KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học

Giải Khoa học tự nhiên 7 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học (phân môn Hóa học) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 3.

Giải KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học

Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Cô Lê Bích Ngà (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 7 trang 19

Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen, … là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Mở đầu trang 19 Bài 3 Khoa học tự nhiên 7: Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen, … là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người. Vậy nguyên tố hóa học là gì?

Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen, … là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người (ảnh 1)

Trả lời:

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Hoạt động trang 20 Khoa học tự nhiên 7: Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton

Chuẩn bị: 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20), Y (19, 20); Z (19, 21).

Thực hiện: xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông.

Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông?

2. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Trả lời:

1. Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

⇒ Em có thể xếp được 4 ô vuông.

2. Các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học:

+ A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2).

+ G (6, 6); L (6, 8).

+ Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10).

+ Y (19, 20); Z (19, 21).

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Câu hỏi 1 trang 20 Khoa học tự nhiên 7: Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thế có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Trả lời:

Theo khái niệm về nguyên tố hóa học: những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

⇒ Những nguyên tử có cùng một proton nhưng khác nhau số neutron đều thuộc về một nguyên tố hóa học hydrogen.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Câu hỏi 2 trang 20 Khoa học tự nhiên 7: Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

Trả lời:

Số hiệu nguyên tử = số proton trong hạt nhân.

⇒ Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Câu hỏi trang 20 Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm.

Trả lời:

- Ban đầu kim loại đồng có tên gọi là cyprium (kim loại Síp) bởi vì nó được khai thác chủ yếu ở Síp. Sau này thì chúng được gọi tắt là cuprum (tên latinh của đồng).

Ngày nay, tên gọi của kim loại đồng theo danh pháp quốc tế IUPAC là copper.

- Thời tiền sử, tên gọi cổ xưa của sắt là ferrum.

Ngày nay, tên gọi của kim loại sắt theo danh pháp quốc tế IUPAC là iron.

- Tìm ra vào năm 1825, nhôm có tên tiếng Latin “alumen”, “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn.

Ngày nay, tên gọi của kim loại nhôm theo danh pháp quốc tế IUPAC là aluminium.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Hoạt động trang 21 Khoa học tự nhiên 7: Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta

Chuẩn bị: các mẫu đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập, …).

Quan sát các đồ vật đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu:

1. Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.

2. Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.

Trả lời:

1. Một số mẫu đồ vật và các nguyên tố hóa học có trong mẫu:

Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta (ảnh 1)

Lõi dây điện chứa nguyên tố đồng

Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta (ảnh 1)

Vỏ lon sữa chứa nguyên tố sắt

Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta (ảnh 1)

Ruột bút chì chứa nguyên tố carbon

2.

Đồng (kí hiệu Cu): được ứng dụng làm dây dẫn điện, đúc tượng, thiết bị điện tử, …

Sắt (kí hiệu Fe): được ứng dụng rộng rãi làm sắt, thép xây dựng; khung xe, vỏ xe; đồ dùng sinh hoạt, …

Carbon (kí hiệu C): tùy thuộc vào từng loại thù hình mà carbon có những ứng dụng khác nhau như làm đồ trang sức, điện cực, nhiên liệu đốt, ruột bút chì, …

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Câu hỏi 1 trang 22 Khoa học tự nhiên 7: Đọc thông tin trong Bảng 3.1 và trả lời câu hỏi:

Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới tên IUPAC của nó?

Trả lời:

- Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái là hydrogen (H), boron (B), carbon (C), nitrogen (N), oxygen (O), fluorine (F), phosphorus (P), sulfur (S), potassium (K).

- Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm hai chữ cái là helium (He), lithium (Li), beryllium (Be), neon (Ne), sodium (Na), magnesium (Mg), aluminium (Al), silicon (Si), chlorine (Cl), argon (Ar), calcium (Ca).

- Một số nguyên tố có kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố như:

+ Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu là hóa học là Na.

+ Nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu là hóa học là K.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

Hãy đọc tên của một nguyên tố có trong thành phần không khí

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Câu hỏi 2 trang 22 Khoa học tự nhiên 7: Đọc thông tin trong Bảng 3.1 và trả lời câu hỏi:

Hãy đọc tên của một nguyên tố có trong thành phần không khí.

Trả lời:

Trong điều kiện thông thường, thành phần không khí (gần đúng theo thể tích) như sau:

78% nitrogen; 21% oxygen; 1% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác.

⇒ Một số nguyên tố có trong thành phần không khí là nitrogen, oxygen, carbon, hydrogen …

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

Nhận biết được sự có mặt của các nguyên tố hóa học thông qua kí hiệu, tên gọi

Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Em có thể trang 22 Khoa học tự nhiên 7: Nhận biết được sự có mặt của các nguyên tố hóa học thông qua kí hiệu, tên gọi của chúng trong các loại nhãn mác thuốc, đồ uống, đồ ăn, …

Trả lời:

Ví dụ 1: Nhãn chai nước muối sinh lí

Nhận thấy trên nhãn có ghi NaCl 0,9% ⇒ Có nguyên tố Na (sodium), Cl (chlorine).

Nhận biết được sự có mặt của các nguyên tố hóa học thông qua kí hiệu, tên gọi (ảnh 1)

Ví dụ 2: Nhãn trên hộp sữa fami canxi

Từ bảng giá trị dinh dưỡng và thành phần ⇒ Có các nguyên tố: Ca, Zn, Na, Mg, …

Nhận biết được sự có mặt của các nguyên tố hóa học thông qua kí hiệu, tên gọi (ảnh 1)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học hay khác:

SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 3.

Giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 11

VTH Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH KHTN 7 Bài 3.

Giải vở thực hành KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 14 Tập 1

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Nguyên tố hóa học

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Nguyên tố hóa học

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: