Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8.
Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều
Xem online sách lớp 8 mới
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
Giải Giáo dục công dân 8 | No tags
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8.
Xem online sách lớp 8 mới
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Khái niệm
- Truyền thống dân tộc: là những giá trị vật chất và tinh thần (tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Tự hào về truyền thống dân tộc: là sự trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.
2. Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp như:
+ Yêu nước, kiên cường;
+ Đoàn kết, nhân nghĩa, yêu chuộng hoà bình;
+ Cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên;
+ Tôn sư trọng đạo, hiếu học,...
3. Giá trị của truyền thống dân tộc
- Truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị quan trọng:
+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc;
+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.
4. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Người Việt Nam luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lòng tự hào về các truyền thống đó được thể hiện thông qua lời nói, hành động, thái độ, cảm xúc,... và được biểu hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, như:
+ Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;
+ Tích cực, sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất;
+ Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng;
+ Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, các giá trị văn hoá của dân tộc;
+ Hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống…
5. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Mỗi người cần tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc bằng những việc làm cụ thể và phù hợp như:
+ Tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; đoàn kết với mọi người và giúp đỡ nhau trong cuộc sống;
+ Tích cực vận động bạn bè, người thân tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc;...
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Khái niệm
- Dân tộc:
+ (Theo nghĩa rộng) Dân tộc là cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước.
+ (Theo nghĩa hẹp) Dân tộc là một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hoá.
- Đa dạng dân tộc: là tính nhiều vẻ, nhiều dạng, biểu hiện khác nhau về sắc tộc, tâm lí, tính cách, truyền thống văn hoá,... của các dân tộc.
- Đa dạng văn hoá: là sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá và nhiều cách biểu đạt văn hoá khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung.
2. Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới
- Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa được biểu hiện thông qua:
+ Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình, tính cách,…
+ Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, phương thức sinh hoạt, chữ viết, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,...
- Nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng: xuất phát từ yếu tố địa lí, chủng tộc, lịch sử hình thành, phát triển,…
Các dân tộc có những đặc trưng riêng về văn hóa (minh họa)
3. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, như:
+ Làm cho văn hoá nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;
+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;
+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hoà bình trên thế giới.
4. Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới cần được thực hiện thông qua những thái độ và việc làm cụ thể, như:
+ Tôn trọng các dân tộc khác, cũng như bản sắc và giá trị văn hoá riêng có của họ
+ Không chê bai, công kích, không phân biệt, kì thị chủng tộc, văn hóa,…
+ Luôn học hỏi lẫn nhau và đối xử với nhau một cách chân thành.
Đoàn đại biểu đại diện các dân tộc Việt Nam trong một lễ kỉ niệm của đất nước
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động
a. Cần cù
- Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ.
- Biểu hiện của cần cù trong lao động:
+ Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.
+ Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
b. Sáng tạo
- Sáng tạo trong lao động là luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới trong quá trình lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.
- Biểu hiện của sáng tạo trong lao động:
+ Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.
+ Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động
- Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người:
+ Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+ Được yêu quý, tôn trọng.
Giáo sư Đặng Văn Ngữ chế tạo ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên (tranh minh họa)
3. Thực hiện lao động cần cù, sáng tạo
- Rèn luyện sự cần cù, sáng tạo, công dân - học sinh cần:
+ Chủ động học tập, lao động.
+ Yêu quý lao động, khiêm tốn tìm hiểu, học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động.
+ Phê phán những biểu hiện lười biếng, ỷ lại trong học tập, lao động.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Khái niệm và sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải
a. Khái niệm:
- Lẽ phải là những điều đúng đắn, được xác định dựa trên những quy ước chung của con người, phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.
- Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ”, xin vua Trần Dụ Tông chém đầu bảy tên nịnh thần
b. Ý nghĩa:
- Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa quan trọng:
+ Giúp con người có cách ứng xử phù hợp;
+ Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội;
+ Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
2. Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải
- Là học sinh, các em cần:
+ Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng dẫn;
+ Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của bản thân theo hướng tích cực;
+ Không chấp nhận và làm những việc sai trái;
+ Lên án, phê phán với những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Khái niệm
- Môi trường: Bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)
- Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
+ Môi trường trong lành góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để giữ cho môi trường trong lành, đảm bảo cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai.
Môi trường trong lành góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân, cơ quan, tổ chức.
+ Nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Tổ chức, cá nhân làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
3. Một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Một số biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển bền vững.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Khai thác hợp lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
+ Phát huy vai trò của cá nhân, cộng đồng trong giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mỗi học sinh cần:
+ Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Tự giác, tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Khái niệm, các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội
a. Khái niệm
- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Bạo lực gia đình (tranh minh họa)
b. Các hình thức bạo lực gia đình
- Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến:
+ Bạo lực tinh thần là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của các thành viên gia đình.
+ Bạo lực về thể chất hay thể xác là những hành vi cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng hoặc gây ra thương tích trên cơ thể các thành viên trong gia đình.
+ Bạo lực về kinh tế là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của gia đình và thành viên trong gia đình.
+ Bạo lực về tình dục là hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, nạo phá thai,...
c. Tác hại của bạo lực gia đình:
- Đối với người bị bạo lực: gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực (sức khoẻ, danh dự, tính mạng, kinh tế,...).
- Đối với gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.
- Đối với xã hội: làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội.
2. Một số quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
- Để phòng, chống bạo lực gia đình, pháp luật nước ta quy định:
+ Nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình; kích động, xúi giục, bao che, dung túng, không xử lí hành vi bạo lực gia đình; cản trở việc khai báo, xử lí hành vi bạo lực gia đình.
+ Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình,...
+ Người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ mức độ khác nhau có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí theo pháp luật dân sự, xử lí theo pháp luật hình sự.
+ Cá nhân, gia đình và các cơ quan tổ chức đều có trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình
a. Phòng ngừa bạo lực gia đình
Để phòng ngừa bạo lực gia đình:
- Mỗi cá nhân cần:
+ Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.
+ Nói không với mọi biểu hiện bạo lực gia đình và các biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, các quan niệm lạc hậu.
+ Có kế hoạch an toàn khi xảy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng: cách liên lạc với bên ngoài, nơi trú ẩn an toàn,.....
- Đối với các tổ chức xã hội:
+ Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.
+ Xử lí nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.
b. Ứng phó với bạo lực gia đình
- Khi bạo lực gia đình xảy ra cần:
+ Nhận diện nguy cơ bạo lực và tránh đi.
+ Tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, không giấu diếm, chia sẻ với người khác để có thể sẵn sàng được giúp đỡ; phát tình huống khẩn cấp: kêu cứu, gọi điện thoại cho người thân, gọi 111, 113,...
+ Chọn chỗ đứng, ngồi an toàn, dễ dàng trốn thoát và đến nơi tạm lánh an toàn.
+ Bình tĩnh và kiềm chế cơn nóng giận; không nên chống cự, đánh lại, chửi lại
+ Ghi lại bằng chứng và gặp gỡ chuyên gia tâm lí.
Nhờ sự trợ giúp của lực lượng chức năng khi xảy ra bạo lực gia đình
- Học sinh cần nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình, phê phán mọi biểu hiện của bạo lực gia đình, tích cực chủ động trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân
a. Khái niệm
- Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định.
b. Phân loại:
- Xét theo lĩnh vực, mục tiêu cá nhân gồm mục tiêu học tập, gia đình, tài chính, sức khoẻ, phát triển kĩ năng, mở rộng quan hệ xã hội, cộng đồng...
Một số mục tiêu cá nhân phân theo lĩnh vực
- Xét theo thời gian thực hiện, có các loại mục tiêu cá nhân:
+ Mục tiêu cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).
+ Mục tiêu cá nhân trung hạn (từ 3 - 6 tháng).
+ Mục tiêu cá nhân dài hạn (trên 6 tháng).
2. Sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân
- Xác định mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng:
+ Giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
+ Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có.
Xác định mục tiêu giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống
3. Cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
a. Cách xác định mục tiêu cá nhân
- Xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Có tính cụ thể: mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể, rõ ràng.
+ Có thể đo lường được: mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình.
+ Có thể đạt được: mục tiêu phải khả thi.
+ Thực tế: mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung của bạn.
+ Có thời hạn cụ thể: mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
Vận dụng nguyên tắc SMART để xác định mục tiêu cá nhân
b. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
- Để lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân, chúng ta cần:
+ Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu đã xác định;
+ Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên;
+ Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết;
+ Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân;
+ Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi;
+ Cam kết thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Khái niệm và sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu
a. Khái niệm
- Kế hoạch chi tiêu là một bản danh sách các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Sự cần thiết
- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết:
+ Giúp chúng ta cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết;
+ Có thể tăng khoản tiết kiệm, chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.
Quản lí chi tiêu giúp ta chủ động tài chính để thực hiện các dự định trong tương lai
2. Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu
- Để lập kế hoạch chỉ tiêu, chúng ta có thể thực hiện theo 5 bước cơ bản như sau:
+ Bước 1. Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có;
+ Bước 2. Xác định các khoản cần chi;
+ Bước 3. Thiết lập nguyên tắc thu, chi;
+ Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu;
+ Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.
- Mỗi cá nhân cần rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí, có kế hoạch nhằm cân đối thu chi hằng tháng, tránh tình trạng chi lớn hơn thu.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại và nguy cơ dẫn đến tai nạn
- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại thường xảy ra trong đời sống là:
+ Nổ súng, nổ bom, nổ mìn, nổ pháo; nổ bình ga;….
+ Cháy nhà, cháy rừng;…
+ Ngộ độc thuốc trừ sâu, thuỷ ngân;..
- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:
+ Bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh và việc tàng trữ, sử dụng. buôn bán, vận chuyển trái phép bom, mìn, vũ khí, đạn, pháo.
+ Cách bảo quản hoá chất và sử dụng hoá chất độc hại,... không đúng quy định.
+ Vứt tàn thuốc lá bừa bãi; chập điện; hàn, khò các vật liệu dễ cháy; đốt hương (nhang), vàng mã; sang chiết ga,... không an toàn.
Để đồ vật, chất dễ cháy gần thiết bị điện là một nguyên nhân dẫn đến tai nạn cháy, nổ
2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại
- Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:
+ Tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng.
+ Thiệt hại về tài sản, kinh tế của cá nhân, gia đình, xã hội.
+ Gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Ngộ độc thực phẩm gây tổn hại đến sức khỏe của con người
3. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta quy định:
+ Nghiêm cấm các hành vi sản xuất, chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, thu gom, chiếm đoạt, sử dụng hoặc mua bán trái phép các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại.
+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước mới được phép giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại.
+ Cá nhân, tổ chức, cơ quan có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận, đồng thời, đảm bảo đủ các phương tiện cần thiết và tuân thủ quy định về an toàn.
Cấm tàng trữ, vận chuyển vũ khí, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ
4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Tuyên truyền và nhắc nhở cho người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.
1. Tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
- Lao động tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập cho con người
2. Pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên
a. Một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân
- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để lựa chọn việc làm, nơi làm việc; lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Mọi công dân có quyền nâng cao trình độ, được hưởng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, có quyền từ chối các công việc có nguy cơ đe đoạ đến sức khoẻ, tỉnh mạng.
- Mỗi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và góp phần duy trì, phát triển xã hội.
Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
b. Một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên
- Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
- Lao động chưa thành niên có quyền được quan tâm chăm sóc về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động, được học văn hoá, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề; được làm việc theo đúng thời gian quy định.
- Lao động chưa thành niên có nghĩa vụ thực hiện các công việc ở nơi làm việc phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách.
3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và nội của hợp đồng lao động
a. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động
* Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động:
- Người lao động có quyền:
+ Thoả thuận các nội dung của hợp đồng lao động;
+ Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.
- Người lao động có nghĩa vụ:
+ Cung cấp các thông tin; thực hiện hợp đồng lao động;
+ Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.
Một số quyền lợi của người lao động
* Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động có quyền:
+ Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giảm sát lao động;
+ Khen thường và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
+ Thực hiện hợp đồng lao động
+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
Người sử dụng lao động có quyền khen thưởng nhân viên
b. Một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
4. Trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động
- Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình, mỗi học sinh cần:
+ Chăm chỉ học tập, trau dồi tri thức.
+ Tích cực làm các công việc nhà để giúp đỡ gia đình.
+ Chủ động tham gia các hoạt động lao động ở lớp, trường và cộng đồng.
+ Quý trọng lao động của bản thân và tôn trọng lao động của người khác.
Học sinh cần chủ động tham gia các hoạt động lao động ở lớp, trường và cộng đồng
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:
VietJack cập nhật PDF nội dung Sách lớp 8 Kết nối tri thức đầy đủ, mới nhất năm học 2023 - 2024 các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học. Dưới đây là bản PDF tất cả các môn 8 sách mới gửi đến bạn đọc:
VietJack cập nhật PDF nội dung Sách lớp 8 Cánh diều đầy đủ, mới nhất năm học 2023 - 2024 các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học. Dưới đây là bản PDF tất cả các môn 8 sách mới gửi đến bạn đọc:
VietJack cập nhật PDF nội dung Sách lớp 8 Chân trời sáng tạo đầy đủ, mới nhất năm học 2023 - 2024 các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học. Dưới đây là bản PDF tất cả các môn 8 sách mới gửi đến bạn đọc: