Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường (phân môn Vật Lí 7) sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 15.
Giải KHTN 7 Cánh diều Bài 15: Từ trường
Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường - Cô Phạm Hằng (Giáo viên VietJack)
Giải KHTN 7 trang 79
Ta đã biết, lực hút của Trái Đất giữ cho mọi vật trên Trái Đất. Lực hút này được thực hiện thông qua trường lực
Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường
Mở đầu trang 79 Bài 16 Khoa học tự nhiên 7: Ta đã biết, lực hút của Trái Đất giữ cho mọi vật trên Trái Đất. Lực hút này được thực hiện thông qua trường lực hấp dẫn bao xung quanh Trái Đất. Lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ có thông qua một trường lực nào không?
Trả lời:
Có. Lực tác dụng của nam châm lên vật liệu từ có thông qua một trường lực gọi là từ trường. Các vật liệu từ hay nam châm, dòng điện khác đặt vào trong từ trường của một nam châm đều chịu tác dụng của từ trường đó.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường hay khác:
Một kim nam châm có thể quay tự do quanh trục thẳng đúng trên giá đỡ
Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường
Thực hành trang 79 Khoa học tự nhiên 7:
Dụng cụ
Một kim nam châm có thể quay tự do quanh trục thẳng đúng trên giá đỡ, đang chỉ hướng nam bắc;
Một thanh nam châm đặt trên giá đỡ.

Tiến hành
Dịch chuyển nhẹ nhàng giá đỡ để đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau gần thanh nam châm, đợi cho kim nam châm nằm yên. Quan sát và so sánh hướng của kim nam châm với hướng ban đầu của nó.
Ở mỗi vị trí xung quanh nam châm, sau khi kim nam châm đã nằm yên trên giá đỡ, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định. Buông tay và quan sát xem kim nam châm sẽ nằm yên theo hướng nào.
Trả lời:
+ Khi dịch chuyển nhẹ nhàng giá đỡ để đưa kim nam châm sang các vị trí khác, đến khi kim nam châm nằm yên thì hướng của kim nam châm sẽ thay đổi so với hướng ban đầu. Cực từ S của kim nam châm bên trái luôn hướng vào cực N của thanh nam châm, cực từ N của kim nam châm bên phải luôn hướng vào cực S của thanh nam châm.
+ Ở mỗi vị trí xung quanh nam châm, sau khi kim nam châm đã nằm yên trên giá đỡ, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định. Buông tay thì kim nam châm có xu hướng trở về vị trí có hướng xác định trước khi xoay.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường hay khác:
Trong thí nghiệm ở hình 15.1, khi đưa kim nam châm lại gần thanh nam châm
Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường
Câu hỏi 1 trang 79 Khoa học tự nhiên 7: Trong thí nghiệm ở hình 15.1, khi đưa kim nam châm lại gần thanh nam châm, hướng của kim nam châm có thay đổi so với hướng ban đầu không?

Trả lời:
Khi đưa kim nam châm lại gần thanh nam châm thì hướng của kim nam châm không thay đổi.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường hay khác:
Chúng ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan. Làm thế nào để hình dung
Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường
Câu hỏi 2 trang 80 Khoa học tự nhiên 7: Chúng ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan. Làm thế nào để hình dung ra từ trường?
Trả lời:
Ta có thể dùng nhiều kim nam châm thử đặt xung quanh một nam châm lớn, sự định hướng của các kim nam châm thử cho ta hình ảnh của từ trường.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường hay khác:
Dùng các dụng cụ như hình 15.2, thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U
Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường
Luyện tập 1 trang 80 Khoa học tự nhiên 7: Dùng các dụng cụ như hình 15.2, thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U. Hãy tạo từ phổ của nam châm hình chữ U.

Trả lời:
Rắc mạt sắt xung quanh nam châm chữ U sau đó gõ nhẹ. Ta được từ phổ của nam châm chữ U như hình:

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường hay khác:
Biết chiều đường sức từ của hai thanh nam châm như hình 15.5. Hãy xác định tên các cực từ
Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường
Luyện tập 2 trang 81 Khoa học tự nhiên 7: Biết chiều đường sức từ của hai thanh nam châm như hình 15.5. Hãy xác định tên các cực từ của hai nam châm.

Trả lời:
Bên ngoài nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm. Từ đó ta xác định được các cực từ của nam châm.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường hay khác:
Công tắc (1), lõi nhựa (2), lõi sắt (3), đế và pin (4), cuộn dây điện (5), viên bi sắt (6)
Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường
Thực hành trang 82 Khoa học tự nhiên 7:
Dụng cụ
Công tắc (1), lõi nhựa (2), lõi sắt (3), đế và pin (4), cuộn dây điện (5), viên bi sắt (6) (hình 15.7).
Tiến hành
- Nối hai đầu cuộn dây với chốt 1 và chốt 4 (hình 15.8). Dùng kim nam châm để kiểm tra từ trường trong không gian xung quanh nam châm điện vừa làm được.
- Đưa viên bi sát lại gần một đầu cuộn dây để nó được hút dính vào đó.
- Để thay đổi từ trường của nam châm điện, giữ nguyên đầu dây chốt 4, ngắt công tắc, chuyển đầu dây ở chốt 1 sang chốt 3, đóng lại công tắc.
- Tiếp tục đưa viên bi lại sát đầu cuộn dây.
- Rút ra nhận xét về khả năng hút viên bi của nam châm điện trước và sau khi thay đổi từ trường của nó.

Trả lời:
Khả năng hút viên bi của nam châm điện lúc trước mạnh hơn nam châm điện lúc sau khi thay đổi từ trường của nó.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường hay khác:
Ở thí nghiệm trên hình 15.8, dùng viên bi đã cho, em làm thế nào để kiểm tra từ trường
Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường
Vận dụng trang 82 Khoa học tự nhiên 7: Ở thí nghiệm trên hình 15.8, dùng viên bi đã cho, em làm thế nào để kiểm tra từ trường của nam châm thay đổi khi giữ nguyên đầu dây ở chốt 1 và chuyển đầu dây nối từ chốt 4 sang chốt 2?

Trả lời:
+ Khi các chốt ở vị trí 1 và 4 thì mạch điện có 2 pin, dòng điện trong mạch đủ lớn, từ trường của nam châm điện đủ mạnh để hút viên bi sắt mạnh hơn.
+ Khi giữ nguyên chốt 1, chuyển chốt 4 sang chốt 2 thì mạch điện chỉ còn 1 pin, dòng điện trong mạch giảm dẫn đến từ trường của nam châm điện yếu đi, viên bi sắt bị hút yếu hơn.
Em có thể cầm viên bi đưa lại gần và ra xa nam châm điện trong 2 trường hợp để cảm nhận sự thay đổi về từ trường.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường hay khác:
SBT KHTN 7 Cánh diều Bài 15: Từ trường
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 15.
Giải SBT KHTN 7 Cánh diều Bài 15: Từ trường
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 35
VBT KHTN 7 Cánh diều Bài 15: Từ trường
Với giải vở bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT KHTN 7 Bài 15.
Giải VBT KHTN 7 Bài 15: Từ trường - Cánh diều
A. Học theo sách giáo khoa
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Lý thuyết Bài 15: Từ trường sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường
Xem thử
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Từ trường
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường sách Cánh diều có đáp án
chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.
Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Từ trường
Xem thử
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: