Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 9 Bài 1.
Giải Khoa học tự nhiên 9 | No tags
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 9 Bài 1.
Mở đầu trang 6 Bài 1 KHTN 9: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?
Trả lời:
Để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp giúp thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn ta cần:
- Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng (công dụng) của dụng cụ, hóa chất.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm với dụng cụ và hóa chất.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Câu hỏi trang 7 KHTN 9: Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác.
Trả lời:
Đề xuất một cách làm khác: Sử dụng đèn của điện thoại và các tấm chắn sáng có khe hẹp hoặc dùng một tấm bìa đục lỗ nhỏ.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Hoạt động trang 7 KHTN 9: Quan sát điện kế, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo.
Trả lời:
Vạch 0 nằm giữa thang đo để kim điện kế lệch sang phía nào ta cũng có thể đọc được giá trị của dòng điện.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Câu hỏi 1 trang 8 KHTN 9: Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?
Trả lời:
- Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh.
- Lưu ý khi sử dụng phễu:
+ Cần đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên dụng cụ để hứng như chai, lọ, bình tam giác, bình cầu...
+ Khi rót chất lỏng vào phễu để lọc nên lưu ý đừng để chất lỏng bắn lên, không được đổ chất lỏng đầy phễu sẽ khiến phễu dễ bị nghiêng làm chất lỏng tràn ra ngoài. Nên để chất lỏng ít nhất cách miệng giấy lọc khoảng 1 cm.
+ Không sử dụng các vật sắc nhọn làm hỏng bề mặt của phiễu, nếu muốn rửa các chất bẩn bám trên thành phiễu thì có thể dùng axit oxalic loãng.
+ Khi sử dụng tránh đổ vỡ, tránh bị thương vì toàn bộ phễu được làm từ thủy tinh.
- Lưu ý khi sử dụng phễu chiết:
+ Chú ý khi rót chất lỏng vào phễu cần rót từ từ, tránh trường hợp chất lỏng bắn lên có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc với nó.
+ Không đổ chất lỏng đầy phễu, nên để bề mặt chất lỏng cách phễu ít nhất 1 cm để tạo khoảng không, giảm áp lực lên phễu.
- Lưu ý khi sử dụng bình cầu:
+ Vệ sinh bình cầu sau khi sử dụng bằng chổi rửa chuyên dụng.
+ Bảo quản bình cầu bằng cách để đứng sản phẩm trên khay hoặc giá đỡ bình cầu để tránh bể vỡ (đặc biệt là bình cầu đáy tròn không đứng được trên bề mặt phẳng, từ đó dễ bể vỡ hoặc mẻ miệng nếu như không bảo quản đúng cách).
+ Sử dụng bếp chuyên dụng cho bình cầu để nhiệt độ khi đun được phân bố đều cả bình, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Theo dõi nhiệt độ bếp đun bằng nhiệt kế và điều chỉnh cho phù hợp dựa vào độ sôi của từng loại dung dịch.
+ Dùng kẹp cổ bình cầu để nối và cố định nhám nối giữa các sản phẩm, từ đó bảo đảm an toàn cho quá trình thí nghiệm.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Câu hỏi 2 trang 8 KHTN 9: Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần phải dùng lưới tản nhiệt?
Trả lời:
Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, cần phải dùng lưới tản nhiệt vì lưới tản nhiệt giúp nhiệt độ được phân bố đều cả bình, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm hỏng bình.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Hoạt động trang 9 KHTN 9: Sử dụng hóa chất và dụng cụ trong phòng thí nghiệm
Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base.
Trả lời:
|
Thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid |
Thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của base |
Dụng cụ |
Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm. |
Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm. |
Hoá chất |
Dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, Zn viên. |
Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein. |
Thực hiện thí nghiệm |
Thí nghiệm 1: Chứng minh acid làm đổi màu chất chỉ thị - Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy dung dịch HCl loãng và nhỏ một giọt lên mẩu giấy quỳ tím. - Mô tả các hiện tượng xảy ra. Thí nghiệm 2: Chứng minh acid phản ứng với kim loại - Cho một viên Zn vào ống nghiệm, sau đó cho thêm vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch HCl loãng. - Mô tả các hiện tượng xảy ra. |
Thí nghiệm 1: Chứng minh base làm đổi màu chất chỉ thị - Đặt giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy khoảng 1 mL dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm. - Nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím, nhỏ 1 giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaOH. - Mô tả các hiện tượng xảy ra. Thí nghiệm 2: Chứng minh base phản ứng với acid - Cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH vào ống nghiệm, thêm tiếp 1 giọt dung dịch phenolphthalein và lắc nhẹ. - Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm đến khi dung dịch trong ống nghiệm mất màu thì dừng lại. - Mô tả các hiện tượng xảy ra. |
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Câu hỏi 1 trang 9 KHTN 9: Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?
Trả lời:
Lưu ý khi lấy hoá chất:
- Chất rắn dạng bột: Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn dạng bột.
- Chất rắn dạng miếng: Dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.
- Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.
- Hoá chất dùng xong nếu thừa không cho ngược trở lại bình chứa, chỉ lấy lượng hoá chất đủ dùng.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Câu hỏi 2 trang 9 KHTN 9: Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?
Trả lời:
Nhãn hoá chất thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về hoá chất, giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát …
Đọc cẩn thận nhãn hoá chất trước khi sử dụng, không sử dụng hoá chất không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ để đảm bảo an toàn khi sử dụng hoá chất.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Câu hỏi 3 trang 9 KHTN 9: Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?
Trả lời:
Không được tự ý nghiền, trộn hoá chất vì có thể sinh ra các chất độc hoặc gây cháy nổ …
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Câu hỏi 4 trang 9 KHTN 9: Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc, …)?
Trả lời:
Những lưu ý để sử dụng các hoá chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc, …) an toàn:
- Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ.
- Tuyệt đối không làm đổ, vỡ, không để hoá chất bắn vào người, quần áo. Không rót quá đầy đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, dùng đèn cồn xong đậy nắp để tắt lửa.
- Hoá chất trong phòng thực hành cần phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.
- Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
- Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).
- Hoá chất dùng xong nếu thừa không cho ngược trở lại bình chứa.
- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
- Sử dụng kính bảo hộ, gang tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc … để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Hoạt động 1 trang 11 KHTN 9: Em hãy so sánh cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học theo cách thức quy định chung với các bài báo cáo thực hành hay báo cáo thí nghiệm, điều tra mà em đã thực hiện.
Trả lời:
Bài báo cáo một vấn đề khoa học |
Bài báo cáo thực hành |
1. Tiêu đề 2. Tóm tắt 3. Giới thiệu 4. Phương pháp 5. Kết quả 6. Thảo luận 7. Kết luận 8. Tài liệu tham khảo |
1. Tiêu đề 2. Cơ sở lí thuyết 3. Các bước tiến hành 4. Kết quả 5. Đánh giá kết quả |
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Hoạt động 2 trang 11 KHTN 9: Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành và viết báo cáo cho hoạt động này.
Trả lời:
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
1. Cơ sở lí thuyết
a) Công thức tính điện trở: .
Trong đó U (V) là hiệu điện thế dặt vào hai đầu sợi dây dẫn, I (A) là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.
b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng vôn kế. Mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế. Mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
2. Các bước tiến hành
- Chuẩn bị
+ Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
+ Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 - 6V.
+ Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V.
+ Một ampe kế có giới hạn đo 1,5V và độ chia nhỏ nhất 0,01A.
+ Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.
+ Một công tắc.
+ Báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài
- Nội dung thực hành
+ Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của vôn kế và ampe kế.
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
+ Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 – 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.
3. Kết quả đo
a. Tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo
b. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở
Giá trị trung bình của điện trở:
4. Đánh giá kết quả
Nguyên nhân gây ra sự khác nhau giữa các trị số điện trở vừa tính được là do sai số của dụng cụ đo, sai số khi đọc kết quả đo và sai số khi thực hành.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Hoạt động 1 trang 13 KHTN 9: Để thực hiện thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hành, em hãy xây dựng bản trình chiếu trên phần mềm.
Trả lời:
Các em tham khảo mẫu trình chiếu dưới đây:
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Hoạt động 2 trang 13 KHTN 9: Trình bày báo cáo với các bạn trong lớp về một vấn đề khoa học mà em đã lựa chọn.
Trả lời:
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Hoạt động trang 14 KHTN 9: Em hãy thiết kế một báo cáo treo tường để trình bày kết quả của một nghiên cứu khoa học hoặc một bài thực hành mà em đã thực hiện trong môn Khoa học tự nhiên.
Trả lời:
Các em tham khảo:
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Câu hỏi trang 14 KHTN 9: Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thuyết trình báo cáo: sử dụng phần mềm trình chiếu và sử dụng báo cáo treo tường.
Trả lời:
Cách trình chiếu
So sánh |
Sử dụng phần mềm trình chiếu |
Sử dụng báo cáo treo tường. |
Ưu điểm |
- Tạo ra các slide trực quan và hấp dẫn, thu hút sự chú ý. - Tích hợp âm thanh và video. - Có khả năng tạo sự tương tác qua việc sử dụng hyperlinks và bài kiểm tra/câu hỏi. - Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu.- Dễ dàng chỉnh sửa khi phát hiện lỗi sai.- Không phát sinh chi phí in ấn. |
- Lưu giữ được lâu trong tâm trí người đọc. - Văn bản, hình ảnh, bố cục, màu sắc hấp dẫn. - Có thể đọc và suy ngẫm lâu ở phần mình muốn tìm hiểu. - Giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề. |
Nhược điểm |
Không lưu giữ được lâu trong tâm trí người nghe. Cần nhiều thời gian để nghe, nghe theo thứ tự trình bày. |
Mất tiền chi phí in ấn. Khó chỉnh sửa khi phát hiện lỗi sai. Không có khả năng tương tác trực tiếp với người đọc. Cần nhiều không gian trình bày. |
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác: