Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Giải Khoa học tự nhiên 6 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh lớp 6 dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 13.

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Video Giải KHTN 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể - Cô Mạc Đan Ly (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 6 trang 76

Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu từ nhiều tế bào

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Mở đầu trang 76 KHTN lớp 6: Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu từ nhiều tế bào.

Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu từ nhiều tế bào

Trả lời:

Sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào là con gà, cây hoa mai và cây lúa.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Luyện tập 1 trang 76 KHTN lớp 6: Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực.

Trả lời:

- Ví dụ: 

+ Trùng roi là tế bào nhân thực

+ Trùng giày là tế bào nhân thực

+ Nấm men là tế bào nhân thực

+ Vi khuẩn lactic là tế bào nhân sơ

+ Vi khuẩn cố định đạm là tế bào nhân sơ

+ Vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trùng giày là sinh vật đơn bào sống phổ biến trong nước

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Tìm hiểu thêm trang 77 KHTN lớp 6: Trùng giày là sinh vật đơn bào sống phổ biến trong nước. Cơ thể của trùng giày tuy chỉ là một tế bào nhưng thực hiện được đầy đủ các hoạt động sống của một sinh vật. Hãy tìm hiểu trùng giày thực hiện các hoạt động sống như thế nào?

Trùng giày là sinh vật đơn bào sống phổ biến trong nước

Trả lời:

Các hoạt động sống của trùng roi đều được diễn ra trong một tế bào:

- Di chuyển: Trùng roi di chuyển  bằng lông bơi.

- Tiêu hóa:

+ Trùng roi lấy thức ăn qua rãnh miệng → Thức ăn được chứa và tiêu hóa trong không bào tiêu hóa → Sau khi thức ăn được biến đổi, chất dinh dưỡng được cơ thể trùng roi hấp thụ còn chất thải được thải các cất cặn bã qua lỗ thoát.

+ Trùng roi bơm nước thừa ra ngoài bằng không bào co bóp.

- Sinh sản: Nhân phân chia trước → Tế bào chất phân chia sau → Hình thành 2 tế bào con từ một tế bào trùng roi ban đầu.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Luyện tập 2 trang 77 KHTN lớp 6: Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1

Trả lời:

Tiêu chí

Sinh vật đơn bào

Sinh vật đa bào

Số lượng tế bào

Một tế bào

Nhiều tế bào

Số loại tế bào

Một loại tế bào

Nhiều loại tế bào

Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay nhân thực

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 78 KHTN lớp 6: Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao.

Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh

Trả lời:

Theo hình ảnh ta thấy:

Tế bào thịt lá → Mô giậu → Lá → Hệ chồi → Cây xanh

Vậy trật tự sắp các cấp độ tổ chức của cây xanh từ thấp đến cao là:

Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Quan sát các hình trong hình 13.4, sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Vận dụng 2 trang 79 KHTN lớp 6: Quan sát các hình trong hình 13.4, sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể người từ thấp đếp cao và gọi tên của các cấp độ đó.

Quan sát các hình trong hình 13.4, sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức

Trả lời:

Trình tự sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể người từ thấp đến cao là: C (Tế bào) → D (Mô) → B (Cơ quan) → A (Hệ cơ quan) → E (Cơ thể).

- Tế bào: tế bào biểu mô ruột

- Mô: biểu mô ruột

- Cơ quan: ruột non

- Hệ cơ quan: hệ tiêu hóa

- Cơ thể: cơ thể người

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 79 KHTN lớp 6: Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô.

Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước

Trả lời:

Quan sát hình ảnh ta thấy:

- Mô giậu gồm những tế bào đều có hình chữ nhật dài.

- Mô xốp gồm những tế bào đều có hình cầu.

- Mô biểu bì gồm những tế bào đều có hình chữ nhật ngắn.

- Mô cơ gồm những tế bào đều có hình thuôn nhọn hai đầu.

- Mô thần kinh gồm những tế bào thần kinh đều có hình sao.

→ Nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô: Trong mỗi loại mô, hình dạng, kích thước của các tế bào là giống nhau hay nói cách khác mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Dựa vào hình 13.3, hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 79 KHTN lớp 6:

1. Dựa vào hình 13.3, hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh.

2. Quan sát hình 13.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người.

Dựa vào hình 13.3, hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh Quan sát các hình trong hình 13.4, sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức

Trả lời:

1. Một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh là: mô giậu, mô bì, mô xốp, mô dẫn

2. Một số cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người là: dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, thực quản, gan,…

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Luyện tập 3 trang 80 KHTN lớp 6: Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2 và tên của cấp độ tổ chức liền kề cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể.

Trả lời:

Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc  đã cho trong bảng 13.2

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Vận dụng 2 trang 80 KHTN lớp 6: Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3.

Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật

Trả lời:

Cấu trúc

Động vật

Thực vật

Tế bào

Tế bào cơ

Tế bào thịt quả

Mô cơ

Mô mềm

Cơ quan

Phổi

Quả

Hệ cơ quan

Hệ hô hấp

Hệ chồi

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Câu hỏi trang 81 KHTN lớp 6: Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được.

Trả lời:

- Vẽ hình dạng nấm men:

Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được

- Mô tả hình dạng của nấm men:

+ Tế bào nấm men có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục. 

+ Ở một số tế bào nấm men, tế bào nấm men con mọc chồi luôn trên cơ thể mẹ nên tạo ra hình dạng giống xương rồng. 

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người

Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Câu hỏi trang 82 KHTN lớp 6: Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người mà em quan sát được theo sơ đồ gợi ý.

Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người

Trả lời:

- Cơ thể người:

Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người

- Cơ thể cây xanh:

Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Sách bài tập KHTN 6 Cánh diều Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Sách bài tập KHTN 6 Cánh diều Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 6.

VBT KHTN 6 Cánh diều Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 6 Bài 13.

Giải VBT KHTN 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật...

Xem thêm các bài giải vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

1. Sinh vật đơn bào

- Sinh vật đơn bào là các sinh vật thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào như: lấy và tiêu hóa thức ăn, hô hấp, vận động, sinh sản và trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

2. Sinh vật đa bào

- Sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp.

- Cơ thể chúng có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau như quang hợp, tiêu hóa, hô hấp… nhờ đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

II. Tổ chức cơ thể đa bào

- Ở sinh vật đa bào, các tế bào được tổ chức theo thứ tự nhất định từ cấp độ thấp đến cấp độ cao.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

- Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản

- Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng

- Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí trong cơ thể 

- Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định

- Cơ thể sinh vật bao gồm tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể.

III. Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể

1. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể

Chuẩn bị

- Dụng cụ, mẫu vật: kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, kim mũi mác và các dụng cụ, mẫu vật dưới đây.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

- Tranh, video, tiêu bản về sinh vật đơn bào

Tiến hành

- Đối với mẫu vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

- Đối với tranh, video, tiêu bản

+ Quan sát tranh, video, tiêu bản

+ Quan sát tiêu bản về sinh vật đơn bào: thực hiện theo bước 5

Báo cáo

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu

2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể thực vật và cơ thể người

Chuẩn bị

- Tranh hoặc mẫu cây thật có ở địa phương

- Tranh hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người

Tiến hành

- Quan sát tranh hoặc mẫu cây thật, nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh

- Quan sát tranh hoặc mô hình cơ thể người, nhận dạng và xác định vị trí một số cơ quan cấu tạo cơ thể người.

Báo cáo kết quả

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều Bài 13 (có đáp án): Từ tế bào đến cơ thể

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 13 (có đáp án): Từ tế bào đến cơ thể

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm và biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

Câu 1: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?

A. Con chó.          B. Trùng biến hình.            C. Con ốc sên.           D. Con cua.

Câu 2: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là

A. Hệ cơ quan                B. Cơ quan

C. Mô                             D. Tế bào

Câu 3: Cho các sinh vật sau:

(1) Tảo lục                               (4) Tảo vòng

(2) Vi khuẩn lam                      (5) Cây thông

(3) Con bướm

Các sinh vật đa bào là?

A. (1), (2), (5)                 B. (5), (3), (1)                 

C. (1), (2), (5)                 D. (3), (4), (5)

Câu 4: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?

A. Tim                  B. Phổi                 C. Não                  D. Dạ dày

Câu 5: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?

A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô

B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể

C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể

D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào

B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan

C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ

Câu 7: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

A. Mô và hệ cơ quan                B. Tế bào và cơ quan

C. Tế bào và mô                       D. Cơ quan và hệ cơ quan

Câu 8: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?

A. Tế bào                        B. Mô

C. Cơ quan                     D. Hệ cơ quan

Câu 9: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?

A. Màu sắc                                         B. Kích thước

C. Số lượng tế bào tạo thành              D. Hình dạng

Câu 10: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.

Bài tập trắc nghiệm Từ tế bào đến cơ thể có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều

Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?

A. Lục lạp.                      B. Nhân tế bào.

C. Không bào.                D. Thức ăn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: