KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nam châm

Giải Khoa học tự nhiên 7 | No tags

Mục lục

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm (phân môn Vật Lí 7) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 18.

Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nam châm

Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm - Cô Dương Yến (Giáo viên VietJack)

Giải KHTN 7 trang 90

Theo em, trong giai đoạn đầu của việc phân loại rác

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Mở đầu trang 90 Bài 18 Khoa học tự nhiên 7: Theo em, trong giai đoạn đầu của việc phân loại rác, làm thế nào để tách một số vật thể bằng sắt, thép khỏi đống rác?

Trả lời:

Theo em, trong giai đoạn đầu của việc phân loại rác, để tách một số vật thể bằng sắt, thép khỏi đống rác người ta sử dụng nam châm, với lượng rác lớn người ta sử dụng xe cẩu dọn rác dùng nam châm điện.

Theo em, trong giai đoạn đầu của việc phân loại rác

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Câu hỏi thảo luận 1 trang 90 Khoa học tự nhiên 7: Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Trả lời:

Lực tương tác của nam châm với sắt là lực không tiếp xúc.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Hãy kể ra một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Câu hỏi thảo luận 2 trang 90 Khoa học tự nhiên 7: Hãy kể ra một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu.

Trả lời:

Một số dụng cụ, thiết bị sử dụng nam châm vĩnh cửu:

- Loa của máy tính, ti vi, radio, ...

- Máy phát điện.

- Máy phân loại từ tính.

- Robot.

...

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Luyện tập trang 90 Khoa học tự nhiên 7: Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh. Hãy đề xuất một cách đơn giản giúp xác định được bộ phận nào trong loa có từ tính.

Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh

Trả lời:

Cách giúp xác định được bộ phận có từ tính trong loa:

- Lần lượt đưa một nam châm lại gần từng bộ phận trong loa.

- Bộ phận nào bị nam châm hút chứng tỏ bộ phận đó có từ tính.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Hãy gọi tên các nam châm trong Hình 18.2 dựa theo hình dạng của chúng

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Câu hỏi thảo luận 3 trang 91 Khoa học tự nhiên 7: Hãy gọi tên các nam châm trong Hình 18.2 dựa theo hình dạng của chúng.

Hãy gọi tên các nam châm trong Hình 18.2 dựa theo hình dạng của chúng

Trả lời:

Tên các nam châm trong Hình 18.2:

a - Nam châm thẳng.

b - Nam châm chữ U.

c - Kim nam châm.

d - Nam châm đất hiếm.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Từ kết quả Bảng 18.1, em hãy chỉ ra những vật liệu có tương tác với nam châm

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Câu hỏi thảo luận 4 trang 91 Khoa học tự nhiên 7: Từ kết quả Bảng 18.1, em hãy chỉ ra những vật liệu có tương tác với nam châm.

Có phải các vật làm từ kim loại đều tương tác với nam châm?

Từ kết quả Bảng 18.1, em hãy chỉ ra những vật liệu có tương tác với nam châm

Trả lời:

Tiến hành thí nghiệm, ta thu được kết quả Bảng 18.1 như sau:

Bảng 18.1. Bảng kết quả

Vật dng

Vật liệu

Tương tác với nam châm

Không

Cục tẩy

Cao su


X

Quyển vở

Giấy


X

Chìa khoá

Đồng


X

Kẹp giấy

Sắt

X


Bút chì

Gỗ


X

Qua Bảng 18.1, ta rút ra nhận xét:

- Sắt là vật liệu có tương tác với nam châm.

- Không phải các vật làm từ kim loại đều tương tác với nam châm. 

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Mô tả cấu tạo và cách vận hành của máy tách quặng sắt được thể hiện ở hình bên

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Vận dụng trang 92 Khoa học tự nhiên 7: Mô tả cấu tạo và cách vận hành của máy tách quặng sắt được thể hiện ở hình bên.

Mô tả cấu tạo và cách vận hành của máy tách quặng sắt được thể hiện ở hình bên

Trả lời:

Cấu tạo và cách vận hành của máy tách quặng sắt trong hình:

- Cấu tạo: Gồm băng chuyền và trục nam châm.

- Cách vận hành: Quặng hỗn hợp được đổ xuống băng chuyền. Khi đi qua trục nam châm, quặng sắt sẽ được giữ lại và tách ra khỏi các tạp chất khác.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng nào?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Câu hỏi thảo luận 5 trang 92 Khoa học tự nhiên 7: Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng nào?

a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng nào? Các thanh nam châm ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm có nằm cùng một hướng không?

b) Người ta quy ước đầu nam châm chỉ hướng bắc là cực Bắc, chỉ hướng nam là cực Nam. Em hãy xác định các cực của nam châm có trong phòng thí nghiệm.

c) Từ kết quả thí nghiệm Hình 18.3, em hãy nêu cách để xác định cực của nam châm trong Hình 18.2d.

Trả lời:

a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng Bắc - Nam. Chữ N trên thanh nam châm hướng về cực Bắc, chữ S hướng về cực Nam.

Ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm thì nam châm cũng có sự định hướng Bắc – Nam.

b) Các bước tiến hành:

- Bước 1. Treo thanh nam châm vào giá đỡ.

- Bước 2. Chờ đến khi nam châm đứng yên, quan sát phương của thanh nam châm. Đầu nam châm chỉ hướng Bắc là cực Bắc, chỉ hướng Nam là cực Nam.

c) Cách xác định cực của nam châm trong Hình 18.2d:

- Buộc nam châm vào một sợi dây (nếu khó thì sử dụng thêm băng dính) sau đó gắn vào giá đỡ và để nam châm xoay tự do.

- Dần dần cực Bắc của nam châm sẽ hướng về phía Bắc, cực Nam hướng về phía Nam.

- Dùng la bàn để xác định hướng, sau đó đánh dấu 2 cực của nam châm.

Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng nào?

Thí nghiệm khảo sát sự tương tác giữa các cực của nam châm

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Từ các kết quả của thí nghiệm, hãy rút ra kết luận về sự tương tác giữa các cực của nam châm

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Câu hỏi thảo luận 6 trang 93 Khoa học tự nhiên 7: Từ các kết quả của thí nghiệm, hãy rút ra kết luận về sự tương tác giữa các cực của nam châm.

Trả lời:

Sự tương tác giữa các cực của nam châm: cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên cực

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Câu hỏi thảo luận 7 trang 93 Khoa học tự nhiên 7: Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên cực của nam châm khác không?

Trả lời:

Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên cực của nam châm khác được.

Ví dụ: Ta biết cực Bắc của nam châm A thì nó sẽ hút được cực Nam của nam châm B cần xác định, tương tự với cực còn lại.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Vận dụng trang 93 Khoa học tự nhiên 7: Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau. Có thể kết luận gì về hai thanh kim loại này?

Trả lời:

Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau thì trong hai thanh có một thanh là nam châm, thanh còn lại là vật có từ tính.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Có một chiếc kim khâu bị rơi trên thảm, khó nhìn thấy bằng mắt thường

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Bài 1 trang 93 Khoa học tự nhiên 7: Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau thì trong hai thanh có một thanh là nam châm, thanh còn lại là vật có từ tính.

Trả lời:

Cách tìm chiếc kim khâu bị rơi trên thảm: dùng một nam châm di chuyển qua lại trên thảm. Vì kim khâu làm bằng thép nên khi nam châm di chuyển qua, nó sẽ bị nam châm hút lại.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

Vì sao người ta lại chế tạo các đầu của cái vặn đinh ốc (tournevis) có từ tính?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

Bài 2 trang 93 Khoa học tự nhiên 7: Vì sao người ta lại chế tạo các đầu của cái vặn đinh ốc (tournevis) có từ tính?

Vì sao người ta lại chế tạo các đầu của cái vặn đinh ốc (tournevis) có từ tính?

Trả lời:

Người ta chế tạo các đầu của vặn đinh ốc có từ tính để dễ dàng thao tác với các ốc vít nhỏ, siêu nhỏ. Sau khi vặn lỏng các ốc vít này, chúng ta có thể trực tiếp dùng đầu của vặn đinh ốc để hút chúng ra.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm hay khác:

SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nam châm

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 18.

Giải SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nam châm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 50

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nam châm

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Nam châm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nam châm

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 18 (có đáp án): Nam châm

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 18 (có đáp án): Nam châm

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: