu về một số làng nghề tái chế kim loại phổ biến Al, Fe, Cu ở Việt Nam

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Viết sơ đồ tách kim loại bằng một phương pháp hoá học thích hợp từ mỗi nguyên liệu MgO và Fe2O3

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Bài tập 1 trang 84 Hóa học 12: Viết sơ đồ tách kim loại bằng một phương pháp hoá học thích hợp từ mỗi nguyên liệu MgO và Fe2O3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Lời giải:

- Tách Mg từ MgO bằng phương pháp điện phân nóng chảy: MgO đpnc  Mg.

Phương trình hoá học:

2MgO đpnc 2Mg + O2

- Tách Fe từ Fe2O3 bằng phương pháp nhiệt luyện: Fe2O3 +C/CO Fe.

Phương trình hoá học:

Fe2O3 + 3CO to  2Fe + 3CO2

Hoặc Fe2O3 + 3C to  2Fe + 3CO

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Trình bày phương pháp hoá học thích hợp để tách kim loại bạc ra khỏi hỗn hợp kim loại bạc và đồng

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 84 Hóa học 12: Trình bày phương pháp hoá học thích hợp để tách kim loại bạc ra khỏi hỗn hợp kim loại bạc và đồng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Lời giải:

Cho hỗn hợp kim loại gồm bạc và đồng qua lượng dư dung dịch muối sắt(III) như Fe(NO3)3. Khi đó, đồng (Cu) phản ứng tạo thành muối tan; còn bạc (Ag) không phản ứng.

Lọc thu lấy kim loại, rửa sạch để thu được kim loại bạc tinh khiết.

Phương trình hoá học minh hoạ:

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Ag + Fe(NO3)3 → không phản ứng.

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:

Đá vôi là loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật calcite và các dạng kết tinh

Giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 84 Hóa học 12: Đá vôi là loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật calcite và các dạng kết tinh khác nhau của calcium carbonate. Đá vôi (thành phần chính CaCO3) có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Hãy lựa chọn và trình bày phương pháp hoá học thích hợp điều chế calcium từ CaCO3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Lời giải:

Có thể điều chế calcium từ CaCO3 theo sơ đồ sau:

CaCO3(s)+HCl CaCl2(aq)to CaCl2(s) đpnc Ca(s)

Phương trình hoá học minh hoạ:

CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)

Cô cạn thu CaCl2 khan sau đó đem điện phân nóng chảy:

CaCl2 đpnc  Ca + Cl2

Lời giải Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác: