Soạn bài Con chào mào - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Con chào mào ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Con chào mào - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Con chào mào

Bố cục

Xem thêm Bố cục Con chào mào

Đọc văn bản

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Màu lông của chào mào đốm trắng mũ đỏ, không gian tĩnh lặng vang lên tiếng chim hót.

Câu 2 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Nhân vật muốn giam giữ con chim, muốn độc chiếm cái đẹp thiên nhiên làm của riêng. Mang theo nắng gió, cây xanh để níu giữ thế nhưng nhân vật hiểu ra chỉ có tự do khiến con chim thích thú.

Câu 3 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Vì nhân vật hiểu ra cách ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải ích kỉ, hẹp hòi.

Câu 4 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Dòng thơ triu… uýt… huýt… tu hìu… lặp lại hai lần nhằm mạnh tiếng hót trong trẻo của chào mào khi được tự do thỏa thích giữa thiên nhiên.

Câu 5 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Mỗi lần hè đến là hoa phượng lại nở. Là khoảnh khắc chuyển giao năm học cũ sang năm học mới nên lần nào thấy chúng lòng em đều xốn xang. Những bông hoa rực cháy giữa màu xanh tươi mát của lá. Thay vì hái mang về nhà để rồi nhìn chúng lụi tàn dần thì em lựa chọn ngắm nhìn trên cao. Tuy nó ở trên cây cũng sẽ rụng nhưng là để tái sinh thêm những lần sau. Sau này, sẽ có thật nhiều mùa phượng rực rỡ hơn nữa.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 60 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 60 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 60 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Miêu tả nhân vật trong truyện kể

- Ngoại hinh: dáng vẻ bề ngoài.

- Hành động: những cử chỉ, việc làm, là cách ứng xử với bản thân và thế giới xung quanh.

- Ngôn ngữ: lời nói (độc thoại, đối thoại)

- Thế giới nội tâm: cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ.

 Mở rộng thành phần chính cảu câu bằng cụm từ

- Dùng cụm từ làm thành phần chính có thể cung cấp nhiều thông tin hơn.

- Tiêu biểu là cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Cô bé bán diêm (trang 61-65) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Cô bé bán diêm trang 61, 62, 63, 64, 65 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Cô bé bán diêm (trang 61-65) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Cô bé bán diêm

Bố cục

Xem thêm Bố cục Cô bé bán diêm

Trước khi đọc

1 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Chú bé mang pyjama sọc là một tiểu thuyết của nhà văn người Ireland John Boyne, viết dưới góc nhìn của một cậu bé 9 tuổi – Bruno. Khi Bruno chuyển đến một nơi khác, cậu cảm thấy buồn bã. Và rồi cậu tìm được một người bạn đặc biệt ở "phía bên kia hàng rào" - là Shmuel, một cậu bé Do Thái ở Ba Lan bị Đức Quốc xã bắt đến trại tập trung. Lý do mà nhà cậu phải chuyển đến đây là do cha cậu phải phục vụ cho kế hoạch quân sự trừng phạt những người Do Thái của tên trùm phát xít – Adolf Hitler trong bối cảnh Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Tình bạn giữa họ nảy nở và cuộc hành trình bắt đầu xảy ra.

2 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Tình bạn nảy nở giữa Bruno và Shmuel bất kể có khác nhau về địa vị, giai cấp và cả dãy hàng rào ngăn cách hai thế giới là minh chứng sống động nhất cho thấy giữa người và người không hề có khoảng cách, chúng ta đều là con người bình đẳng như nhau.

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Giày vải rộng mẹ để lại bị làm mất: một bị xe nghiến, một bị thắng bé lượm được.

- Chiếc tạp dề cũ kĩ;

Dự đoán (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Cô bé sẽ ngất lịm trong cái rét và thờ ơ của mọi người.

Theo dõi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Gia sản tiêu tán, chui rúc trong một xó tối tăm.

Theo dõi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Đây là những hình ảnh trong mơ:

- Lần 1: Lò sưởi bằng sắt.

- Lần 2: Bàn ăn.

- Lần 3: Cây thông Nô-en.

- Lần 4: Bà đang mỉm cưởi.

- Lần 5: Hai bà cháu vụt bay lên cao.

Theo dõi (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trình tự hợp lí: Lò sưởi bằng sắt → Bàn ăn → Cây thông Nô-en → Bà đang mỉm cưởi.

Đối chiếu (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Câu chuyện xảy ra như đúng dự đoán của em.

Theo dõi (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Em bé không được quây quần bên gia đình đón giao thừa.

- Em bé không được sắm quần áo mới.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người kể chuyện ngôi thứ ba.

Câu 2 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Đó là một đêm giao thừa gió rét dữ dội;

- Cô bé không dám về nhà vì sợ cha đánh khi chưa bán được que diêm nào.

Câu 3 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Ngoại hình của cô bé bán diêm: đầu trần, chân đất, tạp dề cũ kĩ.

- Đó là một cuộc sống nghèo khổ, đói rét, thiếu tình thương.

Câu 4 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Lần 1: Lò sưởi bằng sắt → Sưởi ẩm

- Lần 2: Bàn ăn → Ăn no

- Lần 3: Cây thông Nô-en → Tổ ấm

- Lần 4: Bà đang mỉm cưởi → Tình yêu thương

Câu 5 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người kể chuyện bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm và yêu thương, trân trọng dành cho cô bé. Nó được thể hiện qua cách miêu tả ngoại hình khổ sở, hoàn cảnh đáng thương của cô bé,…

Câu 6 trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người đi đường thờ ơ, vô cảm hoặc họ đang muốn nhanh chóng trở về gia đình của mình…

Câu 7* trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Sự tương phản giữa cảnh đoàn tụ của các gia đinh đêm giao thừa với tình cảnh đói rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm: nhấn mạnh tình cảnh đáng thương, tội nghiệp.

- Sự tương phản quá khứ hiện tại: cuộc sống bất hạnh của cô bé.

- Sự tương phản ảo ảnh với thực tại nghiệt ngã: xót xa, thương cảm dành cho em bé chịu cảnh đói rét.

Câu 8 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Truyện không giống những câu chuyện cổ tích khác vì để cô bé bán diêm chết ngoài đường. Thế nhưng cách giải thoát cho cô bé là để cô ra đi như một thiên thần với bà lên cao.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Xin chào cụ An-đéc-xen, cháu rất thích câu chuyện của cụ. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm thật tội nghiệp. Tuổi bé nhưng lại là lao động chính trong gia đình. Cháu cũng như cụ thật đau xót khi chứng kiến cảnh cô bé ngất lịm giữa đêm đông. Cháu hi vọng sẽ có một giải pháp nào đó để giúp đỡ những hoàn cảnh như vậy.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 66 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Cụm danh từ lớp 6 trang 66 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 66 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Cụm danh từ

Câu 1 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Khách qua đường, lời chào hàng của em

b. Tất cả các ngọn nến, những ngôi sao trên trời

Câu 2 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Cụm danh từ “những bức tường dầy đặc” → Bức tường màu hồng, bức tường bê tông, bức tường xấu xí,…

Câu 3 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Chủ ngữ em bé đáng thương, bụng đói rét và một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất chỉ ra đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương so với chủ ngữ em bé và em gái

→ Bộc lộ thái độ thương cảm, xót xa.

Câu 4 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Gió → Một làn gió mạnh

b. Lửa → Ngọn lửa dịu

Câu 5 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Hai bà cháu gặp nhau trong một khung cảnh bất đắc dĩ giữa đêm đông giá rét.. Cô cháu gái rách rưởi, co ro nhìn bà với đôi mắt đẫm lệ. Còn người bà hiền từ, nhẹ nhàng ôm cháu vào lòng vỗ về. Lâu lắm rồi, cô bé mới cảm nhận được hơi ấm, tình yêu thương từ người bà yêu dấu. Cảnh tượng này khiến ai nấy đều buồn lòng và xúc động.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Gió lạnh đầu mùa (trang 67, 73, 74) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Gió lạnh đầu mùa trang 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Gió lạnh đầu mùa (trang 67, 73, 74) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Gió lạnh đầu mùa

Bố cục

Xem thêm Bố cục Gió lạnh đầu mùa

Trước khi đọc

1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Em từng được lớp trưởng hướng dẫn giải bài toán khó.

2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện liên quan đến mùa đông, sự lạnh lẽo.

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Đất khô trắng, gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ thổi lá khô lạo xạo.

- Trời màu trắng đục.

- Lá cây lan rung động, sắt lại vì rét.

Dự đoán (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần sau.

Theo dõi (trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ.

- Môi tím lại, da thịt thâm đi.

- Mỗi cơn gió đến, chúng run lên, hàm răng đập vào nhau.

Theo dõi (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Co ro đừng bên cột.

- Manh áo rách tả tơi, hở lưng và tay.

Theo dõi (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Sơn thấy động lòng thương Hiên – một ý nghĩ tốt xuất hiện – mang áo bông cũ cho Hiên.

Theo dõi (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Vú già hỏi về việc đem chiếc áo bông cũ cho Hiên và nếu để mợ biết thì sẽ bị mắng.

- Chị em Sơn ngạc nhiên, hoảng hốt, đổ tội lẫn nhau vì đem cái áo ấy đi cho.

Dự đoán (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Theo em, mẹ Sơn có phạt vì mẹ Sơn rất yêu quý chiếc áo bông cũ đó nên mới không vứt đi.

Đối chiếu (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Em không đoán đúng.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người kể ngôi thứ ba.

Câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nhà Sơn giàu, còn các nhỏ nghèo nhưng Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với các bạn;

- Hăm hở chạy về nhà lấy áo đem cho Hiên.

→ Lòng nhân hậu, trong sáng của trẻ thơ.

Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo bông cũ của Duyên: nhớ em, cảm động và thương nhớ em…

- Khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên: động lòng thương như ban sáng Sơn thương nhớ em Duyên…

→ Sơn giàu tình cảm, giàu trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương mọi người.

Câu 4 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Sơn thấy trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui → Sự vui vẻ, hạnh phúc khi trao tặng yêu thương, chia sẻ tới mọi người.

Câu 5 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Theo em thì không bởi vì Sơn là một em nhỏ ngây thơ sợ mẹ mắng và Sơn hiểu mẹ rất quý chiếc áo đấy nên mới đi đòi lại.

Câu 6 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Mẹ Hiên tuy nghèo khổ nhưng cư xử đứng đắn, tự trọng khi trả lại áo.

- Mẹ Sơn điều kiện khá giả, cư xử nhân hậu, tế nhị khi cho tiền may áo khác.

Câu 7 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Em thích những đoạn văn này vì chúng giúp em hiểu thiên nhiên, khung cảnh đang diễn ra, đó cũng là lí do Sơn hành động như thế và thấy được cảm nhận tinh tế trong tâm hồn Sơn.

Câu 8 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

*Giống: Hoàn cảnh nghèo khổ, quần áo rách rướm…

*Khác:

- Cô bé bán diêm:

+ Mồ côi mẹ, phải tự kiếm sống.

+ Không có ai để chia sẻ.

+ Không nhận được yêu thương.

- Hiên:

+ Mồ côi cha, không phải tự đi kiếm ăn.

+ Có bạn bè chơi đùa cùng.

+ Nhận được sự quan tâm của nhà Sơn.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Sơn là một nhân vật đầy thú vị. Trong Sơn có sự nhạy cảm tinh tế qua cách cậu quan sát vạn vật xung quanh. Cách thiên nhiên chuyển mình cũng được Sơn cảm nhận trọn vẹn đầy đủ. Không chỉ vậy, Sơn còn là một cậu bé tràn đầy lòng nhân ái. Khi thấy Hiên rách rưới, Sơn buồn thương nên đã đem chiếc áo của Duyên tặng cho Hiên. Vì quá muốn giúp đỡ Hiên nên cậu không để ý đến hậu quả sẽ bị mẹ trách móc. Tuy còn nhỏ nhưng Sơn vẫn sáng ngời bởi tầm lòng nhân hậu của mình.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 74 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Cụm động từ và cụm tính từ lớp 6 trang 74 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 74 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Cụm động từ và cụm tính từ

Câu 1 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

vẫy hai con lại gần” → vẫy chào cả nhà, vẫy tay, vẫy đuôi mừng rỡ,…

Câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Nhìn (động từ trung tâm) ra ngoài sân (bổ sung hướng, địa điểm)

thấy (động từ trung tâm) đất khô trắng (bổ sung đối tượng)

b. lật (động từ trung tâm) cái vỉ buồm (bổ sung đối tượng)

lục (động từ trung tâm) đống quần áo rét (bổ sung đối tượng)

c. hăm hở (bổ sung cách thức) chạy (động từ trung tâm) về nhà lấy áo (bổ sung hướng, địa điểm)

Câu 3 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

(1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đnag ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống→ thông báo mỗi chuỗi hoạt động kế tiếp.

(2) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van→ nguyên nhân – kết quả.

Câu 4 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

nứt nẻ những đường nho nhỏ” → đã nứt nẻ hết, nứt nẻ bàn tay, nứt nẻ lắm…

Câu 5 trang 74,75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. trong (tính từ trung tâm) hơn mọi hôm (bổ sung ý nghĩa so sánh)

b. rất (bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ) nghèo (tính từ trung tâm)

Câu 6 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Trời rét đậm.

b. Tòa nhà cao nhất thị trấn này.

c. Cô ấy đẹp rạng ngời.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em (trang 77) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em (trang 77) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài: Chia tay mái trường Tiểu học.

b. Tìm ý 

- Em nhớ và định kể lại kỉ niệm: Buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.

- Câu chuyện cụ thể như sau:

+ Đến lớp thật sớm, quan sát mọi thứ xung quanh.

+ Không khí của lớp học trầm lặng.

+ Cô giáo lần cuối điểm danh mọi người.

- Kỉ niệm ấy sâu sắc, đáng nhớ vì đánh dấu kết thúc 5 năm học ở trường tiểu học, chuyển sang cấp học mới, môi trường mới.

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu khái quát về kỉ niệm: Nhớ như in cái ngày cuối cùng tại trường tiểu học của mình, giây phút phải chia xa mọi người.

- Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm.

+ Tôi đi học thật sớm, nhìn kĩ lại trang phục, đồ dùng của mình. Cảm giác khó tả khi chuẩn bị không còn là học sinh tiểu học.

+ Trên đường đến trường quen thuộc, nhìn kĩ khung cảnh thấy man mác buồn.

+ Vào lớp học, quan sát bạn bè vui cười, hồn nhiên trêu đùa.

+ Cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp, dặn dò cả lớp.

+ Lần cuối cùng, cô điểm danh sĩ số, ai nấy đều rưng rưng, chạy ôm lấy cô.

- Kết bài: Cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó.

+ Đó là giây phút tuyệt đẹp nhất trong những năm tháng học lớp 5.

+ Khoảng khắc chấm dứt cấp tiểu học, chuyển sang giai đoạn mới, bước vào lớp 6.

2. Viết bài

Thời gian trôi qua nhanh, ngày nào tôi còn bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ, từng bước chậm rãi đi qua cánh cổng trường tiểu học. Vậy mà nay tôi đã đi học lớp 6, làm quen với một môi trường mới hoàn toàn. Một trong những trải nghiệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất.nNhìn phù hiệu trường tiểu học A sao mà thân thương thế! Chỉ còn vài giờ nữa thôi, tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa mà trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu. Nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, không biết nói gì.

Trên đường tới lớp, con đường vẫn đông đúc như mọi khi. Hàng cây xanh mướt hai bên đường như đang trùng xuống. Tôi cứ có cảm giác mọi thứ đang trôi chậm lại. Trường tiểu học của tôi tuy không rộng rãi, khang trang thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc. Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay tôi đến trường sớm hơn mọi ngày vì đây là buổi học đặc biệt.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, trêu đùa nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình biết.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi mà chỉ bước vào và im lặng. Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi.

Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc. 

Đó là giây phút tuyệt đẹp nhất trong những năm tháng học lớp 5. Khoảng khắc chấm dứt cấp tiểu học, tôi chuyển sang giai đoạn mới, bước vào lớp 6 – môi trường mới. Tôi dặn lòng sẽ học hành thật tốt để không khỏi tiếc nuối những tháng ngày ở cấp một.

3. Chỉnh sửa bài viết

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm ...

- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm ... ngắn nhất:

Soạn bài (Nói và nghe trang 82) Kể về một trải nghiệm của em - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Kể về một trải nghiệm của em trang 82, 83 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 82) Kể về một trải nghiệm của em - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Đọc lại nhiều lần bài viết của mình.

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

Thời gian trôi qua nhanh, ngày nào tôi còn bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ, từng bước chậm rãi đi qua cánh cổng trường tiểu học. Vậy mà nay tôi đã đi học lớp 6, làm quen với một môi trường mới hoàn toàn. Một trong những trải nghiệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất.nNhìn phù hiệu trường tiểu học A sao mà thân thương thế! Chỉ còn vài giờ nữa thôi, tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa mà trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu. Nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, không biết nói gì.

Trên đường tới lớp, con đường vẫn đông đúc như mọi khi. Hàng cây xanh mướt hai bên đường như đang trùng xuống. Tôi cứ có cảm giác mọi thứ đang trôi chậm lại. Trường tiểu học của tôi tuy không rộng rãi, khang trang thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc. Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay tôi đến trường sớm hơn mọi ngày vì đây là buổi học đặc biệt.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, trêu đùa nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình biết.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi mà chỉ bước vào và im lặng. Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi.

Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc. 

Đó là giây phút tuyệt đẹp nhất trong những năm tháng học lớp 5. Khoảng khắc chấm dứt cấp tiểu học, tôi chuyển sang giai đoạn mới, bước vào lớp 6 – môi trường mới. Tôi dặn lòng sẽ học hành thật tốt để không khỏi tiếc nuối những tháng ngày ở cấp một.

3. Sau khi nói

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm ...

- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm ... ngắn nhất:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 83 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 83 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 83 - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

                    Văn bản

Đặc điểm

Cô bé bán diêm

Gió lạnh đầu mùa

Thể loại

Truyện ngắn

Truyện ngắn

Nhân vật

Cô bé bán diêm, bà,…

Sơn, chị Sơn, mẹ Sơn, vú già, Hiên,…

Người kể chuyện

Ngôi thứ 3

Ngôi thứ 3

2 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam

a. Người kể chuyện ngôi thứ ba.

b. Tóm tắt cốt truyện: Gia đình Sơn là một nhà khá giả so với những nhà xung quanh. Hôm đó, gió mùa về, không khí lạnh khắp nơi. Khi Sơn và chị Sơn ra chơi cùng đám trẻ nhà nghèo thì phát hiện ra Hiên mặc quần áo rách rưới. Thế là hai chị em chạy về lấy áo bông của Duyên – em gái đã mất của Sơn – đem cho Hiên. Sau đó, hai chị em nghe vú già nói rằng nếu để mẹ phát hiện chiếc áo đã mất thì hai chị em sẽ bị ăn mắng. Sơn và chị nhanh chóng đi đòi lại chiếc áo nhưng không được. Hai người đành về nhà. Về đến nhà thì thấy mẹ Hiên đang trả lại chiếc áo. Mẹ Sơn sau đó có đưa tiền cho mẹ Hiên để mua áo mới cho Hiên. Cuối cùng là hai chị em đều không bị mắng.

c. Phân tích đặc điểm nổi bật ở một nhân vật mà em yêu thích: Sơn là một cậu bé giàu lòng nhân ái, giàu lòng trắc ẩn. Nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn, cậu đã ngay lập tức giúp đỡ mà không suy nghĩ gì đến hậu quả. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Lắc-ki thực sự may mắn trang 83 - 84 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn trang 83 - 84 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Lắc-ki thực sự may mắn trang 83 - 84 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Lắc-ki thực sự may mắn

Bố cục

Xem thêm Bố cục Lắc-ki thực sự may mắn

Khi đọc văn bản, các em cần chú ý:

- Tính chất gây tò mò của nhan đề Chuyện con mèo dạy hải âu bay ở chỗ tại sao con mèo không biết bay lại có thể dạy một con chim hải âu bay được.

- Những sự kiện chính được kể lại trong chương VI. Lắc-ki thực sự may mắn:

+ Anh-xtanh đọc sách tìm ra phương pháp giúp Gióc-ba dạy bay nhưng hải âu không muốn.

+ Mét-thiu chế nhạo khiến hải âu hiểu lầm lũ mèo.

+ Gióc-ba giúp hiểu ra được tình yêu thương của lũ mèo dành cho hải âu.

- Đặc điểm của hai nhân vật Gióc-ba và Lắc-ki:

+ Gióc-ba nhân ái, giàu lòng yêu thương Lắc-ki.

+ Lắc-ki trẻ con, hết mực yêu quý lũ mèo, coi đó là gia đình thân thiết.

- Ý nghĩa những lời giảng giải của Gióc-ba với Lắc-ki ở đoạn kết:

+ Chấp nhận, thấu hiểu điểm khác biệt của bản thân và của người khác.

+ Yêu quý đồng loại và cả những kẻ khác mình.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác: